Những câu hỏi liên quan
James Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
do linh
18 tháng 4 2018 lúc 20:36

- không hạn định về số câu chữ

- không gò bó về vần nhịp, niêm luật

- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ

- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp

Bình luận (0)
休 宁 凯
18 tháng 4 2018 lúc 20:18

Vì:

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Học tốt nhé!

Bình luận (0)
hello
Xem chi tiết
phạm
8 tháng 3 2022 lúc 14:18

THAM KHẢO :

 

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.

Tế Hanh – người con của làng chài Quảng Ngãi. Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”

Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:

 

“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”

Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.

Sau những ngày tháng bôn ba trên biển khơi, con thuyền trở về, trong sự chào đón hân hoan, vui mừng của người dân quê:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

Những câu thơ trên, đã miêu tả được cái không khí sinh hoạt của người dân làng chài. Đó là một khung cảnh tươi vui, ồn ào, tấp nập, tràn trề nhựa sống. Có thể nói, Tế Hanh như đang được đắm chìm vào cái khung cảnh sinh hoạt nơi bến đỗ ấy. Nhờ công ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chàng trai đi đánh cá nay đã trở về với rất nhiều thành quả lao động. Hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng ấy, chính là kết quả của sự cần cù, chịu khó, chịu khổ và của niềm yêu thích lao động chân chính.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Với hình ảnh này, Tế Hanh đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bức tượng đài về người lao động Việt Nam thật đặc sắc.

Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền “im” trên bến cũng rất độc đáo. Thi nhân dường như cảm nhận được cả sự mệt nhọc say sưa của con thuyền sau những ngày ra khơi. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã biến một hình ảnh vô tri, vô giác trở thành một cá thể có hồn, có thần. Con thuyền như đang cảm nhận được những mặn mòi của muối biển đang thấm sâu vào da thịt mình. Với nghệ thuật độc đáo này, chúng ta thấy con thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu của làng chài.

Xa quê, chắc hẳn không ai không nhớ quê. Là một người con của vùng quê miền biển, khi xa quê, Tế Hanh nhớ tới: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền và mùi nồng mặn của biển cả. Trong những nỗi nhớ ấy, thì da diết hơn cả, phải kể đến nỗi nhớ về cái vị mặn mòi của biển khơi, mà chỉ những ai sinh ra ở vùng quê ấy mới có thể cảm nhận được.

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.

Bình luận (0)
nguyễn sái quỳnh giang
Xem chi tiết
bạn ngọc anh
30 tháng 3 2020 lúc 19:00

Thế Lữ là người bằng sáng tác của mình đã đưa đến thắng lợi quyết định cho Thơ mới buổi chào đời. Mà nói đến Thế Lữ, người ta nghĩ đến bài Nhớ rừng. Vậy thì, cũng có thể nói rằng, chính Nhớ rừng là tác phẩm quan trọng nhất đã dẹp được những lời bè dỉu xuất phát từ phái “thơ cũ” về cái gọi là “dốt nát”, “ngẩn ngơ”, của “bọn” làm Thơ mới. Và sự ngạo mạn của vị chúa sơn lâm trong Nhớ rừng phải chăng đã dẹp đi những lời dè bỉu kia? Hay nói cách khác, hình tượng con hỗ trong bài thơ chính là hình ảnh tiêu biểu của tác giả và những tâm sự đau đáu một nỗi niềm tiếc nuối.

 Tại sao Nhớ rừng có thể làm được điều đó? Dĩ nhiên là vì nó hay, hoàn hảo về hình thức và điều đặc biệt quan trọng đối với nhiều người thuộc phái “thơ cũ” là nó có “nghĩa lí”. Nhớ rừng không viết về đề tài tình yêu. Bài thơ tràn ngập một không khí bi tráng, có thể gợi nhiều suy nghĩ về thời thế, về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Không phải không có lí khi một số người nghiên cứu đã nhấn mạnh tâm sự yêu nước ở bài thơ (Sự nhấn mạnh ấy hẳn chứa đựng nhiều ý nghĩa vào thời điểm Thơ mới lâm cơn “bĩ cực”). Ra đời trong một bối cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa đặc biệt của đất nước, hệ từ vựng gồm những căm hờn, uất hận, cũi sắt, nhục nhằn, tù hãm, sa cơ, tình thương, nỗi nhớ, ngày xưa, ngày thâu, ngàn xưa, giang san, nước non… không phải, không thể được sử dụng một cách vô ý. Nó dễ đụng đến chỗ nhạy cảm của tâm hồn Việt, làm thức dậy những kí ức, là khuấy động những nỗi niềm… Từ bài thơ, ta nghe đồng vọng tiếng thở dài u uất của bao anh hùng thất thế từng “gậm một khối căm hờn”…

