Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng người mẹ
Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng người mẹ
Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về tình yêu quê hương trong mỗi con người.
Đề 3: Suy nghĩ của anh chị về tình người trong cuộc sống hiện nay.
Đề 4: Suy nghĩ của anh chị về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay.
(viết bằng đoạn văn).
Thanh niên là nguồn lực lao động mạnh mẽ của đất nước. Thanh niên cũng là lớp người sẽ thay thế các bậc cha anh làm chủ đất nước. Thế nhưng, trong thanh niên nước ta hiện nay, một số cá nhân chạy theo lối sống vật chất, ngày càng trở nên ích kỉ và vô cảm. Không những thế, hiện tượng vô cảm có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội. Lối sống vô cảm là một vấn đề nan giải trong xã hội nước ta ngày nay.
Thân bài: * Vô cảm là gì?Vô cảm là không có cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Xét từ góc độ tâm lí, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội.
Sống vô cảm là lối sống vị kỉ thiếu cởi mở. Người vô cảm thiếu sự nhạy cảm đối với những vấn đề xã hội, của đất nước. Họ không quan tâm, không chia sẻ với những người xung quanh. Thậm chí vô tâm trước lợi ích của người khác, của cộng đồng, của đất nước.
* Những biểu hiện của lối sống vô cảm trong thanh niên ngày naySống vô cảm là lối sống khá phổ biến ở khắp mọi nơi, mọi giới, mọi lứa tuổi. Nhất là ở tầng lớp thanh niên.
Người có lối sống vô cảm thường bàng quan trước cái xấu, cái ác trong xã hội. Họ không phân biệt đúng – sai, phải trái. Họ cũng không dám tố cáo những hành vi sai trái, độc ác, gây tổn hại cho xã hội.
Người vô cảm khi thấy người khác gặp khó khăn hoạn nạn thường ngoảnh mặt làm ngơ. Thấy người đang trong nguy kịch họ cũng dửng dưng như không. Trên đường phố, khi người khác xảy ra tai nạn, người vô cảm thường chỉ biết đứng nhìn. Họ vì tò mò mà đến xem chứ không phải để hỗ trợ giúp đỡ người bi nạn.
Người vô cảm không những dửng dưng trước nổi đau của người khác mà còn không dám bảo vệ kẻ yếu thế. Họ không muốn liên lụy khi can thiệp hay hỗ trọ người khác. Đối với họ “an toàn là thượng sách”. Gặp người bị cướp trên đường, người vô cảm thường hay lánh đi. Thấy người khác làm việc sai trái hay phạm pháp, người vô cảm xem như không thấy. Họ luôn sống trong sợ hãi. chỉ biết lo an toàn cho bản thân, mặc kệ người khác.
Người vô cảm sống theo kiểu thực dụng chỉ biết “nhận” chứ không biết“cho”. Họ ít không biết nghĩ về người khác. Họ bất chấp thủ đoạn, dù biết là vi phạm pháp luật, thuần phong mĩ tục, để đạt được cái mà mình cần, mình muốn bằng mọi giá. Bởi thế, người vô cảm thường hay lợi dụng công việc, lợi dụng người khác để chuộc lợi riêng mình.
Người vô cảm luôn sống lạnh nhạt, thờ ơ với bạn bè, hàng xóm. Họ ngại giao tiếp, không muốn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Người vô cảm thiếu đoàn kết, yêu thương, không gắn bó với mọi người. Họ khép kín cuộc đời mình trong một thế giới riêng. Bởi le, họ sợ người khác phát hiện những sai trái của mình.
Người vô cảm không quan tâm đến những công việc chung của tập thể, của đất nước. Đối với họ, tập thể hay đất nước đều vô nghĩa. Chỉ có họ và lợi ích của họ là tồn tại.
* Nguyên nhân dẫn đến lối sống vô cảm:Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nó. Tư tưởng thực dụng đang ăn sâu, len lỏi vào trong đời sống của đại bộ phận các gia đình kể từ khi đất nước mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế. Cuộc cạnh tranh khốc liệt về việc làm và lợi ích khiến con người bất chấp thủ đoạn để đạt lấy lợi ích. Họ không quan tâm đến vấn đề tình cảm hay đạo đức nghề nghiệp. Bởi ai thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển di len. Ai thất bại sẽ gánh lấy nợ nần và nghèo khổ.
