Những câu hỏi liên quan
Natoco Reed
Xem chi tiết
Ling The Foureyes (◍•ᴗ•◍...
28 tháng 4 2020 lúc 16:05

Uầy, đã đi học lại rồi?

Bình luận (0)
➻❥Nguyễn❃Q.Anh✤
28 tháng 4 2020 lúc 17:50

Bạn tham khảo nhé :

Bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng nhiều năm nay luôn là điểm du lịch lý tưởng của mọi du khách trong và ngoài nước, đặc biệt đây là điểm đến rất hay được các gia đình lựa chọn để tận hưởng khoảng thời gian bên nhau vào mùa hè.

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao từ 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Sau là những ngọn núi và đồi thông. Đồ Sơn hội tụ các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Đồ Sơn được ví như một con rồng trườn mình ra biển Đông với núi, đồi và biển đan xen. Khúc thân rồng uốn lượn tạo nên sự quanh co khi vào rừng, lúc nhô ra biển càng tăng thêm sự hấp dẫn. Ở mỗi khúc quanh, một bãi biển được hình thành. Bãi biển Đồ Sơn được chia thành ba khu. Một con đường trải nhựa phẳng lỳ chạy men theo bờ biển nối liền các khu một, hai và ba.

Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào ngày hè, Đồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp.

Giống như những bãi tắm biển khác, đến với du lịch biển Đồ Sơn du khách được thưởng thức những món ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực và các loài cá biển. Ngoài ra còn có món giá biển, là một món nhậu có tiếng nơi đây, với nhiều hương vị pha trộn, ngòn ngọt, cay cay…

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Trang Sky Yst Trang
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
28 tháng 10 2017 lúc 8:05

mk chưa học tới nha bạn

Bình luận (0)
chaengrosie_ngan_09
Xem chi tiết
Hahaha
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
9 tháng 12 2021 lúc 18:02

Tham khảo :

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

 

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.

Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.

Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.

Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.

Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Bình luận (0)
Minh Anh
9 tháng 12 2021 lúc 18:03

tk

 

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.

Bình luận (0)
Thao Nguyen
Xem chi tiết
🍉 Ngọc Khánh 🍉
25 tháng 3 2021 lúc 21:46

bạn có thể tham khảo trên mạng 

Bình luận (0)
họctập2324
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
12 tháng 5 2022 lúc 10:52

Tham khảo

 

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon - những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

Bình luận (0)
Hoàng Lê Tường Vy
12 tháng 5 2022 lúc 12:19

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái Đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động đến sự phát triển của thiên nhiên và con người. Là do các hoạt động của con người như việc xả rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy,......các chất thải công nghiệp, hóa học đều không xử lý triệt để mà thải ra biển. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của việc này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải có những biện để cải thiện ý chí của người dân.

Bình luận (0)
Huy Vũ
Xem chi tiết
Trần Thảo
5 tháng 3 2021 lúc 22:44

“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”

Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.

Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.

Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.

Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.

Bình luận (0)
minh nguyet
5 tháng 3 2021 lúc 23:17

Tham khảo nha em:

Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.  
Bình luận (0)
Buddy
5 tháng 3 2021 lúc 22:44

toàn chỗ nổi tiếng mà ko đc tả chì cũng chịu luôn 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Phi Nam Lớp...
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Phi Nam Lớp...
23 tháng 5 2022 lúc 19:37

help :")

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Phi Nam Lớp...
23 tháng 5 2022 lúc 21:03

helpkhocroi

Bình luận (0)
Yuuki Asuna
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Ngọc
30 tháng 4 2019 lúc 8:41

Đất nước Việt Nam trải dài vô tận và có muôn vàn cảnh đẹp. Năm trước, em được học sinh giỏi nên mẹ thưởng cho em một chuyến thăm cảnh đẹp Đồ Sơn.

Chao ôi! Đồ Sơn mới đẹp làm sao! Hôm đó là ngày đầu hè nên mọi người đến đây rất đông. Phía đằng đông, ông mặt trời đỏ ửng như chiếc thau đồng nhô dần lên sau núi. Nắng vàng chạy nhảy trên mặt biển. Xa xa, là những dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, những nhà hàng, khách sạn cũng mọc lên san sát nhau. Đường đi vào khách sạn tuy hơi nhỏ nhưng rất sạch. Hai bên đường, thỉnh thoảng có những biển hiệu nhắc nhở du khách.

Bên này là bãi cát, khu vui chơi bên kia lá thác nước. Phía kia là cầu trượt nước, chúng em trượt nước cùng bố mẹ cười thích thú. Phía này là nhà bóng, ở đây chúng em được ném bóng thỏa thích. Những quả bóng đủ màu sắc nhìn rất bắt mắt. Trên bãi cát, chúng em xây những tòa lâu đài, nước biển trong xanh rì rào, thỉnh thoảng từng đợt sóng vỗ vào bờ quấn đi các tòa lâu đài. Biển luôn thay đổi màu theo sắc mây và trời. Biển như một người biết buồn vui. Trên trời, những chú chim hải âu đang bay lượn. Phía xa, những cánh buồm trông như những cánh bướm. Trên bờ, mọi người cười nói vui vẻ. Những cây dù sặc sỡ màu sắc luôn xòe ra như những cây nấm khổng lồ. Phía sau là hàng phi lao thẳng đuột, đong đưa mình trong gió. Mọi người ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp. Phía xa, một vài chiếc thuyền chờ khách đi thăm quan. Trên mặt biển, những chiếc phao đang trôi bồng bềnh. Cát biển thật là mịn, không những thế mà nước ở đây còn rất mát và trong. Lúc này, mặt trời đã lên cao, ánh nắng soi xuống biển làm mặt biển lóng lánh như có hàng vạn viên kim cương. Lúc bấy giờ, biển thật đẹp. Một vài vị khách du lịch đang chụp ảnh kỉ niệm. Em và mẹ đã mua một con ốc và một chiếc chuông gió.

