Cho ΔABC vuông tại A, điểm D nằm giứa AC. So sánh BD và BC
Cho ΔABC , góc A =90 độ , góc B=60độ .
a, So sánh AD và BD
b, Trên BC lấy D sao cho BD=AB . Qua D dựng đường vuông góc với BC cắt tia đối của AB tại E . Chứng minh : ΔABC=ΔDBE
c, H là giao điểm của AC và ED . Chứng minh : BH là phân giác của góc ABC
d, Qua B vẽ đường thẳng vuông góc AB cắt ED tại K . Chứng minh : ΔHBK đều
b) Xét ΔABC vuông tại A và ΔDBE vuông tại D có
AB=BD(gt)
\(\widehat{ABC}\) chung
Do đó: ΔABC=ΔDBE(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
c) Xét ΔBAH vuông tại A và ΔBDH vuông tại D có
BH chung
BA=BD(gt)
Do đó: ΔBAH=ΔBDH(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra: \(\widehat{ABH}=\widehat{DBH}\)(hai góc tương ứng)
hay BH là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)
d) Ta có: BH là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(cmt)
nên \(\widehat{ABH}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}=\dfrac{60^0}{2}=30^0\)
Ta có: \(\widehat{ABH}+\widehat{HBK}=90^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{HBK}+30^0=90^0\)
hay \(\widehat{HBK}=60^0\)
Xét ΔCHD vuông tại D và ΔCBA vuông tại A có
\(\widehat{ACB}\) chung
Do đó: ΔCHD\(\sim\)ΔCBA(g-g)
Suy ra: \(\widehat{CHD}=\widehat{CBA}\)(hai góc tương ứng)
\(\Leftrightarrow\widehat{CHD}=60^0\)
mà \(\widehat{CHD}=\widehat{HKB}\)(hai góc so le trong, BK//AC)
nên \(\widehat{HKB}=60^0\)
Xét ΔHBK có
\(\widehat{HKB}=60^0\)(cmt)
\(\widehat{HBK}=60^0\)(cmt)
Do đó: ΔHBK đều(Dấu hiệu nhận biết tam giác đều)
: Cho ΔABC vuông tại A, AB < AC. Lấy điểm D sao cho A là trung điểm của BD. 1) Chứng minh CA là tia phân giác 𝐵𝐶𝐷 ̂ 2) Vẽ BE vuông góc với CD tại E, BE cắt CA tại I. Vẽ IF vuông góc với BC tại F. Chứng minh ΔCEF cân và EF//DB. 3) So sánh IE và IB. 4) Chứng minh D, I, F thẳng hàng.
1: Xét ΔCDB có
CA là đường cao
CA là đường trung tuyến
Do đó: ΔCDB cân tại C
mà CA là đường trung tuyến
nên CA là tia phân giác của góc BCD
2: Xét ΔCEI vuông tại E và ΔCFI vuông tại F có
CI chung
\(\widehat{ECI}=\widehat{FCI}\)
Do đó:ΔCEI=ΔCFI
Suy ra: CE=CF
hay ΔCEF cân tại C
Xét ΔCDB có
CE/CD=CF/CB
nên EF//DB
3: Ta có: ΔCEI=ΔCFI
nên IE=IF
mà IF<IB
nên IE<IB
4: Xét ΔCDB có
CA là đường cao
BE là đường cao
CA cắt BE tại I
Do đó: I là trực tâm của ΔCDB
=>DI⊥CB
mà IF⊥CB
nên DI,FI có điểm chung là I
nên D,I,F thẳng hàng
cho ΔABC vuông tại A . Đường phân giác BD (D ∈ AC). Kẻ DE ⊥ BC (E ∈ BC)
a) Chứng minh ΔABD = ΔEBD
b) Chứng minh ΔADE cân và BD là trung trực của AE
c) So sánh AD và DC
d) Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC), AH cắt BD tại F. Chứng minh: AH // DE và ΔAFD cân
e) Chứng minh AE là tia phân giác của góc AHC
a: Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBED vuông tại E có
BD chung
góc ABD=góc EBD
=>ΔBAD=ΔBED
b: ΔBAD=ΔBED
=>DA=DE và BA=BE
=>ΔADE cân tại D và BD là trung trực của AE
c: AD=DE
DE<DC
=>AD<DC
d: AH vuông góc BC
DE vuông góc BC
=>AH//DE
góc AFD=góc BFH=90 độ-góc DBC
góc ADF=90 độ-góc ABD
mà góc DBC=góc ABD
nên góc AFD=góc ADF
=>ΔADF cân tại A
Cho ΔABC vuông tại A có AB =9cm, BC =15 cm, vẽ AD ⊥ BC (D ⊥ BC).
a) Tính AC, so sánh BD và DC.
b) Trên đoạn thẳng DC lấy điểm N sao cho DB = DN. Chứng minh ΔABN lầ tam giác cân.
c) Kẻ BE ⊥ AN cắt AD tại H. Chứng minh NH ⊥ AB.
