Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
ĐIỀN VIÊN
29 tháng 1 2022 lúc 9:41

THAM KHẢO

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

S - Sakura Vietnam
29 tháng 1 2022 lúc 9:41

Tham khảo

Thế Lữ ( 1907 - 1989 ) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và được xem là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới, " dựng thành nền Thơ mới ở xứ này" ( Hoài Thanh ).

Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,... Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( thơ, 1935 ), Vàng và máu ( truyện, 1934 ), Bên đường Thiên lôi ( truyện, 1936 ), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937 ),...

Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. "Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc.

Về Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp dều đặn tạo nên giọng thơ vừa tha thiêt vừa hào hùng.. Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt. Khi ngắn ( đoạn 3 ), khi dài ( đoạn 2 ), khi dồn dập gấp gáp, khi dàn trải đều đặn, khi tha thiết, say xưa, lúc xót xa nuối tiếc... tất cả đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình - vị chúa sơn lâm, cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ. Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa mà lại nhất quán, liền mạch. Ngôn ngữ thơ có nhiều sáng tạo, sinh động, gợi cảm. Nhiều câu thơ vắt dòng, nhiều biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, điệp ngữ. Những dòng thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, câu chữ táo bạo, khiến " ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói.

Về nội dung: Đây là một khúc trường ca bi tráng của con hổ nhớ rừng xanh. Thế Lữ không chỉ tạo hình một mãnh hổ oai linh mà còn diễn tả thành công tâm trạng phong phú trong nỗi nhớ rừng da diết khôn nguôi của nó.

Sử dụng thủ pháp tương phản nhuần nhuyễn, xuyên suốt bài thơ, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Con hổ hình tượng trung tâm trong bài - vị chúa tể rừng xanh với vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy kiêu hãnh trong quá khứ. Giờ đây đang từng ngày gặm nhấm nỗi buồn chán và tẻ nhạt trong cũi sắt, bị giam cầm, bị mất tự do, bị hạ bệ và chế giễu.

Song ý thức được vị thế oai linh rừng thẳm nên dẫu sa cơ, con hổ vẫn giữ trọn cho mình niềm kiêu hãnh. Cái thế giới quanh nó đều trở thành tầm thường, thảm hại. Trong mắt nó con người cũng chỉ là một lũ " ngạo mạn ngẩn ngơ", bọn gấu thì " dở hơi", cặp báo thì " vô tư lự". Nó không chịu hạ mình với thế giới hiện tại, còn trong quá khứ, núi rừng đại ngàn là thế giới của riêng nó. Trong thế giới ấy, nó tự tin đối diện và làm chủ cả vũ trụ với những đêm trăng vàng, những bình minh, những ngày mưa và cả những chiều lênh láng máu.

Bề ngoài con hổ như buông xuôi, chấp nhận cảnh sa cơ, tuyệt vọng trước hoàn cảnh: " Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua". Nhưng thực chất ẩn sâu trong lòng nó là một khối căm hờn, là niềm " uất hận ngàn thâu". Nó mất tự do nhưng không khuất phục, không để mất đi niềm kiêu hãnh của vị chúa tể muôn loài. Đặc biệt sống trong tù hãm, nhục nhằn, thể xác bị giam cầm nhưng trong trái tim, trong tâm hồn mãnh hổ vẫn ngân lên giai điệu ngọt ngào của tình thương nỗi nhớ về những ngày xưa. Tâm hồn nó vẫn tha thiết với tiếng gọi rừng xanh, tiếng gọi tự do. Chính điều đó thể hiện sự chối bỏ hiện thực tù túng, ngột ngạt, giả dối trong hiện tại một cách gay gắt.

Từ việc mượn lời con hổ nhớ rừng xanh, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất của thế hệ mình, thời đại mình. Đó là niềm uất hận đối với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt. Một hiện thực khiến họ chán ghét, muốn chối bỏ nó. Họ khao khát mãnh liệt được vươn tới cái phóng khoáng, tự do. Bài thơ đã nói lên tiếng nói của cái tôi đòi giải phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, muốn khẳng định mình. Đồng thời, Nhớ rừng còn gửi tâm sự yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam mất nước thuở ấy.

