Những câu hỏi liên quan
Trần Hoàng Nam
Xem chi tiết
Lê Thúy Kiều
Xem chi tiết
Ngô Trương Gia Hân
Xem chi tiết
Trang Tong thi
Xem chi tiết
Như Nguyệt
20 tháng 1 2022 lúc 17:58

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình? Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. ..Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.

Bình luận (0)
Thanh Thanh Nguyệt
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 5 2021 lúc 9:00

Tham khảo nha em:

Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

Bình luận (1)
I love Văn
20 tháng 5 2021 lúc 9:44

Tham khảo

Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Bình luận (1)
cooooo
Xem chi tiết
Băng Băng
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 2 2022 lúc 20:55

Em theo các ý mà chị gợi ý để viết nhé!

Nêu ra câu chủ đề (VD: Trong cuộc sống này, sự cống hiến của tuổi trẻ là một trong những điều quan trọng nhất...)

Thế nào là sự cống hiến của tuổi trẻ?

Biểu hiện?

Dẫn chứng (Trong tình hình dịch bệnh Covid19 hiện nay)?

Trái ngược với sự cống hiến?

Liên hệ bản thân em (Em đã làm gì để thể hiện sự cống hiến?)

Kết luận lại. 

Bình luận (1)
ánh nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 6 2021 lúc 13:57

Tham Khảo !

Ở hiện tại mỗi chúng ta ai cũng có nhiều suy nghĩ về sự hi sinh của người lính giữa thời bình. Và tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước hết, ta cần hiểu hi sinh là gì? Sự hi sinh chính là dám xả thân quên mình để cứu lấy mạng sống của người khác. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, hơn hết, nó luôn ẩn chứa trong mỗi trái tim người lính. Trong thời chiến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những anh lính cụ Hồ xông pha ra trận tiêu diệt quân thù để giành lấy độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Trong thời bình, những tưởng đôi vai của các anh sẽ bớt gánh nặng hơn. Nhưng không, các anh vẫn phải chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ biên cương, giữ yên bề cõi cho nước nhà. Hễ có kẻ nào lăm le xâm lược là các anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để đập tan mộng xâm lược của thế lực ngoại xâm. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình phòng chống và đẩy lùi dich bệnh covid 19, các anh còn hi sinh chỗ ở của mình để nhường chỗ cho người dân cách li. Hơn thế nữa, người lính còn thức khuya dậy sớm, nấu cơm cho họ ăn. Để họ an tâm chữa bệnh, để họ sớm được trở về bên gia đình. Thật vậy, kể làm sao cho hết những hi sinh mà người lính dành cho chúng ta. Bởi lẽ đó mà Nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với cách mạng, tổ quốc. Cảm ơn các anh - những người lính cụ Hồ rất nhiều!

 
Bình luận (0)
Sad boy
10 tháng 6 2021 lúc 13:58

Tham khảo

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hẳn bạn nào cũng có nhiều suy nghĩ về sự hi sinh của người lính giữa thời bình. Và tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước hết, ta cần hiểu hi sinh là gì? Sự hi sinh chính là dám xả thân quên mình để cứu lấy mạng sống của người khác. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, hơn hết, nó luôn ẩn chứa trong mỗi trái tim người lính. Trong thời chiến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những anh lính cụ Hồ xông pha ra trận tiêu diệt quân thù để giành lấy độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Trong thời bình, những tưởng đôi vai của các anh sẽ bớt gánh nặng hơn. Nhưng không, các anh vẫn phải chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ biên cương, giữ yên bề cõi cho nước nhà. Hễ có kẻ nào lăm le xâm lược là các anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để đập tan mộng xâm lược của thế lực ngoại xâm. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình phòng chống và đẩy lùi dich bệnh covid 19, các anh còn hi sinh chỗ ở của mình để nhường chỗ cho người dân cách li. Hơn thế nữa, người lính còn thức khuya dậy sớm, nấu cơm cho họ ăn. Để họ an tâm chữa bệnh, để họ sớm được trở về bên gia đình. Thật vậy, kể làm sao cho hết những hi sinh mà người lính dành cho chúng ta. Bởi lẽ đó mà Nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với cách mạng, tổ quốc. Cảm ơn các anh - những người lính cụ Hồ rất nhiều!

  
Bình luận (1)
Nguyễn Hoàng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 6 2023 lúc 9:38

Một số ý:

- Quê hương là nơi mà con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Nó là nơi gắn bó vô cùng sâu đậm trong tâm hồn của mỗi người, là nguồn cảm hứng để ta tiếp tục phấn đấu và hy vọng trong cuộc sống. Do đó, sự gắn kết giữa con người với quê hương mình có ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt.

- Sự gắn kết này giúp con người ta hiểu rõ hơn về bản thân mình và nhận thức được giá trị  văn hóa, lịch sử và truyền thống của quê hương mình. Từ đó, con người ta thêm một tình yêu nồng nàn sâu sắc với nơi nghĩa tình ấy rồi họ mới có động lực phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn giúp quê mình phát triển hơn.

- Sự gắn kết giữa con người và quê hương còn giúp ta duy trì và phát triển giá trị văn hóa đặc trưng của quê hương. Những giá trị này không chỉ là của riêng mỗi người, mà còn là của cả một cộng đồng và dân tộc. Việc duy trì và phát triển giá trị văn hóa này giúp ta giữ gìn và phát huy những đặc trưng độc đáo của quê hương, đồng thời cũng giúp ta tôn vinh và truyền bá những giá trị này đến thế hệ sau.

- Liên hệ câu nói: "Một người không yêu quê hương của mình, cũng không thể yêu và đóng góp cho xã hội của mình một cách tốt đẹp." - Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh).

"Một người không yêu quê hương của mình, là một người không có tâm hồn." - Jose Rizal.

Câu nói này thể hiện rõ ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương. Nếu một người không yêu quê hương của mình, có thể hiểu là họ không có tình cảm, trách nhiệm hay lòng tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên. Từ đây, ta thấy rằng sự gắn kết giữa con người và quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm và tâm hồn của mỗi người.

+ Liên hệ bản thân.

- Dẫn chứng:

+ Trong lịch sử Việt Nam, sự gắn kết giữa con người với quê hương đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và Mỹ. Những người lính Việt Nam đã hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương và giữ gìn độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ đã chứng tỏ rằng tình yêu quê hương là một sức mạnh vô cùng lớn lao, có thể thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

+ Nhiều người đã trở thành những tình nguyện viên, đóng góp cho cộng đồng của mình bằng cách giúp đỡ những người khó khăn, xây dựng các dự án công cộng hay bảo vệ môi trường. Những hành động này cho thấy rằng sự gắn kết giữa con người với quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm xã hội.

+ .....

- Tổng kết: khẳng định lại ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.

Bình luận (0)