Hãy kể về một chuyến đi
lên phố
về quê
thăm di tích Lịch Sử
^_^Helppppppppp
hãy chọn 1 trong 4 đề sau và viết thành bài văn:
1.Kể về một chuyến về thăm quê.
2.kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
3.kể về cuộc đi thăm di tích lịch sử
4. kể về một chuyến ra thành phố
Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.
Vì đã thông báo trước cho ông bà nên khi xe của gia đình em vừa đến con đê đầu làng thì ông của em đã đứng ở gốc cây đa chờ từ bao giờ. Khi xuống xe, hít thở những luồng không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh vật quê hương đẹp đẽ mà vô cùng quen thuộc thì em rất vui, muốn chạy thật nhanh về nhà của ông bà. Vì vậy mà khi em nhìn thấy ông nội của em đang đứng đợi gia đình em ở quán nước gần gốc đa thì em đã rất bất ngờ, hạnh phúc nữa. Em đã vẫy tay và gọi ông thật to, sau đó thì vội vàng chạy mà sà vào lòng ông. Cảm giác ấm áp khi nằm trong vòng tay ông thật quen thuộc, em đã luôn tưởng tượng ra cảnh này trong suốt quãng đường đi, để bây giờ trở thành hiện thực thì em rất xúc động, sống mũi đã bắt đầu cay cay.
Ông ôm em vào lòng mà vỗ về, cảm giác này thật thân thương quá. Sau khi đã bình tĩnh hơn được một chút thì gia đình em cùng ông đi bộ về nhà, trên đường đi lúc nào em cũng nắm chặt tay ông, bàn tay ông cũng vô cùng ấm áp, khi em nắm tay ông thì có cảm giác rất an toàn và an tâm. Đã lâu không về quê nhưng người dân quê em vẫn không có gì thay đổi, vẫn hồn hậu, chất phác, thân thiện và gắn bó như vậy, trên suốt quãng đường đi mọi người rất nhiệt tình chào hỏi và bắt chuyện hỏi han tình tình của bố mẹ em thời gian qua. Sự nhiệt tình, ấp áp của tình cảm hàng xóm, láng giềng này cũng vô cùng khác lạ so với không khí xã giao nơi thành phố.
1,Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
2,
Chiều thứ năm tuần trước, sau giờ học buổi sáng, chúng em đến thăm gia đình thương binh hỏng mắt Lê Văn Trí tại nhà riêng. Cuộc viếng thăm làm em nhớ mãi.
Để thiết thực chào mừng ngày 30-4 giải phóng miền Nam, hưởng ứng chủ trương của Ban giám hiệu, lớp em phân công nhau đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo sự phân công của lớp, chúng em sẽ đến thăm gia đình chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người. Chú có hai người con thì một đứa bị di chứng chất độc màu da cam, trở nên ngớ ngẩn, đứa con thứ hai học lớp 5. Chúng em bàn nhau nhịn quà sáng, góp tiền mua một món quà nhỏ mang đến biếu gia đình. Bọn em có 15 bạn, mọi việc do bạn Hương lo liệu.
Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương rồi cùng đến nhà chú Trí. Như đã hẹn trước, thím Trí đón chúng em vào, giới thiệu với chú Trí, một thương binh cao lớn, da xanh, đeo kính đen, ngồi trên chiếc xe đẩy. Khi chúng em chào, chú Trí khẽ nói: "Chào các cháu”. Trong khi thím Trí lấy nước uống mời khách, chúng em nhìn quanh, thấy chú thím ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch giúp đỡ chú. Thím cho biết em thứ hai đang đi học, em đầu ngớ ngẩn, ai hỏi chỉ cười. Bạn Hương thay mặt nhóm biếu gia đình món quà nhỏ, gồm chiếc áo cho thím, đường, sữa cho chú và ít giấy cho đứa em đang đi học. Thím cảm ơn chúng em và cho biết địa phương cũng quan tâm nhiều nhưng bệnh tình chú và đứa em nặng quá, thím không thể làm thêm gì để cải thiện.
Khi chúng em hỏi về cuộc chiến đấu của chú ở chiến trường, chú không muốn nói nhiều. Chú cho biết chú phục vụ ở một binh trạm trên Trường Sơn, bị máy bay B.52 ném bom và bị thương nặng. Chú điều trị mãi đến những năm 80 mới được thế này. Chú cho biết phần lớn đồng đội chú đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Khi chúng em tỏ ý biết ơn và thương cảm, thì chú nói: "Nước có giặc thì mình phải đánh, chứ biết sao? Cá nhân mình không may thì ráng chịu. Mong sao từ đây thanh bình". Những ý nghĩ đó, chắc chú đã nghiền ngẫm trong hơn hai chục năm trời sống trong bóng tối, nó biểu thị một ý thức tự giác và nghị lực kiên cường của anh bộ đội Cụ Hồ.