 Tuy nhiên, quá cường điệu hay bác bỏ ý nghĩa này của Nhớ rừng đều là việc làm không thỏa đáng. Nếu quá cường điệu, ta buộc phải xem Nhỡ rừng như một hiện tượng đi lạc hệ thống (“hệ thống” những sáng tác của Thế Lữ và của đại đa số các nhà Thơ mới khác) mà điều này thì rất khó được chấp nhận. Nếu bác bỏ, cho rằng bài thơ chỉ thể hiện khát vọng đòi giải phóng cái tôi cá nhân thôi, thì phải lí giải làm sao về cái giọng rất ưa dùng thủ pháp khoa trương, phóng đại, thích tuyệt đối hóa vấn đề, thích dựng lên những tương quan đối lập? Vả chăng, nếu nỗi ám ảnh về thân phận một người dân mất nước vốn tồn tại thực trạng tâm não của hầu hết người Việt Nam, thì vẫn có thể khẳng định: Những quan hệ xã hội mang tính chất tư bản chủ nghĩa mới được du nhập vào Việt Nam (dù là quái dị do tương tác với các điều kiện thuộc địa), vẫn chưa thể bộc lộ hết tất cả mặt phi nhân của nó như sau này để khiến cái tôi mới chào đời phải thất vọng não nề, phải chán nản cùng cực, phải kêu lên phẫn uất như con hổ trong bài thơ của Thế Lữ. Ngay trong trường hợp nhà thơ Việt Nam có được trải nghiệm nỗi hoài nghi sâu sắc đối với xã hội tư sản, một cách gián tiếp, thông qua văn học lãng mạn Pháp (vốn không phát triển đồng pha với văn học lãng mạn Việt Nam) thì vấn đề không khác. Như vậy, sự lựa chọn chỉ một trong hai ý nghĩa nói trên vô tinh đã làm mờ bản sẳc của bài thơ, khiến ta không thấy hết đóng góp độc đáo của Thế Lữ. Nhớ rừng, như mọi bài thơ khác, vốn đa tầng, đa nghĩa, có thể gợi nhiều chiều hướng cảm thụ khác nhau. Bài thơ giống như sự kết tinh của hàng loạt mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại trong xã hội Việt Nam một thuở. Và khi đạt tới giá trị kết tinh ấy, nó dành quyền tồn tại như một thông điệp gửi tới muôn đời, mời gọi một sự “thông diễn” không hạn chế.

 Cái tứ của Nhớ rừng không phải là của riêng Thế Lữ. Ta đã thấy nó hiển hiện ở bài Sư tử trong chuồng của Jean Aicard, thấp thoáng ở bài Chim hải âu của Charles Baudelaire. Nói rộng ra nữa, tứ “nhớ rừng” nằm trong một cái tứ phô quát của thơ lãng mạn; đối lập hiện thực với ước mơ, đối lập cái nhân tạo với cái tự nhiên; thân sống trong hiện thực, hiện tại, trong cái tầm thường, cái nhân tạo thô kệch mà hồn thì bay tới cõi ước mơ, hướng về quá khứ vàng son, khao khát được sống cao thượng, trong sạch giữa thiên nhiên khoáng dã.. Qua cái tứ phô quát đó, ta thấy lộ diện một cái tôi bất hòa với xã hội, bất mãn với chính mình (đúng hơn là với tình trạng phải cảm chịu sống trong cảnh tủ hãm của mình), bất an triền miên với chính nội tâm quá ứ đầy, quá phong phú mà mình trót mang theo như một định mệnh. Xét từ góc độ này, có thể nói Nhớ rừng đúng là một bài thơ lãng mạn, đã cho ta thấy rõ những đặc điểm thi pháp riêng của loại hình thơ này. Tất nhiên, một tứ thơ của thời đại lãng mạn vẫn có thể hợp nhất vào nó những cái tứ đã từng xuất hiện trong lịch sử thi ca. Giữa Nhớ rừng của Thế Lữ và Chim trong lồng của Nguyễn Hữu cầu không phải không có mối liên hệ nào đó.

