Hãy viết 1 đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về hoc24! ^^
Hãy viết một đoạn văn nói về cảm nghĩ của em khi được lên lớp 7
khi được lên lớp 7, em rất vui nhưng cũng rất bùn.
Em hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về ngày 30/4.
bạn tham khảo nha
Về sự kiện lịch sử vĩ đại này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, thế hệ trẻ chúng tôi luôn cảm thấy rất tự hào về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước. Tự trong đáy lòng mình, chúng tôi rất biết ơn những công lao trời biển của thế hệ những người đi trước họ đã dành trọn cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để phụng sự cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Chiến thắng 30 tháng 4 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, là những công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù lớn nhất trên thế giới
Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng tôi càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng tôi nói riêng nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Quân sự-quốc phòng theo đường lối, chủ trương của Đảng đề ra.
Tinh thần chiến thắng 30/4/1975 bất diệt!
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước CHXHCN VIỆT NAM muôn năm!
Em hãy viết đoạn văn (5 đến 7) câu nói lên suy nghĩ và tình cảm của mình về công lao của họ Khúc và họ Dương đối với đất nước
Suốt triều dài lịch sử nước ta ,công lao của họ Khúc và họ Dương đóng vai trò rất lớn trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền tự chủ cho tổ quốc.Họ Khúc trong đó là Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã tự xưng là Tiết độ sứ,xây dựng nên một chính quyền tự chủ từ đây chế độ đô hộ của chính quyền phương Bắc chấm dứt trên danh nghĩa,...Tiếp sau đó Khúc Hạo,Khúc Thừa Mĩ tiếp tục sự nghiệp lớn lao.Ngoài ra,Dương Đình Nghệ và dòng họ Dương đã đẩy lùi,đánh tan quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi nước ta,khiến tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.Qua những chiến công,việc làm,đường lối đó đã thể hiện tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc,lòng yêu nước sâu sắc cũng như ý thức vươn lên,bảo vệ bình yên tổ quốc.Vì thế,em càng trân trọng,biết ơn những công lao của họ Khúc và họ Dương với đất nước.
Có điều gì sai sót thì mong bạn thông cảm nhé!
tham khảo
Suốt triều dài lịch sử nước ta ,công lao của họ Khúc và họ Dương đóng vai trò rất lớn trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền tự chủ cho tổ quốc.Họ Khúc trong đó là Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã tự xưng là Tiết độ sứ,xây dựng nên một chính quyền tự chủ từ đây chế độ đô hộ của chính quyền phương Bắc chấm dứt trên danh nghĩa,...Tiếp sau đó Khúc Hạo,Khúc Thừa Mĩ tiếp tục sự nghiệp lớn lao.Ngoài ra,Dương Đình Nghệ và dòng họ Dương đã đẩy lùi,đánh tan quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi nước ta,khiến tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.Qua những chiến công,việc làm,đường lối đó đã thể hiện tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc,lòng yêu nước sâu sắc cũng như ý thức vươn lên,bảo vệ bình yên tổ quốc.Vì thế,em càng trân trọng,biết ơn những công lao của họ Khúc và họ Dương với đất nước.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng20 dòng) nói lên cảm nghĩ của em về Bác Hồ
Tham khảo:
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói lên cảm nghĩ của mình đối với biển cả.
Tham khảo
Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận đã thành công trong việc miêu tả và biểu cảm. Bài thơ đã thể hiện sự khác lạ, đáng chú ý hơn cả đó là không gian ra khơi khác với lạ thường, không gian được mở rộng, mọi vật thể trong vũ trụ vận động theo sự tuần hoàn. Việc tác giả làm như vậy để thể hiện nội dung chính của bài thơ, nói lên cuộc sống lao động nơi đây thật sôi nổi, khẩn trương.
Tác giả viết theo trình tự ra khơi. Vùng biển Quảng Ninh hiện ra trước mắt người đọc hết sức hùng vĩ qua ngòi bút của Huy Cận;
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. "
Cảnh tượng đoàn thuyền ra khơi thật là đẹp, màu sắc ấm áp, âm thanh rộn ràng Cảnh buổi chiều trên vùng biển được miêu tả qua cái nhìn của dân chài. Đó là hình ảnh "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy và huyền ảo. Nhưng điều làm cho bài thơ của Huy Cận đáng chú ý đó là cách nói hết sức độc đáo, mới lạ. Tả mặt biển khi màn đêm xuống "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá để người đọc cảm nhận được biển trở thành ngôi nhà khổng lồ vừa có cửa đóng, then cài thì cũng là lúc "Đoàn thuyền đánh cá ra khơi". Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vừa lạc quan, vui tươi, yêu đời như trở về ngôi nhà ấm áp, an toàn:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
C
âu hát trở thành ngọn gió thổi căng buồm đưa con thuyền ra khơi băng băng rẽ sóng.
Nếu như ở trên tác giả Huy Cận với việc sử dụng cách nói độc đáo, miêu tả con thuyền ra khơi ta còn nhìn thấy được vẻ đẹp cua biển khi màn đêm buông xuống thì ở khổ thơ tiếp theo tác giả miêu tả cảnh biển hết sức thơ mộng:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Với ngòi bút tinh xảo, bút pháp lãng mạn, tác giả vẽ lên bức tranh biển lãng mạn: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, Với bút pháp miêu tả lãng mạn của tác giả, người đọc như cảm nhận thấy con thuyền như đang trôi, lạc vào xứ sở thần tiên. Trời cao, ánh trăng vàng biển như khoác bộ áo vàng, thuyền lướt nhẹ trên mặt nước lặng cảm nhận sự yên bình, thơ mộng của chốn đây, Sau khi miêu tả cảnh đẹp biển vào ban đêm, tác giả Huy Cận đã vẽ thêm cho bài thơ cảnh đẹp của bình minh:
"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"
Tác giả Huy Cận đã dùng bút pháp miêu tả để vẽ lên bức tranh cảnh bình minh thật huy hoàng. Tác giả thành công trong việc miêu tả đó là việc sử dụng bút pháp tả vẽ lên ba bức tranh biển mang vẻ đẹp khác nhau. Bức tranh cảnh bình minh tác giả đã miêu tả cảnh mặt trời lên và biển. Khi mặt trời lên, biển đã xoá đi bộ áo vàng của trăng cao thay vào đó là một màu áo đỏ rực. Biển đẹp nhưng với ngòi bút của tác giả còn đẹp hơn. Biển trong cảnh bình minh như nàng tiên cá với vẻ đẹp rực rỡ đang nô đùa vui chơi trên biển.
