Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phuong Linh Ngthi
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 21:01

Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

sensei [Zen-kun]
Xem chi tiết
😈tử thần😈
2 tháng 5 2021 lúc 20:47

câu 1 Để xây dựng 1 chính quyền tự chủ Khúc Hạo đã xây dựng đường lối tự chủ cốt sao cho dân chúng được yên vui, ông làm những việc lớn như:

chia lại khu vực hành chính

 cử người trông coi mọi việc đến tận xã

 định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc

lập lại sổ hộ khẩu

câu 2 ko bt làm 

câu 3 

Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược

Chủ động đón đánh quân Nam Hán

Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm

câu 4

Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

Độc đáo:

 Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống... 

câu 5 

diễn biến

Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta
Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên
Lưu Hoằng Tháo lọt vào trận địa mai phục của ta
Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại

Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển

kết quả : Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị giết chết

vua Nam Hán hạ lệnh rút quân 

=> Cuộc kháng chiến giành thắng lợii hoàn toàn


câu 6 ko bt làm

YẾN  NGUYỄN
Xem chi tiết

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Phong Thần
5 tháng 5 2021 lúc 20:32

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Mun Tân Yên
5 tháng 5 2021 lúc 20:32

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo.

- Bố trí trận địa cọc ngầm.

Edogawa
Xem chi tiết
Valt Aoi
27 tháng 4 2022 lúc 15:34

Tham khảo

Chủ động đón đánh quân xâm lược: Phân tích được thế mạnh, thế yếu của quân Nam Hán.

Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông. Chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thủy chiến.

9- Thành Danh.9a8
27 tháng 4 2022 lúc 15:34

THAM KHẢO:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

– Quân ta chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

– Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.

– Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc thuỷ triều xuống..

★彡✿ทợท彡★
27 tháng 4 2022 lúc 15:37

- Quyền sai hàng loạt binh lính xuống sông đóng cọc

- Lợi dụng thủy triều xuống rất gấp , cọc loedn vạt nhọn đầu bít sắt sẽ nhô lên

- Thuyền định to và là tàu chiến sẽ bị đầu bít sắt chọc thủng thân tàu

- Khi tàu chiến của địch đã học , các tàu nhỏ của Quyền sẽ giết hàng ngàn binh lính tinh nhuệ của địch

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 11 2017 lúc 8:40
Chính trị Quân sự Ấp chiến lược, bình định
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Nổi bật là phong trào của đội quân "Tóc dài" các tăng ni, phật tử chống sự kì thị đàn áp của tôn giáo của chính quyền Diệm ... phong trào của học sinh sinh viên làm vùng "Hậu cứ" của địch Những năm 1961-1962 quân ta đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch vào căn cứ cách mạng ở chiến khu D căn cứ U Minh, Tây Ninh Diễn ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch
Ngoo Thii Thuu Hienn
Xem chi tiết
kodo sinichi
16 tháng 3 2022 lúc 11:12

tham khảo :))

Cuộc kháng chiếnÂm mưu của địchNhững thắng lợi quyết địnhNgười lãnh đạo

 

 

 

 

 

Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ( thế kỉ XIII )

Biến nước ta thành 1 phần lãnh thổ của chúng, và vơ vét tài nguyên

- cuộc tổng tấn công ở Đông Bộ Đầu

- Trận ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết

-trận trên sông Bạch Đằng

Trần Quốc Tuấn
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 16:47

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).

Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.

Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).

Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.

Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

thám tử lừng danh cô đơn
Xem chi tiết
Liễu Lê thị
23 tháng 12 2021 lúc 21:47

Caau3 

a) Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

- Tổ chức một số kì thi.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giao-duc-va-van-hoa-thoi-ly-c82a13722.html#ixzz7FsjhCJUR

Liễu Lê thị
23 tháng 12 2021 lúc 21:48

Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

- Cấp triều đình:

+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.

ND chính

Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-cung-co-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a13730.html#ixzz7FsjzbSrD

Liễu Lê thị
23 tháng 12 2021 lúc 21:49

Câu 4. 

Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

- Cấp triều đình:

+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.

ND chính

Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-cung-co-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a13730.html#ixzz7FsjzbSrD