Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Trần Nhật Minh
Xem chi tiết
Đoàn Gia Khánh
14 tháng 12 2018 lúc 23:03

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình 1179 người/km2 (năm 2002).
Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000 km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo cùa nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam.
Đồng bằng sông Hồng có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cừa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chuyên dịch chậm, dân số quá đông.
+ Có tài nguyên du lịch phong phú:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…
- Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).
- Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…
- Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…
- Làng nghề; gốm Bát tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh trì (Hà Nội)…
+ Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thong đô thị phát triển, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
+ Vị trí giao thông thuận lợi với các vùng trong nước, với nước ngoài. Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải phòng.

Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Võ Thị Thanh Thảo
23 tháng 2 2016 lúc 17:01

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận  

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :

- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản

- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.

- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 2 2019 lúc 9:39

a) So sánh tình hình sn xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa ln nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa c nước).

-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sn lượng lúa cả nước).

-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).

-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.

b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cu Long và c nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 8 2017 lúc 14:32

Đáp án cần chọn là: A

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên dân cư tập trung đông đúc.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 4 2017 lúc 14:00

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên có dân cư tập trung 2 bên bờ sông Hồng đông nhất.

Trung
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 12 2021 lúc 20:48

C

Minh Hồng
14 tháng 12 2021 lúc 20:48

C

9- Thành Danh.9a8
14 tháng 12 2021 lúc 20:51

C

Thanh thanh Hoàng nữ
Xem chi tiết
nguyễn trướng phi
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
18 tháng 9 2017 lúc 10:52

Để trả lời câu hỏi này em cần nêu ra các điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.

Các điều kiện thuận lợi em có thể tham khảo ở đây và phân tích kĩ hơn nhé!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/195887.html

Lê Nhật Bảo Khang
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
2 tháng 3 2016 lúc 9:37

Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước là nhờ:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn so với cả nước (1,1%/ 1,4%).

- Tỉ  lệ người lớn biết chữ cao so với cả nước (94,5%/ 90,3%).

- Tuổi thọ trung bình cao  hơn so với cả nước (73,7%/ 70,9%).

- Là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.