Huy Cận không những nói về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn thể hiện cuộc sống lao động mới.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
Tác giả dùng bút pháp hiện thực và lãng mạn đã thể hiện không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương. Công việc hết sức nặng nhọc. Họ phải làm thâu đem. Họ kéo xoăn tay có nghĩa phải dùng hết sức, tay căng phồng cuộn cuộn với nhau ở hai câu thơ sau:
"Váy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng"
Quả thực, tác giả Huy Cận đã phải đi và quan sát rất kĩ mới có thể tả như vậy. Hai câu thư trên miêu tả cảnh lưới đã được kéo lên, khoang thuyền đầy ắp cá. Vảy bạc, đuôi vàng chen nhau như "loé sáng" cả rạng đông. Cảnh tượng thật đẹp. Đây chính là thành quả lao động mà những người ngư dân thu được sau một đêm đánh cá vất vả, nặng nhọc. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"
Tác giả đã thấy rõ khi trở về người dân vẫn nguyên vẹn tình yêu cuộc sống. Họ vẫn tiếp tục lao động khẩn trương, chạy đua với thời gian: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
Khi ra đi "Câu hát căng buồm cùng gió khơi", khi làm việc hát bài ca gọi cá vào, bây giờ khi trở về họ cũng hát. Tâm hồn họ tràn đầy niềm vui. Họ yêu mến cuộc sống mới, họ được làm chủ cuộc sống, muốn cố gắng lao động xây dựng cuộc sống mới.
Tác giả còn vẽ lên con người trong cuộc sống mới. Tâm hồn những người đánh cá bay bổng cùng với niềm vui phơi phới:
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao".
"Trăng cao" cùng với ta, cùng kề vai sát cánh với "ta". Để thấy được con người trong cuộc sống mới họ hoà nhập cùng với thiên nhiên trong cảnh lao động. Con người trong cuộc sống mới họ là những người khỏe mạnh khoáng đạt, hết mình vì cuộc sống.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
Họ đã thực sự đầy đủ tự tin để làm chủ cuộc sống của mình. Thuyền và con người trở nên kì vĩ, to lớn. Thể hiện cách nhìn cuộc sống mới đầy tự tin, say sưa, hào hứng cùng những ước mơ bay bổng, hoà hợp chinh phục thiên nhiên của tác giả.
Tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận mang âm hưởng của bài thơ lao động khoẻ khoắn, bay bổng, Lời thơ dõng dạc, say mê. Cách gieo vần linh hoạt biến hoá luật bằng trắc. Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Tất cả những điều đó thể hiện được ý chí và nguyện vọng của tác giả. Đặc biệt đã thể hiện tài thơ độc đáo của Huy Cận. Độc đáo trong cách miêu tả, trong cách dùng từ đã tạo nên sự hấp dẫn của bài thơ. Tất cả những nghệ thuật đã dẫn dắt, thông suốt làm cho bố cục bài thơ mạch lạc, rõ ý.
"Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận là một bài thơ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ tràn ngập niềm vui phơi phới. Đây là bài ca của người lao động. Nói lên họ là những người cần cù, chịu khó nhưng tâm hồn hết sức lãng mạn, làm chủ cuộc sống, biển cả bao la với phong thái ung dung, đĩnh đạc. Bài thơ dưới bút pháp miêu tả còn ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Thể hiện chất thơ của Huy Cận rất độc đáo trong miêu tả và cách dùng từ.
theo mình ngữ là 150 từ chứ ko phải 150 câu
câu 4:Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
THAM KHẢO
Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực.
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
viết 1 đoạn văn ngắn từ 8-10 nói lên cảm nghĩ của em về công lao của đinh bộ lĩnh đối với đất nước
Đinh Bộ Lĩnh là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của các bạn đối với bác Hồ vĩ đại !!!
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
văn nêu cảm nghĩ của lớp 7 nha bạn
tham khảo nhé
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về 'văn nghệ là tiếng nói của tình cảm'
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”
Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm
3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.
Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.
Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.
“Tiếng nói của văn nghệ" được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chật chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh ba luận điểm:
- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tầm hồn.
- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.
1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống.
Nghệ sĩ không chỉ miêu tả hiện thực mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm", mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".
Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu hình ảnh đẹp để từ một ánh trăng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta “ ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.
2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu.
Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.
Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"', làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước. Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".
Nguyền Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm".
3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.
Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động”, rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống dược", nó níu giữ mãi trong lòng ta.
Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, lại mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tàm hồn cho xã hồn”. Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh “một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.
Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài "Tiếng nói của văn nghệ" không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn cùa bài tiểu luận này.
Cho 3 đề sau hãy chọn 1 đề :
1) Hãy viết văn hoặc thơ nói về cảm nghĩ về buổi tựu trường
2) Hãy viết văn hoặc thơ nói về cảm nghĩ về ngày khai giảng
3) Hãy viết văn hoặc thơ nói về cảm nghĩ ngôi trường mà em đang học
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.