So với những thi phẩm của các nhà thơ mới nổi tiếng cùng thời, Nhớ rừng của Thế Lữ có điểm chung là đều bế tắc trước cuộc sống thực tại, chán ghét sự tù túng, chật hẹp của nó, muốn thoát li khỏi nó để tìm đến với một thế giới tinh thần khác. Song điềm khác chính là xu hướng thoát li, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hồ DZếnh thì tìm đến với tình yêu như Xuân Diệu đã từng giục giã: " Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ / Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi". Lưu Trọng Lư tìm đến nỗi sầu rụng: " Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức". Chế Lan Viên tìm đến với tinh cầu giá lạnh: " Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa". Nguyễn Bính lại tìm đến với sự chân quê nơi thôn dã....Còn Nhớ rừng của Thế Lữ là bài thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt trong đó còn kín đáo gửi nỗi niềm yêu nước, hoài niệm về quá khứ hào hùng oanh liệt của cha ông. Đây cũng chính là điểm tiêu biểu của bài thơ.

Có thể nói Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý nghĩa vĩnh biệt một thời oanh liệt. Nhưng Nhớ rừng cũng là một tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo cho dù thời oanh liệt trong quá khứ đã lùi xa.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
29 tháng 1 2022 lúc 9:51

Tham khảo

 

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Blink
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
26 tháng 1 2022 lúc 16:41

Bạn tham khảo :

Mở bài:

Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.

Thân bài:

Nhà thơ Thế Lữ:

Xuất thân và vị trí của Thế Lữ trên văn đàn:

Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng. Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.

Những hoạt động chính của Thế Lữ:

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và sớm được học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo.

Ông sớm tham gia các hoạt động nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ngay từ buổi đầu. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ở thời kì này, Thế Lữ hoạt động vo cùng sôi nổi, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kịch sân khấu Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Ngoài ra, Thế Lữ còn viết truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị. Những tác phẩm của ông có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn, giọng kể thâm trầm, cốt truyện đầy kịch tính gây được sự say mê trong lòng người đọc.

Khi kháng chiến nổ ra, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Khi đất nước giải phóng, Thế Lữ vẫn tiếp tục cống hiến sức mình vì sự nghiệp phát triển nền văn học dân tộc. Năm 1986, ông qua đời tại Hà Nội.

Tác phẩm chính của Thế Lữ:

Sáng tác chủ đạo của Thế Lữ ở giai đoạn đầu là thi ca. Ông để lại các tập thơ nổi tiếng như: Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới (1941). Thế Lữ còn viết kịch, truyện ngắn, truyện dài. Tác phẩm kịch: Dương Quý Phi (1942), Người mù (1946), Cụ đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đề Thám (1948), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952). Tác phẩm truyện: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953). Ông còn viết lời bài hát: Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối

Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,… Dù thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, song khi nhắc đến Thế Lữ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ tài hoa, người mở đầu cho sự cách tân trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đánh giá về Thế Lữ:

Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp. Đánh giá sự nghiệp Thế Lữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ghi: “… công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai Thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa”…

Để ghi nhận điều này, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã trân trọng nêu tên ông ở đầu tập sách như một nhà tiên phong. Còn Xuân Diệu ca ngợi Thế Lữ được “người đương thời ưa thích nhất giữa các nhà thơ mới khoảng 1932 – 1937”. Có lẽ, có được vinh dự đó là do bởi thơ Thế Lữ lúc nào cũng nhẹ nhàng, tinh tế; vừa như tiếng ca ở trong lòng lúc bay bổng, lúc âm thầm; lại vừa như tiếng gió thổi, tiếng sáo reo lúc xa lúc gần, có sức mê hoặc lạ thường.

Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này…Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam… Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.

Đó cũng là đánh giá danh giá nhất dành cho một nghệ sĩ đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà.

Phong cách thơ Thế Lữ:

Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Bởi thế, thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở mọi âm thanh và sắc màu. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng.

Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau. Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại.

Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh.

Ông muốn dược sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la, rộng lớn hơn. Dường như thực tại nhỏ bé không thể bao chứa nổi tâm hồn đang sôi nổi của ông. Tâm sự và khát vọng của Thế Lữ cũng là tâm sự và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang cuộn mình tìm lấy một lối đi riêng.

Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,…

Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là “người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh”.

Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, Sự ông và Đề Thám, hai vở kịch được ông sáng tác và biểu diễn trong những năm kháng chiến. Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới.

Kết bài:

Những gì có giá trị sẽ luôn còn mãi với thời gian. Tuy ngày nay, thị hiếu tiếp nhận và ý thức nghệ thuật đã có nhiều thay đổi nhưng những bài thơ của Thế Lữ viết ở giai đoạn đầu vẫn còn làm say mê người đọc, những vở kịch của ông vẫn còn được tiếp tục dàn dựng công diễn. Thế Lữ thực sự là một nghệ sĩ đích thực, là niềm tự hào của nền thi ca dân tộc qua mọi thời đại.