Dân số tăng nhanh, trong khi việc làm không đáp ứng được yêu cầu. Bởi thế, để tìm kiếm mọt việc làm ổn định, có thu nhập cao người ta không ngại ngần bêu xấu, hãm hại lẫn nhau.
Mặt khác, lối sống ích kỉ của người Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh “vô cảm” này. Người Việt vừa có lối sống cộng đồng cởi mở, lại vừa khép kín theo từng nhóm xã hội nhỏ. Nhóm này công kích nhóm kia nhằm giành lấy một lợi ích nào đó. Trước mặt thì niềm nở vui tươi vì tế nhị. Sau lưng thì xì xầm, chỉ trích vì không hài lòng hoặc đó kỵ.
Cách giáo dục con cái trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đén lối sống vô cảm của thanh niên ngyaf nay. Ngày càng có nhiều phụ huynh cưng chiều con quá mức cần thiết. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của con một cách vô điều kiện và thiếu suy nghĩ. Họ dạy con cái biết đề phòng và tránh xa cái xấu, cái ác. Nhưng lại không dạy con cái biết chia sẻ, quan tâm và sống có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Con cái tiếp nhận một chiều bởi thế ngày càng ích kỉ, vô tâm hơn.
Phần lớn các bậc cha mẹ bận rộn với công việc, không thường xuyên quan tâm giáo dục con cái. Thậm chí, có gia đình còn ỷ thách con cái cho người khác chăm sóc và giáo dục. Xã hội nảy sinh quá nhiều vấn đề hệ trọng như tệ nạn xã hội, ma túy, trộm cướp, tham nhũng,… không còn thời gian quan tâm đến sự phát triển tâm lí và hành vi của giới trẻ.
Thanh niên ngày nay ít được trang bị kĩ năng sống đầy đủ và cần thiết. Nội dung giáo dục trong nhà trường nặng về rèn luyện tri thức và kĩ năng nghề nghiệp. Chương trình giáo dục ít quan tâm đến văn hóa ứng xử và đạo đức đời thường. Đặc biệt là kĩ năng sống thân thiện, giàu tình yeu thương và năng lực kết nối cộng đồng. Phương pháp giáo dục nặng về những bài học đạo đức khô khan, thiếu thực tiễn. Vai trò của Đoàn, Đội còn nhiều bất cập, chưa đổi mới và chưa có sức hút các lực lượng thanh niên tham gia vào công tác đoàn thể.
Do chính cách sống vô cảm của người lớn đã ảnh hưởng đến tính cách người trẻ. Ở nhà, nếu nghe cha mẹ nói chuyện, cư xử với những người khác theo kiểu thực dụng thì những đứa con cũng có cách sống thực dụng. Khi chơi với bạn, chúng sẽ tính toán xem mình được lợi gì. Ở trường, nếu có học sinh bị bạn bè ức hiếp, tẩy chay nhưng giáo viên không hề quan tâm, giúp đỡ, thì các em sẽ dần mất đi sự rung cảm trước mọi việc và thiếu lòng nhân.
Một phần rất lớn xuất phát từ bản thân thanh niên. Họ thiếu năng động trong việc tiếp cận và tieps nhận các giá trị nhân văn trong xã hội. Họ lười biếng và ỷ lại gia đình. Trước cuộc sống tiện nghi, họ đua đòi, chạy theo lối sống thời thượng, không lo bồi dưỡng nhân cách, đạo đức. Họ thích giải trí tầm thường, không quan tâm đến nghệ thuật. Đặc biệt là loại hình nghệ thuật có tính giáo dục cao.
Họ cũng chê bai các giá trị truyền thống, xem đó là lạc hậu, lỗi thời. Họ tiếp nhận và tôn vinh các giá trị văn hóa lệch lạc, tầm thường. Họ thần tượng những nhân vật mang tính giải trí nhất thời. Từ đó đạo đức bị suy thoái trầm trọng, lệch lạc cả trong suy nghĩ và hành động.
