Những câu hỏi liên quan
Lam Dang
Xem chi tiết
Phuong Phuonq
2 tháng 4 2020 lúc 16:34

Nếu ai đã đến Đà Nẵng thì có lẽ không bao giờ quên được con sông Hàn nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày.

Có lẽ, cái tên sông Hàn đã có từ rất lâu. khi tôi ra đời, biết quan sát cảnh vật xung quanh thì đã nghe người ta gọi nó là sông Hàn rồi. Tôi vẫn thường băn khoăn với bà: Bà ơi! Sao các vùng khác,sông đều mang những cái tên nghe rất đẹp như sông Hương, sông Hoài, sông Nhật Lệ ... mà con sông quê mình lại mang cài tên chẳng đẹp chút nào? Bà trầm ngâm bảo với tôi rằng: Tên sông không đẹp nhưng mang một ý nghĩa hào hùng về những ngày cha ông chống giặc. Qua lời kể của bà, tôi mới biết tên sông Hàn bắt nguồn từ chuyện ngày xưa cha ông ta đã khóa cửa sông bằng xích sắt để ngăn không cho tàu giặc vào thành phố Đà Nẵng. Từ đó, mỗi lần nhìn con sông Hàn lặng lờ trôi, tôi lại thấy yêu quý nó biết bao. Phải chăng, con sông Hàn là nhân chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của quê hương?

Con sông Hàn là một nhánh sông lớn từ thượng nguồn chảy xuống đổ ra biển. Sông lững lờ trôi,chảy men giữa hai bờ phố xá tấp nập. Bến bờ sông,con đường Bạch Đằng chạy dài với những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống dòng sông. Vẻ xanh mát của cây cùng với cái hiền hòa của sông Hàn tạo nên một bức tranh thật đẹp, thanh bình, thoát ra ngoài nhịp sống tấp nập của thành phố.

Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .

Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.

Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.

Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.

Một đoạn thơ nói về sông Hàn

Con sông Hàn chảy giữa lòng thành phố

Như dải lụa mềm quấn quít bờ yêu

Đà Nẵng bên sông Hàn bên biển xanh sóng vỗ

Lộng gió muôn phương ấp ủ bao điều.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✟şin❖
2 tháng 4 2020 lúc 16:35

Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.Trong đó, những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng và là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài cụ thể:

Cầu Sông Hàn – chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà – hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng.

Kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dần và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Ngoài mục đích giao thông, cầu sông Hàn còn có giá trị to lớn về mặt thẩm mỹ mà nhiều người nói rằng, nó đẹp như một bức tranh vẽ giữa lòng thành phố. Chiếc cầu quay đặc biệt này do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công giai đoạn 1998 – 2000. Điều đáng nói hơn nữa là kinh phí xây dựng Cầu Sông Hàn được sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân thành phố chiếm 30% trong tổng số kinh phí xây dựng là 117 tỷ đồng.

Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.

Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Từ đó, biểu tượng của Ðà Nẵng không chỉ có Ngũ Hành Sơn mà còn có cây cầu quay độc đáo này.

Cầu Thuận Phước là cầu dây võng phía tây sông Hàn, cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng từ ngày 16/01/2003 và khánh thành vào ngày 19/7/2009.

Cầu dây võng Thuận Phước dài 1,85 km, rộng 18 m, trụ cầu cao 90m với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là chiếc cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam hiện nay, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.

Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.

Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.

Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.

Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là mọi người có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật lúc 21h00. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hằng Phan
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Bình luận (0)
Xuan Nhung Nguyen Thi
Xem chi tiết

1. 

Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

 

Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.

Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm đồ gốm. Đồ gốm của người Thái Sơn La có chất liệu, công nghệ, phương pháp nung rất gần với đồ gốm thời Sơ sử của Việt Nam, cách đây trên dưới 2000 năm, theo đó, nó được coi như là báu vật để nghiên cứu so sánh giữa xưa và nay, thông qua rất nhiều văn liệu khảo cổ học và dân tộc học, tôi đã từng được đọc.

 

Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng riêng có, mà của bất cứ cộng đồng nào gặp khó khăn. Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu, như là một chỉ dẫn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ Thái.

Người Thái quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời”. Mộ địa của người Thái thường đặt trong rừng, có nhà mồ và nấm mộ. Xưa kia, người Thái còn có tục dựng hòn mồ bằng đá, như là một tàn dư của tín ngưỡng cự thạch mai táng. Nay tàn dư ấy không còn nhưng vẫn còn nhận ra ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.

Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xaoKhum Lú nàng úa đều là những di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng đồng này, không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới ngưỡng mộ mỗi khi được cách tân hóa, mang đi biểu diễn ở nước ngoài.

Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: Nhà của người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu vì cơ bản, đó là Khứ kháng và Khay điêng. Vì Khay điêng chính là Khứ kháng mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái Đen là khá độc đáo: Các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và phần còn lại là nơi tiếp khách nam.

Vài nét phác thảo trên đây về người Thái ở Việt Nam, hẳn cũng chưa nói được nhiều điều đối với một dân tộc vô cùng lớn, có nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử và có quá nhiều những đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trong dặm dài lịch sử.

Mong muốn nói nhiều như thế thì quả là “bó tay” đối với người viết, khi dân tộc này với bộn bề, chất chứa những giá trị lịch sử, văn hóa muốn lựa chọn trình bạn đọc, nhưng dung lượng lại có hạn, theo đó, mong độc giả hãy coi đây như là những chỉ dẫn bước đầu để có một lần hay nhiều lần trong cuộc đời, được trải nghiệm với bản làng Thái Mai Châu (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên và Tây Thanh – Nghệ, chắc sẽ thu hái được nhiều hơn những gì đã đọc qua bài viết ngắn ngủi này.

 

2.

 

 ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT

          Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

 

3.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

 

4. Cái này tự hoạt động ạ!

# mang tính chất Tk

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
-..-
8 tháng 4 2020 lúc 9:49

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Dark_Hole
1 tháng 3 2022 lúc 15:24

Tham khảo:

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.

Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.

Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.

Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.

Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.

  
Bình luận (1)
đinh thị khánh ngọc
Xem chi tiết
sky12
6 tháng 3 2022 lúc 9:43

Em thích nhất lĩnh vực về giáo dục khoa cử thời Lê Sơ:

- Sau khi lên ngôi vua,Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long,mở trường học ở các lộ,mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi.

- Ở các đạo,phủ có trường công.Những người giỏi và có đạo đức được tuyển chọn làm thầy giáo

- Nội dung thi cử là các sách nhà Nho.Ở thời đại Lê Sơ,Nho giáo chiếm vị thế độc tôn

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 989 tiến sĩ,20 trạng nguyên.Riêng thời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 501 tiến sĩ,9 trạng nguyên

- Đặc biệt vào thời vua Lê Thánh Tông còn cho dựng bia đá đặt ở Văn Miếu-Quốc tử giám,gọi là Bia tiến sĩ nhằm tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.Và 82 bia tiến sĩ được đặt tại Văn Miếu-Quốc tử giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới

\(\Rightarrow\) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung đã khẳng định rất rõ tầm quan trọng của hiền tài với đất nước.Giáo dục phát triển là tiền đề cho một quốc gia phát triển thịnh trị. Có thể thấy những điều này được các đời vua thời Lê Sơ rất chú trọng,đề cao.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 16:05

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
26 tháng 11 2023 lúc 20:03

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… có rất nhiều video nói về đặc điểm quê hương em.

Bình luận (0)