 Chỉ ra tính phổ quát của tứ thơ ở bài Nhớ rừng không hề làm giảm nét độc đáo trong cách hiện thực hóa tứ thơ của Thế Lữ. Nếu ở bài Sư tử trong chuồng, Jean Aicarrd luôn tạo sự gián cách giữa nhân vật trữ tình và con sư tử, tả con thú không may này như một đối tượng khách quan – đối tượng đưa lại cho anh ta nhiều suy ngẫm về số phận bi đát của của kẻ mất tự do, thì ở bài Nhớ rừng, Thế Lữ (hay đúng hơn là nhân vật trữ tình) đã thực sự hóa thân vào con hổ. Đọc bài thơ, đến lượt độc giả cũng thấy mình bị đồng nhất với hồ, nhập cảm hoàn toàn tâm trạng hỗ đế có thể kêu lên những lời trầm thống, bi thiết. Hẳn nhiên, tiếng kêu đòi tự do, đòi thoát khỏi kiếp sống tầm thường, tù hãm của kẻ đang trải nghiệm thấm thìa nỗi đau bị giam cầm hẳn phải lay động hơn, phải “bật máu” hơn tiếng kêu hộ của một kẻ đồng cảm đứng ngoài. Chính Thế Lữ tự ý thức được hoàn toàn về đặc điểm này của bài thơ, bởi vậy, với tư duy lí tiếp nhận được từ phương Tây, ông phải cẩn thận chú thích dưới nhan đề Nhớ rừng một dòng chữ: Lời con hổ ở vườn Bách thú, ý chừng muốn lưu ý độc giả đừng vì nhập hồn vào bài thơ mả cứ mãi tưởng mình là hổ! Nghịch lí thay, càng làm cái việc phân định rách ròi, Thế Lữ càng cho thấy mức độ đồng nhất cao giữa đối tượng miêu tả và cái tôi trữ tinh! Nếu nói cho chi li, ngoại trừ lời chú thích đã nêu vốn thuộc về phần nhan đề, trong phần “ruột” của bài thơ cũng có một câu – chỉ một câu thôi – là thể hiện cái nhìn gián cách. Đó là câu Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Thoạt đọc, ta vẫn thấy đó là câu “tự tình” của chính con hổ, nhưng đọc kĩ, ta lại nhận ra một ánh nhìn, một quan sát đến từ phía bên ngoài. Còn các câu khác như Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng/ Lượn tấm thân như sóng cuộc nhịp nhàng và Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan bên ngoài xem chừng giống như nét vẽ của nhân vật trữ tình đứng gián cách, kì thực lại là những câu biểu hiện của nhân vật trữ tình vào con hỗ là khá triệt để, và điều đó đã đem lại những hiệu quả tác động lớn không ngờ. Đây hiển nhiên Ịà một nét đặc sắc của bài thơ. Chính nó đã đưa vào bức họa lổng thể về chân dung cái tôi của Thơ mới một nét rắn rỏi, giúp người đọc hiểu rằng cái tôi này không phải chỉ là có dáng dấp ẻo lả, yếu đuối và không phải bao giờ cũng chỉ biết quay lưng lại vấn đề xã hội. Phải mạnh mẽ, tự tin, và nữa phải có “hồn thơ rộng mở” (Các chữ Hoài Thanh) đến độ nào thì mới có thể thống nhất mình với chúa sơn lâm được chứ!