* Hậu quả của lối sống vô cảmNgười sống vô cảm sẽ bị mọi người xem thường, xa lánh. Từ đó dẫn đến sống cô đơn, dễ bi quan, thiếu sức mạnh tinh thần để vượt lên trong cuộc sống. Sự vô cảm giết chết nhân cách và lý tương của con người.
Nhiều người sống vô cảm, cuộc sống sẽ thiếu tình thương, thiếu thân thiện. Chất lượng sống sẽ giảm sút, truyền thống đạo đức của dân tộc sẽ bị bào mòn.
Lối sống vô cảm không phù hợp với xu thế sống hiện nay. Vì muốn thành công phải biết hợp tác, biết chia sẻ.
* Giải pháp khắc phục lối sống vô cảm:Tạo một môi trường sống giàu tình yêu thương. Những người trong gia đình cần yêu thương nhau để thể hiện tình thương đó một cách chuẩn mực. Cha mẹ mẫu mực, con cái sẽ học hỏi và noi theo. Không chỉ là tấm gương tốt, người lớn trong nhà cần thường xuyên giáo dục tình thương cho trẻ bằng những việc hết sức cụ thể. Chẳng hạn như giúp đỡ người thiệt thòi, dẫn trẻ đến thăm trại mồ côi, mua vé số ủng hộ người khuyết tật mưu sinh…
Nhà trường cần chủ động tạo điều kiện để trẻ tham gia lao động công ích, hoạt động xã hội, tham gia dã ngoại và các hoạt đọng ngoài trường học. Qua đó kết tình đồng đội, hình thành ý thức cộng động, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên,…
Những cách nghĩ, thái độ, hành vi vì cộng đồng cần được tuyên dương công khai, và những cách hành xử ngược lại phải bị phê phán. Thầy cô giáo không chỉ là người dạy mà còn phải thật sự sống cảm xúc để làm gương cho học sinh của mình.
Xã hội nên quan tâm nhiều cho một người nhiều tin tưởng và đáng tin cậy để có lời khuyên hữu ích.
* Bài học:
– Ra sức học tập tri thức, rèn luyên nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích. Tích cực đem sức mình xây dựng hạnh phúc bản thân, đóng góp phát triển đất nước.
– Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để hòa nhập với cuộc sống chung của xã hội. Biết cảm đồng cảm, chia sẻ với những buồn vui của người khác.
– Lấy tình thương làm lẽ sống, nâng cao lý tưởng sống vì công đồng, vì đất nước. Sống trong yêu thương sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực.
Kết bài:Sống vô cảm là lối sống ích kỉ, lệch lạc và nguy hại. Cần phải xây dựng một lối sống hài hà, giàu lòng yêu thương, gắn kết bản thân với cộng đồng. Mỗi cá nhân sống tốt đẹp sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp. Không có gì có thể gắn kết con người lại với nhau tốt hơn tình yêu thương giữa người và người trong thế giới này.
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.
Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.
Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO
BÀI VIẾT SỐ 2 (Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
Đề: Từ hình tượng cánh diều và sợi dây, anh chị có suy nghĩ gì về quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
Mọi người giúp em với ạ! Em đang bí quá!
Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!
viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ
Tham khảo:
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Bạn tham khảo nhé:
Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn,…Facebook có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự,…Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh. Hạn chế những tác hại của Facebook và chặn đứng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách. Nhà quản lý cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường Facebook, gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để sử dụng Facebook một cách hữu ích. Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh.
từ nhân vật bà cụ tứ anh chị có suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ trong gia đình hôm nay.
Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất , mẹ chính là người sinh thành ra ta , không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ , người dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta. Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm. Ôi!em mong mẹ sống mãi vs em
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
“… mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.”
Giúp em với ạ em cần gấp
Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau " Cúng mẹ...bưng khác" của những đứa con trong gia đình. Từ đó anh chị có suy nghĩ gì về vai trò của tình cảm gia đình đối với con người trong cuộc sống hôm nay
Để hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc của đoạn trích, cần phải nắm được vị trí của nó trong tác phẩm và phải biết dựng lại bối cảnh của câu chuyện. Phần đầu của đoạn trích, tiếng hò của chú Năm là chi tiết cần đặc biệt lưu ý. Phần sau đoạn trích, không nên bỏ qua nghệ thuật chuyển từ miêu tả các hiện tượng bên ngoài vào miêu tả tâm lí nhân vật một cách hết sức tự nhiên. Cũng cần nói được cái hay của chi tiết về mùi hoa cam...
