Những câu hỏi liên quan
Lê Vương Quỳnh Như
Xem chi tiết
Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 11 2016 lúc 22:57

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 4:17

HƯỚNG DẪN

− So sánh:

+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.

+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.

+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.

− Giải thích:

+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…

+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…

Bình luận (0)
Lê Thành Công
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
28 tháng 2 2016 lúc 17:03

a) Điều kiện tự nhiên

- Địa hình : Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản xuất với quy mô lớn

- Đất : Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển cây công nghiệp

- Các nguyên nhân khác : nguồn nước, sinh vật,..

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động : trung du và miền núi Bắc Bộ thưa dân, hạn chế về lao động, trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ

- Cơ sở vật chất  - kĩ thuật : Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ sở vật chất kĩ thuật kém hơn Đông Nam Bộ

- Thị trường : Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên ngoài

- Sự khác nhau về các điều kiện khác : đầu tư nước ngoài, chính sách,..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2017 lúc 9:27

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 4 2018 lúc 12:58

Đáp án

Đặc điểm Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn - Nằm ở tả ngạn sông Hồng - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Độ cao - Đồi núi thấp - Là vùng núi cao.
Hướng núi - Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam.
Cảnh quan - Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp. - Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp
Bình luận (0)
Trí Nguyễn
Xem chi tiết
Kieu Diem
6 tháng 5 2021 lúc 20:50

Thamkhao

Tiêu chí

Đông Bắc

 

Tây Bắc

Phạm vi

 Tả ngạn sông Hồng

 

 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

 Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

   Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Các bộ phận địa hình

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

 

Bình luận (0)
Hquynh
6 tháng 5 2021 lúc 20:51

So sánh địa hình các vùng nước ta

Bình luận (0)
minh nguyet
6 tháng 5 2021 lúc 20:51
Đặc điểmVùng núi Đông Bắc Bắc BộVùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn- Nằm ở tả ngạn sông Hồng- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Độ cao- Đồi núi thấp- Là vùng núi cao.
Hướng núi- Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.- Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam.
Cảnh quan- Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp.- Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp
Bình luận (10)
Nguyễn Trần Hải Vy
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 8 2018 lúc 14:00

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

Bình luận (0)