Những câu hỏi liên quan
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Lan Anh
24 tháng 12 2016 lúc 10:11

1.

a) Dân cư

- Dân số đông, tăng khá nhanh

- Năm 2012:

+ Số dân : 4 300 000 000 (châu lục đông dân nhất thế giới)

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,1%

+ Mật độ dân cư cao 135 người/km2, phân bố không đều

b) Xã hội

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Ơrôpêôit, Môngôlôit.

- Ơrôpêôit phân bố ở Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á

- Môngôlôit phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Ôxtralôit phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

2.

a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

c) Dịch vụ: Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Chất lượng cuộc sống cao.

 

Bình luận (0)
Hợp Lê
Xem chi tiết
bích hoang
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
29 tháng 11 2021 lúc 6:41

Tham Khảo: ( hăm biết đúng hăm nữa ;-;)

Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC). 

Nhóm nước

Đặc điểm phát triển kinh tế

Tên nước – vùng phân bố

Phát triển cao.

Nền kinh tế - xã hội toàn diện

Nhật Bản

Công nghiệp mới.

Mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh.

Xi- ga- po, Hàn Quốc

Đang phát triển.

Nông nghiệp phát triển chủ yếu.

Việt Nam, Lào

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Công nghiệp phát triển nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng.

Trung Quốc, Ấn Độ,

Thái Lan

Trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

Khai thác dầu khí xuất khẩu.

Arập- Xêút, Bru- nây.

Bình luận (2)
Lily Nguyễn
29 tháng 11 2021 lúc 6:49
Nhóm nướcĐặc điểm phát triển kinh tếTên nước và vùng lãnh thổ
Phát triển caoNền kinh tế - xã hội phát triển toàn diệnNhật Bản
Công nghiệp mớiMức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanhXingapo, Hàn Quốc, Đài Loan
Đang phát triển

- Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng, dịch vụ phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp

- Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam

 

 

- Mianma, Lào, Băng-la-đét, Neepan,...

Giàu nhưng trình độ phát triển KT - XH chưa cao Nguồn dầu khí phong phú được nước khác đầu tư khai thác, chế biến xuất khẩuCô-oet, Bru-nây, A-rập-xê-út

* Chúc bạn học tốthaha

Bình luận (0)
♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:35

Câu 1:

* Thuận lợi :

+có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn.

+Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng.

+Các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào.

*Khó khăn :

+Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Bình luận (1)
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:53

Câu 2:- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.

- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

 
Bình luận (15)
thái sơn
Xem chi tiết
lạc lạc
24 tháng 11 2021 lúc 13:51

tham khảo

1.

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.

2

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.

Bình luận (1)
lạc lạc
24 tháng 11 2021 lúc 13:52

 

3.

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Bình luận (1)
lạc lạc
24 tháng 11 2021 lúc 13:55

4

Vị trí địa lí- Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi. - Vịnh biển: biển Ả-rập, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Péc-xích. => Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.

5.

Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:

- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000m và 500 -2000m.

- Phía tây nam:

+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.

+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).

+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.

- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m

Bình luận (1)
mimi
Xem chi tiết
Chanh Xanh
12 tháng 12 2021 lúc 9:01

TK

 

Khu vựcĐặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi

- Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch.

- Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, oliu, cây ăn quả cận nhiệt đới… Các nước phía Nam Xa – ha – ra trồng một số loại cây nhiệt đới như lạc, bông, ngô…nhưng sản lượng không lớn.

Trung Phi

- Các quốc gia ở Trung Phi phần lớn là nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu

- Đất đai thoái hóa, hạn hán kéo dài và nạn châu chấu là những nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra.

- Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá nông sản và khoáng sản trên thế giới không ổn định

Nam PhiCác nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi
Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
12 tháng 12 2021 lúc 9:02

Tham khảo

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 7 - Bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu  vực châu Phi

Bình luận (0)
(-_-)Hmmmm
12 tháng 12 2021 lúc 9:05
Khu vựcĐặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi

- Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch.

- Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, oliu, cây ăn quả cận nhiệt đới… Các nước phía Nam Xa – ha – ra trồng một số loại cây nhiệt đới như lạc, bông, ngô…nhưng sản lượng không lớn.

Trung Phi

- Các quốc gia ở Trung Phi phần lớn là nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu

- Đất đai thoái hóa, hạn hán kéo dài và nạn châu chấu là những nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra.

- Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá nông sản và khoáng sản trên thế giới không ổn định

Nam PhiCác nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi
Bình luận (0)
Annie Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
15 tháng 12 2017 lúc 20:24

Câu 2.

- Khí hậu:

Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

+, Mùa đông: lạnh khô

+, Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

=> Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Khí hậu thay đổi theo độ cao.

Phía Tây Bắc ít mưa( Hoang mạc Thar)

Sông ngòi:

- Sông Ấn, sông Hồng, sông Bra- ma- mút.

Cảnh quan:

Đa dạng: - Rừng nhiệt đới ẩm

- Xa van và cây bụi

- Hoang mạc

- Cảnh quan núi cao.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Anh Thư Trần
7 tháng 1 2021 lúc 9:38

Nhóm nước             |    đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội            |      Tên nước 

-Phát triển cao          |    -Kinh tế xã hội phát triển toàn diện            |    -Nhật Bản

-Công nghiệp mới    | -Công nghiệp hóa khá cao và nhanh            |    -Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan..

-Có tốc độ tăng        | - Công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp đóng|-Trung Quốc, Ấn độ, Ma-lay-xi-a

trưởng kinh tế khá  |vai trò quan trọng.                                             |

cao                          |

-Đang phát triển      |-Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông |- Lào, Mi-an-ma, Nê-pan, Cam-pu-chia..

                                 |nghiệp                                                           |

-Giàu nhưng trình   | -Nhờ có nguồn dầu khí phong phú được     |-Bru-nây, Cô-oét, A-rập-xe-út

độ kt-xh chưa cao   |nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác,   |

                                |chế biến,trở thành những nước giàu.           |

MÌNH KO CHỤP ĐC BẠN THÔNG CẢM NHA!!!!!!bucminh

Bình luận (0)
đăng quang hồ
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
27 tháng 11 2021 lúc 15:08

C

Bình luận (0)
Lương Đại
27 tháng 11 2021 lúc 15:08

Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước không đều, chỉ có một số quốc gia hình thành nền công nghiệp mới

Bình luận (0)
nguyenduckhai /lop85
27 tháng 11 2021 lúc 15:14

c

Bình luận (0)
llk
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:23

Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á

 

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Bình luận (0)