Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa cái chết của Đăm Săn
Viết đoạn văn 7-9 câu nêu cảm nhận của em về ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm
Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Từ khóa tìm kiếm:
cảm nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm, cái chết của cô bé bán diêm có ý nghĩa gì, cái chết của cô bé bán diêm, suy nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, đoạn văn về cái chết của cô bé bán diêm
Bài làm
Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.
# Học tốt #
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Viết đoạn văn 10 - 15 câu nêu cảm nhận của mình về đăm săn trong đoạn trích về chiến thắng Mtao Mxay
Tham khảo:
Hình ảnh của người anh hùng này nổi bật lên trong chi tiết đó là cuộc chiến đấu để cứu Hơ Nhị những trận đấu diễn ra mạnh mẽ và nó đã làm cho hình ảnh của vị anh hùng này nổi bật hơn, hình ảnh đó đã làm cho nhân vật này hiện lên trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Các hình ảnh về vị anh hùng này đã hiện lên trong những lần múa kiếm với Mtao Mxay, những cuộc chiến đấu mạnh mẽ và hình ảnh của Đăm Săn hiện lên trong từng khoảnh khắc, ở hiệp 1, Mtao Mxay tỏ ra kiểu ngạo và là người múa kiếm trước, nhưng trước những hình ảnh đó Đăm Săn vẫn rất bình tĩnh và ôn tồn, ở chi tiết đó cho chúng ta thấy về tính cách của vị anh hùng này, một người luôn bình tĩnh và lý trí trước kẻ thù, sự ôn tồn và bình tĩnh sẽ để cho vị anh hùng này giải quyết công việc tốt nhất, những hình ảnh kiêu ngạo và những cuộc múa kiếm của kẻ thù không làm cho lý trí của Đăm Săn lung lay. Đăm săn có nhiều hình ảnh đẹp thông qua cuộc thách đấu với Mtao Mxay, Đăm săn là một anh hùng dũng cảm , mạnh mẽ trước những gì mà Mtao Mxay nói , không có một đắn đo gì Đăm săn đã nói ra những gì mà mình mong muốn, những hình ảnh đó đã tạo nên một người hùng dũng và tạo nên nhiều những ấn tượng sâu sắc trong long người đọc, hình ảnh người anh hùng này hiện hữu lên trên trong nhiều chi tiết và hình ảnh đó không chỉ mang lại cho con người những suy nghĩ nhất định, trước hình ảnh chiến đấu mạnh mẽ người anh hùng này đã làm nổi bật lên trong con người những hình ảnh hiện hữu sinh động và mạnh mẽ nhất, hàng loạt những hình ảnh đã thể hiện được điều đó đó là cuộc chiến một mất một còn giữa vị tù trưởng những hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc trong cuộc chiến đấu giữa các anh hùng của dân tộc sử thi.
Cần gấp ạ
1. Em hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 1 phẩm chất của Lão Hạc
2. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận về cái chết của Lão Hạc
2 Tham khảo
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Viết bài văn ngắn cảm nhận vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích.
Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về ý nghĩa nhan đề sống chết mặc bay
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
Đây chỉ là tham khảo có gì bổ sung thêm nhé
Dàn bài:
MB: Giới thiệu văn bản Sống chết mặc bay, hoàn cảnh ra đời [nếu em biết thêm], tác giả là con người như thế nào...
TB:
-"Sống chết mặc bay" ~ Từ cái nhan đề của nó đã cho ta biết được phần nào ý nghĩa của văn bản này.
+Sống chét mặc bay là một khẩu ngữ chỉ thái độ vô trách nhiệm (giải thích)
+Nhan đề thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một con người, cụ thể trong văn bản này là ông quan "cha mẹ của dân" ở một phủ nhỏ.
[Các chi tiết trong bài em trích dẫn chính xác từng câu chữ nhé, chị không có sách nên dẫn chứng có thể không chính xác :">
~Cảnh quan ngồi đánh bài, có người hầu hạ: "Điếu, mày!"...
~Có người xồng xộc chạy vào thì quan mắng: "Đê vỡ, thời ông cách cổ chúng-mày..." ]
~Lúc quan ù to một avsn bài cũng alflucs đê vỡ, số phận người dân lênh đênh...
-Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán những con người vô nhân tính, chỉ biết mình, ham chơi tổ tôm mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người khác đang bị đe dọa...
KB: Giải thích ngắn gọn về "Sống chết mặc bay", phê phán những tên quan xưng là "phụ mẫu" mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm.
*Luận điểm: gạch đầu dòng
*Luận điểm phụ: cộng đầu dòng
*Luận cứ: ~
Sống chết mặc bay Sống chết mặc "chúng-mày"
Từ "mặc bay" thể hiện thái độ hách dịch, sự vô trách nhiệm, "ta không quan tâm, không liên quan!" .
Chung qui, tác giả chỉ đám quan lại "thối nát" ở thời đại ấy. Chỉ biết ăn chơi, không quan tâm đến sự sống chết của đồng laoị. Luôn tỏ ra hách dịch với người khác.
Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng ) trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích bên dưới : Thế là Đăm săn lại múa. Chàng múa trên cao như gió bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lầm đổ lăn lóc. Khi chàng múa dưới thấp vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung." MOG MỌI NG GIÚP MIK VS Ạ 😥 Mik cần hơi gấp 😓
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày cảm nhận của em về cái chết của lão hạc
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng. Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,… Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Khi ông mặt trời ẩn mình sau ngọn núi, bóng đêm tràn về, ánh trăng thu chiếu rọi xuyên qua kẽ lá, ngước lên trời những ngôi sao lấp lánh, đêm thu tĩnh lặng yên bình đến mức làm cho ta có cảm giác mọi thứ đang chìm xuống, chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng làm ta bừng tỉnh.Ngày ngày lại trôi qua , thế là mùa thu lại đến, mùa gắn với một sự kiện đặc biệt trong đời đó là ngày tựu trường. Ngày mà bao học sinh nô nức cắp sách tung tăng đến trường mang bao ước vọng về một năm học mới với niềm hân hoan vô bờ. Ngày mà sau này dù có lớn cũng không thể quên, luôn đọng lại trong trong mỗi học sinh một cảm xúc về mái trường yêu dấu của mình. Mùa thu chỉ đơn giản vậy thôi, không càn quá nhiều thứ nhưng vô cùng đặc biệt với những cảm xúc đầu đời. Bước thật nhẹ trên con phố quen vào chiều thu. Nhắm mắt lại cảm nhận từng âm thanh, tiếng thở của mùa thu khiến ta rơi vào cảm xúc bâng khuâng đến lạ. Mùa thu đẹp lạ thường, từng cơn gió thoảng qua nhẹ nhàng, những tia nắng mỏng manh len lỏi qua từng tán lá mỏng. Bầu trời dường như cao, xanh và trong hơn, những đám mây thong dong chơi đùa. Hít thở hương vị thiên nhiên, mùi hương cỏ cây khiến lòng người bình an. Em rất thích mùa thu, cảm ơn những gì mùa thu mang lại, một mùa thu nhẹ nhàng chứa đầy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Viết đoạn văn khoang 5 7 dòng nêu cảm nhận về nhân vật Đăm săn thể hiện trong cảnh giao chiến với mtao mxay