Khi làm bài, không nên gán cho các hình ảnh, chi tiết những “ý nghĩa” quá rõ ràng, thuần lí. Sự thực, các hình ảnh, chi tiết trong đoạn trích đã hoàn toàn vượt lên tính chất minh hoạ đơn giản để đạt tới sức ám ảnh đích thực của nghệ thuật.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một truyện ngắn đậm chất tiểu thuyết. Hiện thực được miêu tả trong tác phẩm bề bộn, phức tạp và sống động. Các nhân vật đã sống tận cùng bản chất riêng tư của chính mình. Tính cách của họ không bị bào gọt đi cho phù hợp với ý đồ chủ quan của nhà văn, mà phát triển một cách tự nhiên và hợp logic, nói được với ta nhiều điều có ý nghĩa về cuộc đời. Trong truyện có nhiều chi tiết rất đắt vừa diễn tả được cái “góc cạnh’’ của hiện thực chiến đấu khốc liệt, vừa chứa đựng những tầng nghĩa thâm trầm khiến độc giả tiếp xúc một lần cũng không thể nào quên. Một trong những chi tiết thuộc loại đó là chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má đi gửi trước ngày lên đường nhập ngũ. Nó được kể lại trong đoạn văn rất giản di, cô đọng, từ “Trong lúc chị Chiến...” tới "... lội hết đồng này sang bưng khác”.
- Đọc cả truyện ngắn, chúng ta đã biết Chiến và Việt là hai chị em trong một gia đình có mối thù sâu sắc với quân giặc. Cả ba và má họ đều đã bị chúng giết chết. Hai chị em sống nương tựa vào nhau và được chú Năm đùm bọc, dạy dỗ. Họ đã xin nhập ngũ cùng một ngày. Trước khi lên đường, họ gửi đứa em nhỏ và bàn thờ má sang nhà chú.
- Là một nhà văn có trực giác nghệ thuật hết sức nhạy bén, tác giả đã không quên tạo một điểm nhấn với chi tiết “khiêng bàn thờ”, khiến tác phẩm đạt tới chiều sâu đáng kể. Người đọc có thể ngạc nhiên: làm sao nhà văn lại có thể chớp bắt được chi tiết hiếm, quý đó trong hiện thực để rồi biến nó thành một tín hiệu nghệ thuật sáng giá? Có thể giải thích bằng lí do tài năng và vốn sống. Chính những yếu tố ấy cho phép tác giả nhìn ra những mối liên hệ sâu xa giữa các sự vật ẩn dưới một số hiện tượng có vẻ ngẫu nhiên, rồi từ đó “bắt” người đọc nhận thức lại những “câu chuyện vặt vãnh’’ thường bị họ bỏ qua một cách phí hoài.
- Trước khi trực tiếp tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ, nhà văn đã nhắc tới một cách có dụng ý tiếng hò của chú Năm. Đây không phải là một âm thanh vô tình. Một cách hết sức tự nhiên, nó “dự báo” ý nghĩa của hành động sẽ được kể đến ở sau. Chắc chắn tiếng hò phải bao hàm một “thông tin” gì thật đặc biệt mà chú Năm (hay đúng hơn là tác giả) muốn ta lưu ý. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng hò lại được miêu tả kĩ như thế, từ cao độ, trường độ đến tiết tấu, âm sắc và hình như cả nội dung hàm chứa. Đây không phải là “giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông” chỉ có tác dụng gợi lên một nét riêng của phong cảnh. Đây là "lời thề dữ dội”, lời “nhắn nhủ, tha thiết” khiến người nghe không thể yên được. “Ánh nắng chói chang” giữa ban ngày đã tước bỏ đi sự mượt mà không cần thiết để tất cả phơi lộ ra mật bản chất nhất của chúng, theo một kiểu đầy kích thích: “nổi lên”, “cất lên như một hiệu lệnh”, “kéo dài”, “vỡ ra”, “ngắt lại”... Chỉ tả tiếng hò mà nhà văn đã làm dấy lên trong lòng người đọc bao dự cảm về hiện thực. Câu văn càng cố viết bằng giọng khô, đanh, lại càng có sức đập mạnh vào tri giác, cảm giác của người đọc.
