Viết một ết thúc mới cho truyện Thành Gióng hoặc Mã Lương
tưởng tượng 1 đoạn kết mới cho truyện Thánh Gióng hoặc Mã Lương(1 trang)
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Mã Lương cậu bé vẽ đẹp, thông minh hôm nào nay đã trở thành một vị vua đức độ, hiền tài. Người dân khắp nơi, ai nấy đều vui mừng vì có nhà vua luôn chăm lo cho cuộc sống của bách tính, trăm họ. Sau rất nhiều biến cố, cuối cùng cuộc sống của Mã Lương đã được hạnh phúc.
Sau khi vua cùng bọn hoạn quan trong triều đình tử nạn. Mã Lương được sự giúp đỡ của ông tiên người trao cho cậu chiếc bút thần giúp đỡ để cậu lên ngôi vua, trị vì thiên hạ. Những trung thần yêu nước, hết lòng ủng hộ nhà vua mới này. Dân chúng trong cả nước đều vui mừng bởi từ bây giờ, họ không phải chịu sự bóc lột của ông vua bạo ngược nữa, và hi vọng nhà vua mới sẽ mang đến cho họ cuộc sống ấm no cho thiên hạ. Chẳng bao lâu, sau khi Mã Lương lên ngôi người ta thấy khắp nơi trong nước đâu đâu cũng là đời sống hạnh phúc, đủ đầy. Nhà vua Mã Lương cùng quần thần đã ngày đêm làm việc không mệt mỏi, để giúp dân chúng thoát được nạn đói kém, có đủ ruộng đất cấy cày. Tài năng, đức độ của nhà vua cả nước ai cũng biết đến, họ đem lòng cám phục vị vua trẻ hết lòng vì đất nước.
Tình hình đất nước ổn định, vua quyết định trở về thăm quê cũ sau bao ngày xa cách. Người dân làng biết tin, ai cũng háo hức rủ nhau ra cổng làng đón nhà vua. Chẳng ai có thể nhận ra được cậu bé Mã Lương hôm nào, bởi giờ đây bước xuống xe ngựa là một vị vua uy nghiêm, bộc lộ những khí chất của vị hiền tài. Nhà vua trẻ, ân cần đến hỏi thăm từng người một, khuôn mặt ai nấy đều hạnh phúc vì cậu bé Mã Lương dù đã là vua nhưng vẫn tốt bụng, thảo hiền. Trước khi chia tay dân làng, nhà vua quyết định sẽ dành tặng cho mọi người một món quà đặc biệt. Vua, sai quân lính mang cây bút thần ra để vẽ tặng cho dân làng những vật dụng mà gia đình họ thiếu thốn. Qua từng nét vẽ của nhà vua, những đồ vật cứ dần hiện ra chẳng mấy chốc toàn bộ dân làng đã cầm trên tay món quà mà mình ưng ý. Và rồi nhà vua trẻ phải chia tay dân làng, trở lại kinh thành. Mọi người đều bịn rịn trong giờ phút ấy, nhưng trong lòng người ở lại trở thấy ấm áp bởi sự quan tâm, chia sẻ của vị vua đức độ, tài năng.
Thế là từ đấy về sau, dưới sự trị vì của vua Mã Lương đất nước luôn yên bình ấm no. Dân chúng khắp nơi đều hạnh phúc vì có được nhà vua anh minh, đức độ.
Viết một kết thúc mới cho truyện Thánh Gióng
thế là gióng bay lên trời, gọi là làng gióng
Đánh giặc ko màng danh lợi. Đánh giặc vì nghĩa lớn, giúp cho nước nhà. Gióng không đòi công lao,tiền bạc hay chức vọng.
Câu 9: Tại sao tác giả lại dùng kết thúc truyện rất mơ hồ "Nhưng sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu"?
A. Để truyện gần gũi với thực tế hơn
B. Giúp cho hình tượng Mã Lương càng lung linh hơn
C. Một cách nói ám chỉ sự hi sinh của Mã Lương
D. Quả thực Mã Lương đi đâu không ai biết.
Hãy tưởng tượng và viết một kết thúc mới cho câu chuyện “Cô bé bán diêm” hoặc truyện ngắn “Lão Hạc” bằng một đoạnvăn ngắn (khoảng 12–15câu).