 Như vậy, màu sắc tự biểu hiện của cái tôi trữ tình ở bài thơ là rất đậm. Nhưng không vì thế mà chất tạo hình của Nhớ rừng lại không nỗi bật. Hai đặc điểm này không phải trái mà tương hợp với nhau. Lại vẫn là một nét trội trong thi pháp của loại hình thơ lãng mạn mà ở đó cái tôi trữ tình ưa đối tượng hóa lòng mình được tự ngắm, tự ve vuốt! Trong bốn đoạn của bài thơ Nhớ rừng, đoạn hai là đoạn thể hiện khả năng tạo hình của ngòi bút Thế Lữ rõ nét hơn cả. Câu chữ nỗi gồ lên, khiến hình tượng đập mạnh vào thị giác, thính giác. Những gào, những hét, những thét vừa trùng lặp vừa biến hóa, kích mãi lên một cảm giác mãnh liệt. Cũng thế, những sơn lâm, bóng cả, cây già, lá gai, cỏ sắc, những dõng dạc, đường hoàng, nhịp nhàng, những quắc, tan, chuyển, gội, lênh láng…trông giống như những vạch màu ngắn, liên tiếp, trùng trùng trong tranh Vincent Van Gogh, đưa đến ấn tượng về trạng thái mê man lên đồng của kẻ đang bị vây riết bởi những kí ức hào hùng và của sự sáng tạo. Từ kí ức của con hỗ, tất cả vẻ đẹp man dại, phóng khoáng của chốn nước non hùng vĩ hiện ra mồn một, động cựa, biến đổi không ngừng. Rất ít hoặc hầu như không có những hòa sắc xám nhạt, tan loãng, mơ hồ mà chủ yếu là những màu nguyên đậm đà, tươi tắn, kích thích. Chi tiết ken dày trong đoạn thơ và nói chung là trong cả bài thơ, cho thấy một nhãn thức tạo hình rất khác với nhận thức tạo hình của thơ cỗ điển, của loại hình văn nhân họa vốn thích cái vô ngôn, thích chừa khoảng trống cho sự lắng mình chiêm nghiệm, sự thả hồn phiêu diêu theo những ý niệm huyền hồ. Rõ ràng những điều đó là biểu hiện của một cái tôi muốn chiếm đoạt và chế ngự, muốn choàng cái bóng của minh lên tất cả, muốn toàn quyền áp đặt và phân phối cảm xúc của mình lên thế giới chung quanh, gom thế giới vào ta và biến ta thành tất cả thế giới. Nhưng với Nhớ rừng, Thế Lữ không chỉ tiếp thu thuần thục kiểu tạo hình mới tràn đầy nhiệt hứng của loại hình lãng mạn mà còn rút tỉa được cả những kinh nghiệm nghệ thuật quý báu của phái Thi Sơn (La Parnasse) vốn thích những đường nét mô tả đầy tính điêu khắc với thế giới hữu hình. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được rất rõ cái trương lực được tạo nên bởi cuộc tranh chấp giữa việc buông thả mình theo những cảm xúc say sưa và việc tiết chế chính những cảm xúc đó, không để chúng làm tan loãng khối hình thực có của các đối tượng không được nhắc đến. Xét từ góc độ này, có thể gọi Thế Lữ không phải là một nhà thơ lãng mạn thuần thành theo kiểu Alphonese de Lamartine, Alfred de Musset… Dấu vết ảnh hưởng Leconíe de Lisle không thể nói là không đậm, từ niềm thích thú quan sát những tập tính của động vật đến cách làm nổi bật dáng vẻ uy nghi, bí ẩn của thiên nhiên trong các bài thơ. Nói cụ thể, có lẽ câu thơ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng đã được Thế Lữ viết ra trong sự ám ảnh của các câu thơ của Leconte de Lisle: Đôi khi một con trăn ngủ, nóng quá, uốn lưng như sóng cuộn, vẩy da lấp lánh dưới ánh mặt trời/ Con voi đầu đàn, đầu như một khối đá, xương sống hình cung, mỗi khi voi bước, lại uốn cong lên một cách mãnh liệt… (Bài Đàn voi)… Báo đen, kể chuyện săn bò và ngựa/ Hung hiểm muộn phiền, nó bước đều đặn quay về/Theo chiều dài những thân cây già da rêu đã chết/ Nó đến, cọ tấm lưng vạm vỡ oằn lên… (bài Giấc mơ của báo đen)…