- Với một tâm thế tiếp nhận đã được chuẩn bị trước ít nhiều (nhờ tiếng hò rất lạ của chú Năm), độc giả bỗng “vỡ ra” được nhiều ý nghĩa từ cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ đi gửi. Bàn thờ là vật thiêng liêng trong mỗi gia đình. Việc thay đổi vị trí của nó cũng như việc bày biện không thể tiến hành một cách tuỳ tiện như đối với các đồ vật khác. Chúng bao giờ cũng phải xuất phát từ những lí do đặc biệt. Việc chị em Chiến, Việt đem gửi bàn thờ sang nhà chú nói lên rất rõ quyết tâm của hai chị em: lên đường đánh giặc để trả thù cho ba má. Thông thường, bỏ mặc bàn thờ là có tội. Nhưng hành động của Chiến, Việt chắc sẽ được vong linh người chết đồng tình, bởi họ ra đi là vì người đã nằm xuống, và trước khi đi, họ đã không quên gửi gắm, khấn nguyện một cách chân thành. với chiếc bàn thờ trên vai, hình như cả Chiến lẫn Việt đều thấy mình gần với má hơn bao giờ hết. Nỗi lòng, tâm sự, lí do lên đường của họ được dịp bộc lộ một cách tự nhiên: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Nguyễn Thi khéo chuyển mạch văn từ miêu tả những hiện tượng bên ngoài đến miêu tả thế giới bên trong của nhân vật. Mọi chi tiết đưa ra đều súc tích, cùng một lúc nói được nhiều điều. Khi tả “bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng” và tư thế khiêng bàn thờ gọn ghẽ của chị Chiến, tác giả đâu phải chỉ dừng lại ở việc kể câu chuyện đã xảy ra lúc đó. Ông muốn ta hãy lưu ý tới tính xốc vác như một biểu hiện rất cơ bản của tính cách nhân vật. Rồi khi nói tới tiếng chân “bịch bịch” của chị Chiến là khi nhà văn tạo cho độc giả cơ hội nhìn sâu hơn vào nội tâm của Việt, và men theo dòng chảy nội tâm ấy mà hiểu ra tất cả ý nghĩa của sự việc đang diễn tiến: “Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Triết lí trong lời nói thầm của nhân vật đã đến một cách tự nhiên, bất ngờ, hình như nằm ngoài chủ định. Đây chính là chỗ bộc lộ cái sâu sắc trong văn Nguyễn Thi: tính triết lí tự bật lên từ những tương quan mang tính bản chất nhất, cốt lõi nhất. Từ đây, người đọc càng ngẫm ra ý nghĩa khái quát, điển hình của chi tiết khiêng bàn thờ đi gửi: đó chính là cuộc chiến đấu của chúng ta - một cuộc chiến đấu có căm thù nhưng cũng có yêu thương; có sự quyết tâm nhưng cũng có sự thanh thản, nhẹ nhõm; có yếu tố hành động nhưng cũng có yếu tố tâm linh... Trong văn học chống Mĩ, tìm được một chi tiết thật “tiểu thuyết’’, thật cô đọng, nén chặt nhiều ý nghĩa như thế không phải dễ. Điều đó càng chứng tỏ tài năng xuất sắc của cây bút hiện thực nghiêm ngặt Nguyễn Thi.
- Ở cuối đoạn văn có một làn hương lạ xuất hiện: “Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”. Làn hương ấy nói lên chất trữ tình kín đáo mà sâu xa của văn Nguyễn Thi. Nó được nhắc đến cứ như không mà đầy dụng ý, và ngược lại, có dụng ý mà vẫn hồn nhiên như chính cuộc đời. Nếu ai đó cứ cố tình “khám phá” và gán ghép ý nghĩa này, ý nghĩa nọ rất mực cụ thể cho chi tiết đó, chắc chắn làn hương kia sẽ mất. Có lẽ chỉ nên hiểu rằng trong sáng tác của mình, Nguyễn Thi không bao giờ “trữ tình” một cách dễ dãi. Nếu có thì đó không phải là “trữ tình” của nhà văn mà là của chính cuộc sống dữ dằn, thô tháp nhưng không thiếu chất thơ này. Chính nó đã đưa lại cho người đọc những thoáng rung động cần thiết để sống và trụ vững giữa thời khốc liệt lúc bấy giờ.
- Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta có dịp hiểu sâu thêm thế nào là một hình tượng nghệ thuật, một chi tiết nghệ thuật đích thực. Chúng đi vào lòng người thật dễ dàng nhưng đã để lại biết bao ám ảnh, suy nghĩ và bâng khuâng.
viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ ( không phải bài trên mạng nha ) Giúp đii
C1: suy nghĩ của anh (chị )về tình mẫu tử ? ( Viết đoạn văn từ 10)
C2 nêu suy nghĩ của anh chị về tinh thần yêu nước trong thời đại ngày nay(10 dòng)?
C3: trình bày suy nghĩ của anh chị về hình ảnh người phụ nữ hiện đại ngày nay( khoảng 5 -7 dòng)
Cảm ơn bạn đã giúp mình!
1,Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử caoquý ấy không gì có thể sánh bằng.Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biễn Thái Bình dạt dào…”,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớnNếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.
2, Thực sự tôi rất biết ơn và cảm phục tinh thần hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, nhờ những nỗ lực, can trường, sự dũng cảm quên mình ấy mà chúng ta mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Được ăn học, được sống hạnh phúc trong vòng tay gia đình nhà trường và xã hội, được có tự do, bình đẳng, có quyền sống quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tất cả đều là được đổi từ máu xương và nước mắt của những thế hệ thanh niên đi trước, nhờ vào tấm lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc của cha ông mà ta mới có ngày hôm nay đây.Vậy, thế hệ trẻ ngày hôm nay phải có trách nhiệm như thế nào với Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước vốn là truyền thống quý báu của dân tộc từ bao đời nay? Hiện nay, đất nước ta tuy đã hưởng trọn nền độc lập, nhưng các bạn trẻ vẫn phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi. Phải luôn luôn cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn, tránh nghe những lời dụ dỗ kích động mà phản bội lại niềm tin của xã hội, nhà nước. Chiến tranh đã qua đi nhiều năm, việc cấp bách hiện tại là xây dựng đất nước ngày một vững mạnh để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời Bác đã căn dặn. Lực lượng thanh niên chính là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước, với lứa tuổi học sinh việc đầu tiên cần làm là phải chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, cần hằng ngày nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình. Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện, luôn bao dung và giúp đỡ người khác, mà đầu tiên chính là gia đình, bạn bè, thầy cô,... Có như thế mới có thể hoàn thành trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.
3,
Đúng vậy, người phụ nữ hiện đại trước hết là một người phụ nữ “Trí tuệHọ có trí tuệ , thông minh, chăm chỉ trau dồi không kém không kém nam nhân. Có thể thấy được điều này trong các cuộc thi quan trọng của quốc gia luôn có những tên tuổi là nữ xếp hạng rất cao. Người phụ nữ hiện đại có thể làm những công việc như của đàn ông và thậm chí hơn thế. Họ biết thế mạnh của mình là gì, biết mình có những gì, làm được gì. Phái đẹp nhưng không phải là phái yếu. Người phụ nữ tham gia các công việc xã hội và có nhiều đóng góp cho xã hội. Những công việc cần đến sự ân cần, khéo léo, mềm mại của người phụ nữ: đó là chăm sóc người già, tư vấn tâm lí, chăm sóc trẻ em, từ thiện …Họ muốn và có nhu cầu để khẳng định mình.Họ vẫn giữ nét mềm mại, khéo léo trong ăn nói, ứng xử, vẫn biết chiều chồng thương con, trân trọng quyền làm mẹ, làm vợ của mình. Họ có tri thức, vì vậy họ hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc nuôi dạy con cái và gây ảnh hưởng tới tính cách của con sau này. Do vậy, họ nuôi con khoa học hơn.
Chúc bạn học tốt#