Chúng em tỏ ỷ muốn làm một việc gì, dù rất nhỏ để đỡ đần cho chú, thím. Thím từ chối không được cuối cùng hướng dẫn chúng em làm vệ sinh sân, vườn và ngõ. Chúng em lấy cuốc, chổi xẻng cùng nhau dọn dẹp. Trong vòng nửa giờ, trong sân ngõ sạch sẽ, mảnh vườn nhỏ tinh tươm.
Từ biệt gia đình chú Trí ra về, chúng em nghĩ, sau chiến tranh, nước mình có biết bao thương binh và gia đình liệt sĩ. Đây chỉ là một gia đình trong số đó. Sự hi sinh của nhân dân và quân đội thật lớn lao biết bao! Cuộc viếng thăm của chúng em chỉ là một cử chỉ biết ơn rất nhỏ. Em nghĩ, mọi người trong đó có chúng em, còn phải cố gắng nhiều để góp phần xoa dịu những vết thương chiến tranh của đất nước không thể chữa lành.
1. Kể về một chuyến về quê
2. Kể về cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
4. Kể về một chuyến ra thành phố
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
;)
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Lập dàn ý cho 1 trong các đề bài sau:
(1) Kể lại 1 chuyến về quê
(2) Kể về 1 cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
(3) Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
(4) Kể về 1 chuyến ra thành phố
Dàn ý tham khảo:
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
LẬP DÀN Ý CHO CÁC ĐỀ SAU ( ko chép mạng )
Đề 1: Kể lại 1 chuyến về quê
Đề 2: Kể về 1 cuộc thăm hỏi liệt sĩ neo đơn
Đề 3: Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử
Đề 4: Kể về 1 chuyến ra thành phố
~~~~~~Hết~~~~~~~~
đề 1 I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê
Ví dụ:
Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.
II. Thân bài: kể về một chuyến về quê
1. Kể bao quát về chuyến về quê
Em đi với ba về quêQuê cách nhà em 300 kmQuê em rất đẹp và thân thương2. Kể chi tiết về chuyến về quê
a. Kể chuyến về quê
Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quêSáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xeEm leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏiEm ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đườngEm ngủ thiếp đi lúc nào không biếtb. Kể lúc về tới quê
Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xómEm đi khắp xóm, ai cũng hỏi han emEm đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệtEm rất thú vị với những trờ chơi dưới quêEm chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quêBà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho emEm rất thích đàn chó và vịt của nhà nộiVề quê mọi thứ thật thanh bìnhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê
l. Mở bài
- Nhân dịp nào đi thăm
- Ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu
II. Thân bài
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước khi đi thăm
- Trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra như thế nào?
- Lời nói, việc làm, quà tặng
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
III. Kết bài
- Ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm
- Đề 1 :
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Quê nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kỉ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cũng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
- Đề 2 :
1. Phần Mở bài
- Trường, lớp em luôn phát động phong trào thi đua làm việc tốt.
- Em luôn tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động chung.
- Chúng em đã cùng giúp đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn ở mái ấm tình thương. Chúng em cũng phân công nhau giúp đỡ các cụ già neo đơn, các gia đình thương binh liệt sĩ...
- Em nhớ nhất là lần tổ em xung phong đến thăm và giúp đỡ một gia đình liệt sĩ trong xã vào ngày chủ nhật tuần vừa rồi.
2. Phần Thân bài
a). Chuẩn bị cho việc đi thăm và giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Thôn em nói riêng, xã em nói chung có rất nhiều gia đình liệt sĩ.
- Sau khi tổ xung phong, bạn tổ trưởng đã đi gặp bác trưởng thôn để xin ý kiến bác và xin bác sắp xếp cho tổ em được giúp đỡ gia đình liệt sĩ nào.
- Bạn tổ trưởng lên kế hoạch trước rồi tổ họp bàn công việc cụ thể.
Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tất cả các bạn trong tổ cùng đến giúp gia đình trong ngày. Có ý kiến nói nên chia làm hai nhóm và thay nhau đến giúp đỡ gia đình. Cuối cùng cả tổ đồng ý chia tổ làm hai nhóm. Mỗi nhóm đến giúp gia đình liệt sĩ vào hai buổi sáng hoặc hai buổi chiều ngày chủ nhật.
b). Những việc đã làm để giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Theo sự bàn bạc và phân nhóm, em nằm trong nhóm thứ nhất. Nhóm em sẽ đến giúp gia đình liệt sĩ vào sáng chủ nhật của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
- Em dậy sớm hơn mọi ngày. Bố mẹ em rất ngạc nhiên vì bình thường em thường ngủ nướng vào ngày chủ nhật. Nghe em nói lí do và mục đích của buổi lao động giúp gia đình liệt sĩ, bố mẹ em rất vui vì biết em còn nhỏ những đã biết làm công việc mang ý nghĩa sâu sắc: “uống nước nhớ nguồn”.