 Từng có ý kiến cho rằng để tô đậm cái phi thường của hình tượng trung tâm (con hổ), nhà thơ đã tạo nên sự tương phản gay gắt giữa tầm vóc oai dũng của hồ với cái tầm thường không chỉ của hoàn cảnh sống nơi vườn Bách thú mà còn của “cả bao tạo vật, cảnh trí lớn lao trong vũ trụ”. Các dữ kiện có trong bài thơ cho phép ta nhìn nhận vân đề theo một cách khác. Có một sự phân biệt đối lập rất rõ ai cũng thấy giữa cảnh hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng với cảnh sơn lâm, cây già, nghĩa là giữa cảnh/ cái nhân tạo với cảnh/cái tự nhiên. Con hổ chỉ ghét và khinh miệt hoàn cảnh sống tầm thường, giả dối, tù hãm mà nó không may lâm vào chứ không hề chối bỏ, coi rẻ môi trường tồn tại đích thực, nguyên thủy của mình. Nêu hổ thấy tất cả đều như nhau, đều không ra gì, chả hóa ra sự phân biệt – đối lập ở trên là vô nghĩa? Con hổ nhớ rừng, gọi rừng là chốn ngàn năm cao cả, âm u, là cảnh nước non hùng vĩ, oai linh, ghê gớm… cơ mà! Bao nhiêu trìu mén tụ về trong câu Ta lặng ngắm giang sơn ta đội mới, và cũng có bao nhiêu nỗi khát khao được chia sẻ với rừng dồn chứa ở tiếng gọi cuối bài – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Hỗ không có rừng thì còn gi là hỗ! Rừng là cuộc sống của hổ, là nơi nuôi dưỡng, giữ gìn, khơi dậy và nhân lên sức mạnh huyền bí của hỗ, cho hỗ có được cái ý thức mình là chúa tể cả muôn loài, có thể ngự trị, vùng vẫy để làm nên cả một thời oanh liệt…

 (Lưu ý thêm: Rừng trong sáng tác của các nhà thơ lãng mạn, đặc biệt trong thơ Thế Lữ, luôn là một biểu tượng của sức mạnh nguyên thủy, của cái tự nhiên mà con người đã đánh mất. Vì vậy, nó thường được đặt ra như một tấm gương giúp người ta thấy được chân diện của cảnh sống, tình trạng sống như hiện tại, và từ đó khơi dậy nỗi nhớ nhung hoặc niềm khắc khoải tìm về.

 Dù được đặt trên cùng một “mặt phẳng” của trang thơ, câu Khinh lũ người kia ngạo mạn ngần ngơ và câu ta biết ta chúa tể cả muôn loài chính thuộc về hai cấp độ tứ khác nhau (tứ bao quát toàn bài và tứ bộ phận của đoạn), hướng tới những tiêu điểm nghệ thuật không giống nhau. Câu thơ sau và một số câu khác của đoạn hai như Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc/ Là khiến cho mọi vật đều im hơi; Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy phần riêng phần bí mật không toát lên giọng điệu khinh miệt đối với “cả thế giới”, mà toát lên ý thức khẳng định uy quyền của một kẻ hiểu sức mạnh của mình và đang có được sức mạnh đó, muốn thi thố sức mạnh đó (theo giấc mộng ngàn thoát ra từ vườn Bách thú). Nhận định “Hình ảnh “mảnh mặt trời” gợi ra được cái nhìn tàn bạo của con Hỗ muốn dẫm nát vũ trụ” (Nam Chi) nếu được chấp nhận thì cũng chỉ nên xem nó như một cách diễn đạt đầy ấn tượng về sự tự tin vào bản thân và khát vọng chiếm hữu toàn bộ thế giới của con hổ (cũng là của cái tôi cá nhân) mà thôi. Không thể diễn dịch nó ra thành cái ý nói về sự đối chọi mang tính chất “khùng điên” của con hổ đối với tất cả. Ngay trong khát vọng muốn chiếm hữu thế giới đã bao hàm thái độ khẳng định cái “đáng kể” của thế giới rồi! Con hổ có ý thức được giới hạn sức mạnh của mình hay không? Chính tiếng kêu Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? đã nói lên tất cả! Đó là chỗ “đáng quý”, “đáng yêu” và “đáng thương” của hổ. Đó cũng là chỗ giá trị nhân bản, nhân loại của hình tượng con hổ được thể hiện rõ.

 Từ khát vọng và bi kịch của con hổ, ta đọc thấy khát vọng và bi kịch không chỉ của cái tôi cá nhân một thời mà còn của chung con người trong mọi thời. Khả năng tích hợp ý nghĩa của hình tượng của hổ trong Nhớ rừng quả thực là lớn lao.

 Chúc bn hk tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Huân
Xem chi tiết
Unirverse Sky
13 tháng 11 2021 lúc 19:02

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Trần
Xem chi tiết
Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:10

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Bình luận (0)
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Thành Lê
2 tháng 11 2016 lúc 5:03

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

Bình luận (0)