Nêu điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật
nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?
Câu 1. Giao tử cái ở động vật gọi là?
Câu 2. Giao tử đực ở động vật gọi là?
Câu 3. Liệt kê 2 điểm giống nhau và 2 điểm khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật.
- Giống nhau:
- Khác nhau:
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao đực và cái ở động vật?
- Giống nhau:
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử
- Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái | Phát sinh giao tử đực |
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn | - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho hai tinh bào bậc 2 |
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho một thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào trứng có kích thước lớn | - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho hai tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng |
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho hai thể cực và một tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh | - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh |
nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái
* Giống nhau:
-Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
-Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.
-Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật .
Câu 2: a) một đứa trẻ bị mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường(không mắc bệnh).Theo em hai trẻ sinh đôi này cùng trứng hay khác trứng?giải thích?
b) nếu cặp sinh đôi này cùng bị bệnh máu khó đông thì em có thể khẳng định chắc chắn rằng là cùng sinh đôi cùng trứng không?giải thích?
Ai biết câu 2 này thì giúp mình nhé :33 mk cảm ơn ạ
Câu 2 :
Tham khảo :
a, Hai anh em trên là sinh đôi khác trứng, vì trẻ sinh đôi cùng trừng có kiểu gen giống nhau, do đó nếu anh mắc bệnh thì em cũng mắc bệnh.
Nhưng ở đây người anh mắc bệnh mà người em lại bình thường, do đó cặp anh em này là sinh đôi khác trứng.
b, Nếu cặp sinh đôi này cùng bị bệnh máu khó đông thì không thể khẳng định chắc chắn rằng là sinh đôi cùng trứng vì sinh đôi khác trứng cũng có thể cùng bị bệnh, giống như anh chị em cùng một nhà đều có thể mắc bệnh giống nhau.
Câu 1
TK
Giống:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần
- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử
Khác
Câu 4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính.
Câu 5. Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Câu 6. Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
Câu 6:
- Giảm phân tạo ra giao tử chứa bộ NST đơn bội
- Thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội
- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa
Câu 4: Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:
NST thường | NST giới tính |
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới | Có 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY khác nhau ở hai giới |
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bào | Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào |
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể. | Quy định tính trạng liên quan tới giới tính. |
Câu 5:
- Quá trình phát sinh giao tử đực:
+ Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).
+ Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).
+ Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).
+ Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).
- Quá trình phát sinh giao tử cái:
+ Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).
+ Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).
+ Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.
+ Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).
+ Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).
+ Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).
4. Nêu bộ NST lưỡng bội của một số loài (Bảng 8/ SGK/ trang 24)
5. Nêu các kì của nguyên phân và giảm phân.
6. Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật.
Câu 4:
Con người: \(2n=46,n=23\)
Tinh Tinh: \(2n=48,n=24\)
Gà: \(2n=78,n=39\)
Ruồi giấm: \(2n=8,n=4\)
Đậu Hà Lan: \(2n=14,n=7\)
Ngô: \(2n=20,n=10\)
Lúa nước: \(2n=24,n=12\)
Cải bắp: \(2n=18,n=9\)
So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật
* Giống nhau:
Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
* Khác nhau:
so sánh | Quá trình phát sinh giao tử cái | Quá trình phát sinh giao tử đực |
Giảm phân 1 | - Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn | - Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2. |
Giảm phân 2 | - Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn | - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng. |
Kết quả | - Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh | - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh. |
Khi nói về quá trình thụ tinh ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.
(2) Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
(3) Thụ tinh chéo là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
(4) Động vật lưỡng tính có hình thức thụ tinh chéo.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án A
(1) Sai. Ớ động vật không có khái niệm tự phối.
(2) Sai. Động vật lưỡng tính như giun đất có hình thức thụ tinh chéo chứ không phải tự thụ tinh.
(3) Sai. Thụ tinh chéo xảy ra giữa hai cơ thể lưỡng tính bất kỳ, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác và ngược lại.
(4) Đúng.