Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế
B. Dùng vôn kế
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế
B. Dùng vôn kế
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
Chọn D. Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.
1. Tại sao nói: Dòng điện có tác dụng từ? Để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chay qua ta dùng quy tắc nào? Em hãy phát biểu quy tắc đó.
2. Em hãy nêu các cách để nhận biết 1 thanh kim loại có phải là nam châm không?
3. Em hãy nêu các cách để nhận biết cực của 1 nam châm?
4. Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường.
5. Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện gọi là lực gì? Để xác định chiều của lực đó ta dùng quy tắc nào?
1: Vì dòng điện có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm, làm kim nam châm lệch khỏi hướng bắc nam.Để xác định chiều của đường sức từ trng lòng ống dây có dòng điện chạy qua ta dùng quy tắc nắm tay phải. Quy tắc nắm tay phải: nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
2: Lấy một thanh sắt. Từ từ đưa thanh kim loại cần nhận biết đó vào gần thanh sắt. Nếu thanh kim loại đó hút thanh sắt thì thanh kim loại đó là nam châm.
3: Lấy thêm 1 nam châm khác có chỉ rõ cực bắc nam(nam châm 2). Đưa lần lượt 2 cực của thanh nam châm 2 vào 1 cực của thanh nam châm cần xác định(nam châm 1). Nếu cực bắc của thanh nam châm 2 hút 1 cực của thanh nam châm 1, thì cực của thanh nam câm 1 ấy là cực nam. Cực còn lại là cực bắc.
4: Từ trường tồn tại ở không gian xung quanh thanh nam châm, xung quanh dòng điện. Cách nhận biết từ trường: đưa từ từ 1 kim nam châm vào không gian cần xác định. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng nam bắc thì chứng tỏ không gian ấy có từ trường và ngược lại.
5: Lực đó được gọi là lực điện từ. Để xác định chiều của lực đó, ta dùng quy tắc bàn tay trái.
Chúc bạn học tốt.
Không gian có từ trường khác với không gian không có từ trường ở điểm nào?
A, Không gian có từ trường gây ra lực từ tác dụng lên nam châm khác
B, Không gian có từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm
C, Không gian có từ trường có thể nhận biết bằng các giác quan
D, Không gian có từ trường làm cho kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc-Nam
Chào mọi người, e có thắc mắc: 'Làm thế nào nhận biết được lực nào làm cho trục quay theo chiều kim đồng hồ và lực nào làm cho trục quay ngược kim đồng hồ',e xin cảm ơn ạ.
Em xem điểm đặt của trục quay ở đâu và hướng của lực như thế nào.
Tưởng tượng nếu lực tác dụng vào điểm đó thì thanh sẽ quay cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
Câu nào dưới đây nói về từ trường là không đúng ?
A. Xung quanh mỗi nam châm đều tồn tại một từ trường.
B. Xung quanh mỗi dòng điện cũng tồn tại một từ trường.
C. Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam (S) - Bắc (N) của một kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
D. Kim nam châm đặt ở gần một nam châm hoặc một dòng điện luôn quay theo hướng Nam (S) - Bắc (N) của từ trường Trái Đất.
Một ống dây dẫn được mắc với điện kế G để nhận biết dòng điện và một thanh nam châm. Trong những trường hợp nào sau đây, kim điện kế G bị lệch?
A. Để yên thanh nam châm ở sát đầu trên ống dây.
B. Đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây.
C. Đưa thanh nam châm trong lòng ống dây ra.
D. Đáp án B và C đúng.
Kim điện kế G bị lệch khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng tức là có từ trường biến thiên ⇔ Ta kéo thanh nam châm ra xa hay lại gần ống dây
→ Đáp án D
Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?
A. Kim bằng đồng
B. Kim nam châm
C. Kim bằng sắt
D. Kim bằng nhôm
Kim trên trục quay là kim bằng sắt
→ Đáp án C
Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời
Vì ở những nước này, nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp rượu vẫn chưa bị đông đặc nên vẫn đo được, còn thủy ngân với nhiệt độ đó đã bị đông đặc
Tại sao ở các nước hàn đới ( nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?
Vì ở những nước này, nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp rượu vẫn chưa bị đông đặc nên vẫn đo được, còn thủy ngân với nhiệt độ đó đã bị đông đặc.
Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.
Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)
Tiến hành:
Thí nghiệm 1:
Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).
a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?
b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?
Thí nghiệm 2:
- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.
- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.
a, Hai đầu nam châm hút vật liệu là sắt, thép và không hút vật liệu là gỗ, đồng, nhôm.
b, Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.