Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn cặp mắt nảy lửa
Trong câu văn "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc các bắp thịt cuồn cuộn hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa , ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
a. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc?
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ này.
câu văn trên trích trong văn bản vượt thác của tác giả võ quảng đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.Dượng hương thư là một người có ngoại hình khỏe mạnh,cường tráng."Các bắp thịt cuồn cuộn,hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa",các chi tiết này thể hiện dượng hương thư đang dồn hết sức lực vào cuộc vượt thác đầy cam go.Hình ảnh so sánh dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc cho thấy dượng vững chãi như một bức tượng hoàn chỉnh,ko dễ gục ngã và vô cùng cường tráng,mạnh mẽ.Ngoài ra,phép so sánh dượng với chàng hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ là một hình ảnh đẹp,thể hiện sự oai phong,lẫm liệt,dũng mãnh của con người trước thiên nhiên.
a.So sánh
b. Tác dụng :khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động (pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào,...);
+ So sánh Dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.
+ So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
+ So sánh Dượng Hương Thư khi vượt thác “khác lúc ở nhà…nói năng nhỏ nhẻ, nhu mì” để càng làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của nhân vật.
=> Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.
Trong câu "cặp mắt nảy lửa" có biện pháp tu từ gì không ạ
nhân hóa nhé , không có mắt nào này lửa đc đâu !
nhưng câu đó chỉ cập mắt có ánh nhìn khó chịu
Nhân hóa (chắc vậyyy chứ khoogn chắc ạ)
chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn sau
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng bạnh ra , cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn giáo giống như 1 hiệp sĩ của oai linh hùng vĩ
Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư ( DHT ) khi đang vượt thác sử dụng thành công phép so sánh. Đoạn văn có 2 phép so sánh :
+ DHT như một pho tượng đồng đúc
+ Ghì trên ngọn sào ... hùng vĩ
=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh ấy có t/ dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. DHT so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' DHT với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu văn:''Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.''
-xác định :
+ vế 1: Dượng Hương Thư...ngọn sào
+vế 2: một ... hùng vĩ
+ từ so sánh : giống như
-tác dụng: lm nội bật sức khỏe, cơ bắp, khuôn mặt của Dượng Hương Thư
Trong câu “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi ”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
Tham khảo!
- phép tu từ nói giảm nói tránh "nhắm mắt đi xuôi".Cách nói này góp phần làm giảm đi sự đau thương, mất mát cho sự ra đi của ông Sáu
Tham khảo
-Phép tu từ nói giảm nói tránh "nhắm mắt đi xuôi".Cách nói này góp phần làm giảm đi sự đau thương, mất mát cho sự ra đi của ông Sáu
Biện pháp tu từ:Nói giảm,nói tránh.
Tác dụng:Giảm sự đau thương.
Những động tác thả sào , rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt , quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
A/ Nêu nội dung chính của đoạn
B/ Chỉ rõ biện pháp tu từ đc sử dụg trog đoạn văn? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
A)miêu tả Dượng Hương Thư đang cố gắng vượt qua thác
B)Mình cũng 0 biết
Câu văn in đậm trong tác phẩm sống chết mậc bay sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ liệt kê Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
BPTT: so sánh "như"
Tác dụng:
- làm câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và miêu tả rõ hơn hình ảnh những đám mây, phương Tây.
- qua đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, làm câu văn hay hơn.
Tìm và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn trích sau:
Những động tác thả sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên.Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Trong đoạn văn trên, Võ Quảng đã sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp rắn rỏi của người lao động bình dân trong cuộc chèo thuyền vượt thác. Dượng Hương Thư với những hành động nhanh, chắc chắn, khỏe mạnh đã tô đậm hình tượng của người lao động. Với phép so sánh "nhanh như cắt" đã làm sinh động những động tác của nhân vật. Với phép so sánh "như pho tượng đồng đúc", "như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh" đã làm nổi bật vẻ đẹp của Dượng Hương Thư. Đó không chỉ là người lao động bình thường mà như một hiệp sĩ, một người anh hùng giữa đời thường.