Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 1 2017 lúc 13:59

Đáp án A

Ách thống trị tàn bạo của Pháp- Nhật đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết nên cần phải tập trung tối đa lực lượng thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên việc ở 3 nước Đông Dương chỉ có 1 mặt trận chung tập hợp đoàn kết lực lượng không phù hợp vì mỗi nước có điều kiện lịch sử riêng, không thể phát huy được hết sức mạnh của mỗi dân tộc

=> Do yêu cầu tập hợp tối đa lực lượng của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, tại Hội nghị tháng 5-1941 đã chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận thống nhất riêng, ở Việt Nam là mặt trận Việt Minh

Bình luận (0)
Oanh Sợ Ma
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 2 2021 lúc 10:39

Hoạt động của Mặt trận Việt Minh

* Xây dựng lực lượng vũ trang:

- Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là Đội du kích Bắc Sơn.

- Năm 1941 dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển thành Cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau đó phân tán thành nhiều bộ phận, phát triển chiến tranh du kích hoạt động tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

- Tháng 5 - 1941, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí cách mạng sôi sục khắp cả nước.

- Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Ngay sau khi thành lập đã đánh thắng trận Phay Khắt và Nà Ngần.

* Xây dựng lực lương chính trị:

- Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.

- Đến 1942, khắp 9 châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc quân, trong đó có 3 châu hoàn toàn.

- Sau đó Uỷ ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng được thành lập, lập ra “19 ban xung phong Nam tiến”, phát triển lực lượng cách mạng xuống miền xuôi.

- Đảng rất chú trọng xây dựng lực lượng chính trị ở cả nông thôn và thành thị, tranh thủ hợp tác rộng rãi các tầng lớp khác nhau: sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc.

- Báo chí Đảng và Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, góp phần tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng rộng rãi,...

 

Bình luận (0)
Trần Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Buddy
2 tháng 3 2020 lúc 20:40

1.Sự thành lập.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2.Những nét chính về hoạt động mặt trận Việt Minh từ 5/1941 đến 3/1945.

Hoạt động chính của Mặt trận Việt Minh là xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới cách mạng tháng tám.

a.Xây dựng lực lượng chính trị:

- Là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

-Mặt trân việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi đồng cứu quốc….

-Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc. đến năm 1942 khắp 9 châu của tỉnh Cao Bằng đều có Hội cứu quốc.

b.Xây dựng lực lượng vũ trang.

-Bộ phận nòng cốt ban đầu là đội du kích Bắc Sơn, đến năm 1941 thống nhất các đội du kích ở Bắc Sơn và Vũ Nhai thành cứu quốc quân.

-Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng.

-Ngày 15/5/1941 tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã thống nhất độiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.

c.Xây dựng căn cứ địa cách mạng.

-Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai.

-Khi Bác mới về nước thành lập căn cứ PăcPó-Cao Bằng. -6/1945Khu giải phóng Việt Bắc được thành lâp gồm 6 tỉnh…….

d.Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám.

-Ngày 7/5/1944,Tổng bộ Việt Minh ra chỉ chị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục.

-Ngày 22/12/1944 độiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Hai ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)

-Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của đảng Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước. Như vậy đến đầu năm 1945 mọi sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của Mặt trận Việt Minh cơ bản đã hoàn thành, một bầu không khí tiền khởi nghĩa sôi sục khắp cả nước báo trước giờ hành động sắp tới.

3.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945

Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.

-Mặt trậnViệt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.

-Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

-Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

-Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị cho kháng chiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
2 tháng 3 2020 lúc 20:41

Những hoạt động chủ yếu của mặt trận Việt Minh:

Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động to lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước:

- Việt Minh đã trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, …

- Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Tác dụng sự ra đời của mặt trận Việt Minh:

Ra đời vào ngày 19/5/1941 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, góp phần to lớn cho cao trào kháng Nhật cứu nước và tiến tới Tổng khởi nghĩa.

- Mặt trận Việt Minh đã trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biểu tình, mít tinh,…

- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, giác ngộ chính trị cho quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng và làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 11 2019 lúc 12:00

Đáp án D

Điểm mới của Hội nghị BCH trung ương đảng tháng 5-1941 đã ra việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Chính vì thế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh - mặt trận đầu tiên của riêng Việt Nam để giải quyết vấn đề trên

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 4 2019 lúc 2:30

Đáp án B

Tháng 5/1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới…tham gia Mặt trận. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

=> Như vậy, mục đích cao nhất khi thành lập Mặt trận Việt Minh là: làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 11 2017 lúc 6:59

Đáp án B

Tháng 5/1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới…tham gia Mặt trận. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

=> Như vậy, mục đích cao nhất khi thành lập Mặt trận Việt Minh là: làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 8 2017 lúc 15:36

Đáp án C

- Đáp án A loại vì sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thì chế độ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn nên sau năm 1945 không còn chống phong kiến mà mặt trận Liên Việt được thành lập năm 1951 => vấn đề chống phong kiến không phải là điểm giống nhau về vai trò của 3 mặt trận trên.

- Đáp án B loại chỉ có liên minh công – nông là nòng cốt.

- Đáp án C lựa chọn vì cả 3 mặt trận đều tập hợp lực lượng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

- Đáp án D loại vì loại vì chỉ có giai đoạn 1936 – 1939 ta mới đấu tranh đòi tự do, dân chủ còn giai đoạn 1939 – 1945 ta đấu tranh giành độc lập

Bình luận (0)
Thuần Mỹ
Xem chi tiết
sky12
22 tháng 3 2022 lúc 21:35

Câu 21. Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày tháng năm nào?

A. 19/5/1940.

B. 19/5/1941.

C. 19/5/1942.

D. 19/5/1943.

Câu 22. Chỉ thị “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng đưa ra trong hội nghị nào?

A. Hội nghị BCH Trung ương 8 (5/1941), tại Cao Bằng.

B. Hội nghị mở rộng (3/1945), tại Bắc Ninh.

C. Hội nghị quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (4/1945), tại Bắc Giang.

D. Hội nghị toàn quốc của ĐCS Đông Dương (8/1945), tại Tuyên Quang.

Câu 23. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?

A. Giải phóng dân tộc

B. Giành ruộng đất cho dân cày

C. Đánh đổ phong kiến

D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Bình luận (0)
qlamm
22 tháng 3 2022 lúc 21:35

B

B

A

Bình luận (0)
ᴵᴬᴹ ß¡ท ¦ ︵²ᵏ⁸ム
22 tháng 3 2022 lúc 21:36

Câu 21: B

Câu 22: B

Câu 23: A

Bình luận (0)
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Dark_Hole
19 tháng 2 2022 lúc 10:48

Tham khảo:

Câu 1: 

Diễn biến:

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Câu 3:

Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tân Vương
22 tháng 2 2022 lúc 21:20

THAM KHẢO:

Câu 1: 

Diễn biến:

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Câu 3:

Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

Bình luận (0)