Ôi! Bãi biển Đồ Sơn thật đẹp! Chuyến đi lần này em không thể nào quên được. Em mong sau này sẽ có dịp thăm .

Bình luận (0)
Nguyễn Viết Ngọc
30 tháng 4 2019 lúc 8:41

Đất nước Việt Nam trải dài vô tận và có muôn vàn cảnh đẹp. Năm trước, em được học sinh giỏi nên mẹ thưởng cho em một chuyến thăm cảnh đẹp Đồ Sơn.

Chao ôi! Đồ Sơn mới đẹp làm sao! Hôm đó là ngày đầu hè nên mọi người đến đây rất đông. Phía đằng đông, ông mặt trời đỏ ửng như chiếc thau đồng nhô dần lên sau núi. Nắng vàng chạy nhảy trên mặt biển. Xa xa, là những dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, những nhà hàng, khách sạn cũng mọc lên san sát nhau. Đường đi vào khách sạn tuy hơi nhỏ nhưng rất sạch. Hai bên đường, thỉnh thoảng có những biển hiệu nhắc nhở du khách.

Bên này là bãi cát, khu vui chơi bên kia lá thác nước. Phía kia là cầu trượt nước, chúng em trượt nước cùng bố mẹ cười thích thú. Phía này là nhà bóng, ở đây chúng em được ném bóng thỏa thích. Những quả bóng đủ màu sắc nhìn rất bắt mắt. Trên bãi cát, chúng em xây những tòa lâu đài, nước biển trong xanh rì rào, thỉnh thoảng từng đợt sóng vỗ vào bờ quấn đi các tòa lâu đài. Biển luôn thay đổi màu theo sắc mây và trời. Biển như một người biết buồn vui. Trên trời, những chú chim hải âu đang bay lượn. Phía xa, những cánh buồm trông như những cánh bướm. Trên bờ, mọi người cười nói vui vẻ. Những cây dù sặc sỡ màu sắc luôn xòe ra như những cây nấm khổng lồ. Phía sau là hàng phi lao thẳng đuột, đong đưa mình trong gió. Mọi người ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp. Phía xa, một vài chiếc thuyền chờ khách đi thăm quan. Trên mặt biển, những chiếc phao đang trôi bồng bềnh. Cát biển thật là mịn, không những thế mà nước ở đây còn rất mát và trong. Lúc này, mặt trời đã lên cao, ánh nắng soi xuống biển làm mặt biển lóng lánh như có hàng vạn viên kim cương. Lúc bấy giờ, biển thật đẹp. Một vài vị khách du lịch đang chụp ảnh kỉ niệm. Em và mẹ đã mua một con ốc và một chiếc chuông gió.

Ôi! Bãi biển Đồ Sơn thật đẹp! Chuyến đi lần này em không thể nào quên được. Em mong sau này sẽ có dịp thăm .

Bình luận (0)
Nguyễn Viết Ngọc
30 tháng 4 2019 lúc 8:41

Đất nước Việt Nam trải dài vô tận và có muôn vàn cảnh đẹp. Năm trước, em được học sinh giỏi nên mẹ thưởng cho em một chuyến thăm cảnh đẹp Đồ Sơn.

Chao ôi! Đồ Sơn mới đẹp làm sao! Hôm đó là ngày đầu hè nên mọi người đến đây rất đông. Phía đằng đông, ông mặt trời đỏ ửng như chiếc thau đồng nhô dần lên sau núi. Nắng vàng chạy nhảy trên mặt biển. Xa xa, là những dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, những nhà hàng, khách sạn cũng mọc lên san sát nhau. Đường đi vào khách sạn tuy hơi nhỏ nhưng rất sạch. Hai bên đường, thỉnh thoảng có những biển hiệu nhắc nhở du khách.

Bên này là bãi cát, khu vui chơi bên kia lá thác nước. Phía kia là cầu trượt nước, chúng em trượt nước cùng bố mẹ cười thích thú. Phía này là nhà bóng, ở đây chúng em được ném bóng thỏa thích. Những quả bóng đủ màu sắc nhìn rất bắt mắt. Trên bãi cát, chúng em xây những tòa lâu đài, nước biển trong xanh rì rào, thỉnh thoảng từng đợt sóng vỗ vào bờ quấn đi các tòa lâu đài. Biển luôn thay đổi màu theo sắc mây và trời. Biển như một người biết buồn vui. Trên trời, những chú chim hải âu đang bay lượn. Phía xa, những cánh buồm trông như những cánh bướm. Trên bờ, mọi người cười nói vui vẻ. Những cây dù sặc sỡ màu sắc luôn xòe ra như những cây nấm khổng lồ. Phía sau là hàng phi lao thẳng đuột, đong đưa mình trong gió. Mọi người ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp. Phía xa, một vài chiếc thuyền chờ khách đi thăm quan. Trên mặt biển, những chiếc phao đang trôi bồng bềnh. Cát biển thật là mịn, không những thế mà nước ở đây còn rất mát và trong. Lúc này, mặt trời đã lên cao, ánh nắng soi xuống biển làm mặt biển lóng lánh như có hàng vạn viên kim cương. Lúc bấy giờ, biển thật đẹp. Một vài vị khách du lịch đang chụp ảnh kỉ niệm. Em và mẹ đã mua một con ốc và một chiếc chuông gió.

Ôi! Bãi biển Đồ Sơn thật đẹp! Chuyến đi lần này em không thể nào quên được. Em mong sau này sẽ có dịp thăm .

Bình luận (0)