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=15^2-9^2=144\)
hay AC=12(cm)
Xét ΔABC có AB<AC(9cm<12cm)
mà hình chiếu của AB trên BC là DB
và hình chiếu của AC trên BC là DC
nên BD<DC
b) Xét ΔADB vuông tại D và ΔADN vuông tại D có
DB=DN(gt)
AD chung
Do đó: ΔADB=ΔADN(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: AB=AN(Hai cạnh tương ứng)
Xét ΔABN có AB=AN(cmt)
nên ΔABN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
c) Xét ΔANB có
BE là đường cao ứng với cạnh AN(gt)
AD là đường cao ứng với cạnh NB(Gt)
BE cắt AD tại H(gt)
Do đó: H là trực tâm của ΔANB(Tính chất ba đường cao của tam giác)
Suy ra: NH\(\perp\)AB(Đpcm)
Cho ΔABC vuông tại A, có AB = 9cm, BC = 15 cm, AC=12 cm.
a) so sánh các góc của ΔABC
b) trên tia đối của AB lấy điểm D sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng BD. Chừng minh ΔABC = ΔADC
c) E là trung điểm cạnh CD,BE cắt AC ở I. Chứng minh DI đi qua trung điểm cạnh BC
a: AB<AC<BC
=>góc C<góc B<góc A
b: Xet ΔABC có
BC^2=AB^2+AC^2
=>ΔBCA vuông tại A
Xet ΔCAB vuông tại A và ΔCAD vuông tại A có
CA chung
AB=AD
=>ΔCAB=ΔCAD
c: Xét ΔCBD có
CA,BE là trung tuyến
CA cắt BE tại I
=>I là trọng tâm
=>DI đi qua trung điểm của BC
Cho ΔABC vuông tại A, có AB = 8cm, AC = 6cm. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BA = BD. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC, đường thẳng này cắt AC tại E
a) Tính độ dài canh BC?
b) Chứng minh ΔABE = ΔDBE
c) Gọi F là giao điểm của tia DE và tia BA. So sánh BF và BC
d) Chứng minh BE là trung trực của đoạn thẳng CF
a, áp dụng định lí py-ta-go ta có:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
=>\(BC^2\)=64+36=100(cm)
=>BC=10cm
vậy BC=10cm
b,xét 2t.giác vuông ABE và DBE có:
EB chung
AB=BD(gt)
=>t.giác ABE=t.giác DBE(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
c,xét 2 t.giác vuông AEF và t.giác DEC có:
AE=DE(theo câu b)
\(\widehat{AEF}\)=\(\widehat{DEC}\)(vì đối đỉnh)
=>t.giác AEF=t.giác DEC(cạnh góc vuông-góc nhọn)
=>AF=DC mà BA=BD(gt) suy ra BF=BC
d,gọi O là giao điểm của BE và CF
xét t.giác BFO và t.giác BCO có:
BF=BC(theo câu c)
\(\widehat{FBO}\)=\(\widehat{CBO}\)(theo câu b)
BO cạnh chung
=> t.giác BFO=t.giác BCO(c.g.c)
=>CO=OF =>O là trung điểm của CF(1); \(\widehat{COB}\)=\(\widehat{FOB}\)mà 2 góc này ở vị trí kề bù nên \(\widehat{COB}\)=\(\widehat{FOB}\)=90 độ =>BO\(\perp\)CF(2)
Từ (1) và (2) suy ra BE là trung trực của CF
học tốt!
Bài 1:Cho ΔABE vuông cân tại A. Qua A vẽ D sao cho B và C cùng nửa mặt phẳng bờ d. Vẽ BD và CE ⊥ với d.
a,CMR ΔDBA=ΔEAC
b,CMR BD+CE=DE
bài 2:cho ΔABC vuông góc tại A có AB<AC, vẽ AH ⊥ BC. D là điểm nằm trên AC sao cho AD=AB, vẽ DE ⊥ BC. CM HA=HE
1:
a:
góc DAB+góc CAE=180 độ-góc BAE=90 độ
góc DAB+góc DBA=90 độ
=>góc DBA=góc CAE
Xét ΔDBA vuông tại D và ΔEAC vuông tại E có
BA=AC
góc DBA=góc EAC
=>ΔDBA=ΔEAC
b: ΔDBA=ΔEAC
=>DB=EA và DA=EC
BD+CE
=CA+AD
=CD
cho ΔABC vuông tai A, vẽ đường cao AH, trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD=BA, đường vuông góc vs BC tại D cắt AC ở E
a) CM: AE=DE
b) CM: AD là tia phân giác của góc HAC
c) so sánh HD và DC
d) đường p/giác góc ngoài tại đỉnh C cắt đường thẳng BE ở K. tính BAK
a: Xét ΔBAE vuông tại A và ΔBDE vuông tại D có
BE chung
BA=BD
Do đó:ΔBAE=ΔBDE
Suy ra: EA=ED
b: Ta có: \(\widehat{CAD}+\widehat{BAD}=90^0\)
\(\widehat{HAD}+\widehat{BDA}=90^0\)
mà \(\widehat{BAD}=\widehat{BDA}\)
nên \(\widehat{CAD}=\widehat{HAD}\)
hay AD là phân giác của góc HAC
cho tam abc có góc b nhỏ hơn góc c d nằm giứa a và c gọi e f là chân các đường vuông góc kẻ từ a c đến đường thẳng bd so sánh ae+cf với ab và ac