Sa Ti
Xem chi tiết
Vân Trường Phạm
16 tháng 3 2021 lúc 19:52

1 trong 4 kiểu câu trên là gì v bạn

Vân Trường Phạm
16 tháng 3 2021 lúc 19:58

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

Mun mập
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 2 2021 lúc 7:49

Bạn tham khảo :

Mở bài:

Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.

Thân bài:

Nhà thơ Thế Lữ:

Xuất thân và vị trí của Thế Lữ trên văn đàn:

Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng. Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.

Những hoạt động chính của Thế Lữ:

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và sớm được học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo.

Ông sớm tham gia các hoạt động nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ngay từ buổi đầu. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ở thời kì này, Thế Lữ hoạt động vo cùng sôi nổi, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kịch sân khấu Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Ngoài ra, Thế Lữ còn viết truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị. Những tác phẩm của ông có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn, giọng kể thâm trầm, cốt truyện đầy kịch tính gây được sự say mê trong lòng người đọc.

Khi kháng chiến nổ ra, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Khi đất nước giải phóng, Thế Lữ vẫn tiếp tục cống hiến sức mình vì sự nghiệp phát triển nền văn học dân tộc. Năm 1986, ông qua đời tại Hà Nội.

Tác phẩm chính của Thế Lữ:

Sáng tác chủ đạo của Thế Lữ ở giai đoạn đầu là thi ca. Ông để lại các tập thơ nổi tiếng như: Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới (1941). Thế Lữ còn viết kịch, truyện ngắn, truyện dài. Tác phẩm kịch: Dương Quý Phi (1942), Người mù (1946), Cụ đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đề Thám (1948), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952). Tác phẩm truyện: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953). Ông còn viết lời bài hát: Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối

Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,… Dù thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, song khi nhắc đến Thế Lữ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ tài hoa, người mở đầu cho sự cách tân trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đánh giá về Thế Lữ:

Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp. Đánh giá sự nghiệp Thế Lữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ghi: “… công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai Thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa”…

Để ghi nhận điều này, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã trân trọng nêu tên ông ở đầu tập sách như một nhà tiên phong. Còn Xuân Diệu ca ngợi Thế Lữ được “người đương thời ưa thích nhất giữa các nhà thơ mới khoảng 1932 – 1937”. Có lẽ, có được vinh dự đó là do bởi thơ Thế Lữ lúc nào cũng nhẹ nhàng, tinh tế; vừa như tiếng ca ở trong lòng lúc bay bổng, lúc âm thầm; lại vừa như tiếng gió thổi, tiếng sáo reo lúc xa lúc gần, có sức mê hoặc lạ thường.

Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này…Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam… Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.

Đó cũng là đánh giá danh giá nhất dành cho một nghệ sĩ đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà.

Phong cách thơ Thế Lữ:

Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Bởi thế, thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở mọi âm thanh và sắc màu. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng.

Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau. Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại.

Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh.

Ông muốn dược sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la, rộng lớn hơn. Dường như thực tại nhỏ bé không thể bao chứa nổi tâm hồn đang sôi nổi của ông. Tâm sự và khát vọng của Thế Lữ cũng là tâm sự và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang cuộn mình tìm lấy một lối đi riêng.

Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,…

Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là “người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh”.

Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, Sự ông và Đề Thám, hai vở kịch được ông sáng tác và biểu diễn trong những năm kháng chiến. Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới.

Kết bài:

Những gì có giá trị sẽ luôn còn mãi với thời gian. Tuy ngày nay, thị hiếu tiếp nhận và ý thức nghệ thuật đã có nhiều thay đổi nhưng những bài thơ của Thế Lữ viết ở giai đoạn đầu vẫn còn làm say mê người đọc, những vở kịch của ông vẫn còn được tiếp tục dàn dựng công diễn. Thế Lữ thực sự là một nghệ sĩ đích thực, là niềm tự hào của nền thi ca dân tộc qua mọi thời đại.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 12 2019 lúc 9:12

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)

b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:

   - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

phạm thuỳ linh
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
11 tháng 6 2018 lúc 8:14

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
hok tốt

Hà Thị Thu
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:18



Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tựlực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đă gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Ham Học Hỏi
4 tháng 1 2018 lúc 20:05

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Đạt Trần
4 tháng 1 2018 lúc 20:37

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Spent Ryder
Xem chi tiết
Thời Sênh
24 tháng 12 2018 lúc 20:51
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Huỳnh lê thảo vy
15 tháng 1 2019 lúc 6:31

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Nguyễn Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm
21 tháng 4 2022 lúc 10:51

Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam

Tình cảm của em