Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Định
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Sao Mai
9 tháng 11 2016 lúc 12:55

Hỏi đáp Địa lý

Thư Phùng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 12 2016 lúc 15:08

a) Khả năng về tự nhiên

– Đất:
+ Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

– Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
– Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
– Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để sản xuất lương thực
– Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ.
– Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

Phạm Thu Thủy
25 tháng 1 2017 lúc 23:00

Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Những thuận lợi:

- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)



Trịnh Trọng Khánh
Xem chi tiết
Phạm Hải Băng
27 tháng 3 2017 lúc 21:43

*Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên

– Bờ biển dài 3.260 km và vùng biển rộng lớn. Biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thủy sản.
– Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng được cảng cá.
– Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài … Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …
– Có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

– Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.
– Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
– Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, trong đó 45% thuộc Cà Mau và Bạc Liêu.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội
– Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
– Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
– Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
– Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn.

*Khó khăn
– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
– Việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn mang nặng tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất còn thấp.
– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
– Hoạt động nuôi trồng – đánh bắt – chế biến thủy, hải sản chưa được sự đồng bộ.
– Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
– Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp việc dùng chất nổ, xung điện…làm suy giảm mạnh nguồn hải sản.

Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
ĐỖ CHÍ DŨNG
10 tháng 9 2020 lúc 19:45
Nhận xét về dân cư: Đồng bằng sông Hồng tập trung đông dân nhất cả nước (Dẫn chứng), các tỉnh đều có mật độ dân số cao. Dân cư đồng bằng sông Hồng phân bố không đồng đều: Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung tâm châu thổ như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…có mật độ dân số rấ cao, từ 1000 – 2000 người/km2 Mật độ thấp hơn trên từ 500 – 1000 người/km2 nhưng vẫn cao so với trung bình cả nước là các tỉnh tiếp giáp vùng trung du và phía Nam như Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Ninh Nình…
Uyên Thi Nguyễn
Xem chi tiết
Thúy Ht Quỳnh
8 tháng 12 2017 lúc 18:21

Vị trí địa lí : dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế_xă hội trực tiếp với các vùng trong nước
_Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt, khí hậu thủy văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa
+ Khoáng sản quý như mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản
+ Phong cảnh: du lịch phong phu, đa dạng
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vịnh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả (mạng)

Lương Thị Bích Hường
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
19 tháng 12 2019 lúc 12:35

Tham khảo :

- Nền nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng là nền nông nghiệp lúa nước thâm canh ở trình độ khá cao, là một trong 2 vựa lúa của Việt Nam

Đồng bằng sông Hồng đứng sau đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng và diện tích nhưng đứng đầu cả nước về năng suất lúa

- Trong cơ cấu sản xuất vụ đông với tập đoàn cây trồng ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao đang trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng

- Chăn nuôi chủ yếu là lợn đứng đầu cả nước, ngoài ra còn nuôi bò sữa, nuôi gia cầm

- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đang phát triển tại các vùng nước mặn, nước lợ cửa sông ven biển

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Khánh My
Xem chi tiết
O=C=O
23 tháng 12 2017 lúc 15:29

Đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002:

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

Phương Khánh
23 tháng 12 2017 lúc 20:02

Trong trot:dung thu 2 the gioi (sau DBSCL) tong san luong luong thuc.La vung co trinh do tham canh cao dung dau ca nuoc ve nang suat lua. Hau het cac tinh phat trien manh cac cay ua lanh dem lai hieu qua kinh te lon ***** cay ngo dong, khoai tay , su hao bap cai, ca chua va trong hoa xen canh . vu dong tro thanh vu san xuat chinh o mot so dia phuong

Chan nuoi: dan lon chiem ti trong lon nhat ca nuoc. Chan nuoi bo dang phat trien. Chan nuoi gia cam va nuoi trong thuy san dang dc chu y phat trien

Chu Tiến Hùng
Xem chi tiết
Moon Depptry
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
24 tháng 12 2020 lúc 23:03

 

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:Vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.Sông Hồng nhiều phù sa, nước tưới, mở rộng diện tích đồng bằng.Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, cây trồng đa dạng, phát triển cây vụ đông.Tài nguyên thiên nhiên:Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.Khoáng sản có giá trị như mỏ đá (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình)Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào* Khó khăn:

Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng

Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:15

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:Vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.Sông Hồng nhiều phù sa, nước tưới, mở rộng diện tích đồng bằng.Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, cây trồng đa dạng, phát triển cây vụ đông.Tài nguyên thiên nhiên:Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.Khoáng sản có giá trị như mỏ đá (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình)Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào* Khó khăn:

Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng

Cao Anh Tho
Xem chi tiết