Tham khảo:
Thực ra cô bé không chết mà cô chỉ ngất đi,lúc tỉnh dậy,cô thấy mình đang nằm trong bệnh viện.Cô cố nhớ lại những gì đã xảy ra với mình nhưng cô không thể nhớ được-đầu cô đau quá.Bỗng,bố cô bước vào phòng bệnh,ôm chầm lấy cô,nức nở khóc và xin lỗi cô vì bao lâu nay đã đối xử không tốt với cô.Ông nói ông đã suy nghĩ rất nhiều về những gì mình đã làm trước đây.Ông đã bỏ rượu và tìm được 1 việc làm tốt.Ông hứa từ bây giờ ông sẽ bù đắp những mất mát cô đã chịu trong thời gian trước. Và cuối cùng hai bố con học dắt nhau ra khỏi bệnh viện,dù trời rất lạnh nhưng họ không cảm thấy lạnh vì có một ngọn lửa của tình yêu thương đang nhen nhóm trong trí tim họ...
Em tham khảo:
Truyện ngắn Lão Hạc
Tuy nhiên, sự sắp xếp của lão lại không theo ý muốn mà người con trai lão đã trở về với sự thành đạt của công việc, lão chạy ngay sang nhà tôi và bảo:
- Ông Giáo ơi, con trai tôi về rồi! Ông Giáo ạ! Tôi mừng lắm!
Nghe những lời nói mừng rỡ ấy của lão cũng khiến tôi vui theo, tôi bảo:
- Tôi đã nói mà, lão còn khỏe lắm. Lão cứ lấy tiền ấy mà ăn, chứ để dành làm gì!
Lão Hạc vẫn còn sự vui mừng và xúc động nhưng đã trở về nhà với con trai sau nhiều năm xa cách. Cuộc đời lão từ đó đã bớt khổ hơn và cha con lão cũng sống an nhàn bên nhau.
viết truyện Thánh Gióng với một kết thúc khác
Trước băn khoăn và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm), ngày 17-3, NXB Giáo dục Việt Nam đã chính thức trả lời về mục đích của nội dung này.
Cụ thể, trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là: Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?:
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Nguyễn Văn Tùng cho biết, bài tập được nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD-ĐT, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (NXB Giáo dục, 2010, tr. 86). Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kĩ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn.
Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện: “Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”. Khác biệt lớn nhất giữa truyền thuyết với bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi là theo truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ.
Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học.
Viết một kết thúc khác cho một truyện truyền thuyết em đã học hoặc đã đọc.
Rồi một ngày kia,Sơn Tinh ngồi oán nặng thù sâu giữa mình và Thủy đã gây ra bao nhiêu mất mát,đâu khổ cho dân.Chàng liền bàn với Mij Nương tìm cách giảng hòa.Hiểu ý tốt đó của chồng,Mị Nương đã lựa lời nhờ một người em trong họ vô cùng xinh,nết na đến chấp nhận làm vợ Thủy Tinh.từ đó về sau,Sơn Tinh và Thủy Tinh đã thân thiết với nhau hơn và ko còn đánh nhau nữa
Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”.
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Viết một kết thúc mới cho truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Bấm đúng cho mịnh nha!Thanks nhiều
Bạn đăng nhầm câu hỏi nhưng vẫn giúp mk,mk vẫn cho đúng
Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về. Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hoà. Ông lão chèo thuyền mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa không? Nó giờ đây đâu còn là ngôi nhà của mình nữa. Và người ở trong ngôi nhà ấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ của mình. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.
Nhưng! Chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi đâu? Tại sao không còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão nghĩ. Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và siêu vẹo đứng bên cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện gì, lão gọi to:
- Bẩm Long Vương! Lão già khốn khổ đã trở về!
Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:
- Thưa nữ hoàng!
-…
- Thưa nhất phẩm phu nhân!
-…
- Bà lão ơi! Tôi đã trở về rồi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong. Không thấy có ai. Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng nét chữ:“Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ sở với nhau tôi còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá lớn đến biển sâu cĩng phải kinh hoàng.Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông nữa. Chào ông! tôi đi!”
Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi góc mắt lão hình như ươn ướt. Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại, miên man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi thuyền lão lại ra khơi.
- Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao giờ làm phiền cá nữa. Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng trở về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì…
Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu không quấn khăn chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc hơn, lão vẫn nhận ra, đó chính là vợ lão. Vợ chồng gặp nhau trong lặng im và nước mắt. rồi họ cùng đi về căn lều rách nát nhưng đã gắn bó với họ suốt mấy chục năm qua. Và ngoài kia gió đại dương thổi vào mát rượi và biển xanh vỗ sóng êm đềm.
Viết lại kết thúc mới cho truyện cổ tích
một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.