Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Linh Phương
12 tháng 11 2016 lúc 16:42

-Sử dụng hình ảnh so sánh “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để làm rõ việc hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe từ từ mà chắc chắn,không cách chữa trị.
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào,tất cả những tế bào ấyđề cần ô xi.nhờ không khí ta thở, không khí xuyên thấm vào phổi.Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó.Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng dẫn đến sinh ra nhiều bệnh tật.
_ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao dẫn đến viêm phế quản.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào, máu không tiếp nhận ô xi làm sức khỏe bị giảm sút.
Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người hút?
Có người bảo: “tôi hút, tôi bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì?
Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
_Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh:bị nhiễm độc,đau tim mạch…Đặc biệt người mang thai khi hít phải sẽ sinh non hoặc con sinh ra đã suy yếu.
=>Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người,là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng nhanh. Để có tiền hút thuốc phải trộm cắp -> cốc bia -> ma túy -> phạm pháp.
_ Thực hiện chiến dịch chống thuốc lá.
_Nêu ra một số ví dụ và số liệu thống kê việc thực hiện chiến dịch.
_Những năm cuối sau khi thực hiện chiến dịch đã nêu khẩu hiệu: “Một Châu Âu không còn thuốc lá.

Bình luận (1)
Thảo Phương
12 tháng 11 2016 lúc 16:58

“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá.

Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 10 2019 lúc 10:29

Sơ đồ cách thức phát triển từ vựng:

Tổng về từ vựng lớp 9

 

Bình luận (0)
tân ĐẸP TRAI
Xem chi tiết
Thu Hà
1 tháng 5 2016 lúc 9:01

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

Bình luận (5)
anh nguyet
26 tháng 4 2019 lúc 18:50

- ôn tập bài Cây tre Việt Nam.

- ôn tập bài Sông Nước Cà Mau.

- viết bài văn tả người thân của em

- Viết bài văn tả cảnh.

Bình luận (0)
Vi Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Đặng Minh Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
6 tháng 12 2016 lúc 12:21
Câu 1: Sự khác nhau và giống nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm. - Giống nhau. + Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…+ Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm. - Khác nhau:-Văn miêu tả Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tảMục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.-Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.Câu 2:-Giống nhau: + Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng.+ Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm.-Khác nhau:Văn tự sự Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.Câu 3:- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.- Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.Câu 4:- Các bước thực hiện khi viết bài văn.+ Tìm hiểu đề và tìm ý.+ Lập dàn bài.+ Viết bài.+ Đọc và sữa chữa bài viết.-Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.Câu 5:- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy…- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả = > tính trữ tình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
Bình luận (0)
my yến
28 tháng 3 2018 lúc 8:52
Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả

Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Văn tự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự

Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.

++) Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.

Bình luận (0)
Lê Tiến Mạnh
5 tháng 10 2019 lúc 16:44

so sánh văn miêu tả , văn tư sư, văn bieu cảm

Bình luận (0)
Oppa Nam
Xem chi tiết
huynh van duong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Hoa
7 tháng 1 2018 lúc 9:00

cạnh ab nằm ở đâu

Bình luận (0)
Akari Yukino
7 tháng 1 2018 lúc 13:30

Mình có nè : Trong truyện cổ tích Thạch Sanh,Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ dân gian lập được nhiều chiến công hiển hách.Hãy viết một đoạn văn kể lại một chiến công mà Thạch Sanh lập được.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
buiminhchau
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
11 tháng 11 2021 lúc 10:25

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks

 

Bình luận (0)
Thượng Ẩn
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Dương
10 tháng 12 2016 lúc 17:07

mk chưa thi

Bình luận (0)
Hồng Hà Nguyễn
10 tháng 12 2016 lúc 19:50

Sorry mình chưa có

Bình luận (0)