- Đúng 8 giờ sáng, nhóm em gồm 5 bạn có mặt đầy đủ tại nhà gia đình liệt sĩ mà bác trưởng thôn đã thông báo. Gia đình ông bà Bảy neo đơn. Nhà có ba người con thì hai người đã hi sinh tại mặt trận phương Nam. Cô út lấy chồng và chồng cô đang công tác ở Quân khu 7. Chỉ Tết Nguyên đán hoặc ngày hè cô chú và các em mới về thăm ông bà. Vợ chồng cô út muốn đón ông bà vào ở cùng trong Sài Gòn nhưng ông bà thích sống ở quê. Vì vậy, hằng ngày chỉ có ông bà Bảy nương tựa nhau lúc trở trời trái gió. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cũng thường thay nhau đến thăm và giúp đỡ gia đình.
- Khi chúng em chào hỏi ông bà Bảy, giới thiệu về mục đích đến thăm gia đình, ông bà cảm động lắm. Ông bà cứ bảo chúng em không phải làm gì hết, ngồi nói chuyện với ông bà là ông bà vui lắm rồi.
- Nói chuyện với ông bà một lát, chúng em phân công cụ thể công việc của từng bạn. Hai bạn nam ra cuốc đất vun luống cho ông bà trồng rau. Ba bạn nữ chúng em, bạn thì đánh xoong nồi, ấm chén, bạn thì lấy chổi quét sân nhà, quét mạng nhện bám trên trần nhà... Không khí làm việc thật vui.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì mọi việc đều xong xuôi. Khi chúng em xin phép ra về thì từ dưới bếp, bà Bảy bưng lên một đĩa khoai lang luộc rất ngon. Đĩa khoai còn bốc khói nghi ngút. Thì ra, khi chúng em đang chăm chú làm việc, bả Bảy đã tranh thủ luộc khoai. Chẳng đứa nào khách sáo, chúng em ngồi quanh ông bà, ăn khoai lang một cách ngon lành. Vừa ăn em vừa nghĩ đến câu mẹ em thường nói với cả nhà mỗi khi mẹ luộc khoai lang:
“Khoai lang luộc chính là thứ sâm quý giá của Việt Nam đấy!” Chẳng biết mẹ em nói có đúng không chứ ăn củ khoai lang bột đến nứt ra do bà Bảy luộc thì thật sự rất ngon.
3. Phần Kết bài
- Em rất vui khi được cùng các bạn tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Em rất thương và kính trọng ông bà Bảy. Hai người con trai của bà đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tồ quốc. Sao em thấy ông bà Bảy giống như ông bà nội của em quá.
- Dù chẳng giúp được ông bà bao nhiêu nhưng nhất định từ nay, vào ngày chủ nhật, em sẽ tranh thủ thời gian xuống thăm ông bà.
- Nhìn nét mặt ông bà vui khi có chúng em đến thăm, em thấy lòng mình ấm áp hơn.
- Đề 3 :
Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:
Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)
Thân bài:
Quang cảnh khu di tích:
+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).
+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).
+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).
Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...
- Đề 4 :
I. Mở bài: giới thiệu một chuyến ra thành phố
Em sinh ra tại một vùng quê nghèo khó, bao năm lam lũ với ruộng vườn. Hè vừa rồi ba mẹ cho em ra chơi nhà dì. Nhà dì em ở thành phố rất đẹp và tiện nghi.
II. Thân bài: Kể một chuyến ra thành phố
1. Kể lí do em ra thành phố
Năm học vừa qua em được học sinh giỏiBa mẹ cho em ra thành phố chơiThành phố cách nhà em 100km2. Kể trước khi em ra thành phố
Buổi tối trước khi đi em rất hào hứng và hồi hộpMẹ em đã chuẩn bị quần áo và mọi vật dụng cho emE cứ loay hoay không thể ngủ đượcSáng em ngủ dậy thật sớmEm cùng ba đi ra bến xe để đi lên thành phố3. Kể khi em ra thành phố
Em đi một quãng đường thật xaNgồi trên xe mọi thứ với em đều xa lạiNhững tòa nhà cao chọc trờiNhững ngồi nhà khít nhauNhững con đường tấp nập người qua lạiNhững hàng cây thẳng tắpNhững công viên xinh đẹpNhững ngôi nhà đẹp đẽPhố phương rất đông vui và nhộn nhịpMọi thứ đều trở nên lạ lẫmỞ thành phố nhìn gì cũng đẹpIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một chuyến ra thành phố
Lần ra thành phố này là một kỉ niệm không bao giờ quên với em. Chuyến đi này giúp em mở mang kiến thức và biết về nhiều thứ hơn trong cuộc sông. Em sẽ trở lại đây vào một ngày không xa.
Lập dàn bài cho các đề sau
1 Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
2 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
3 Kể về một chuyến ra thành phố
1. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
Dàn bài:
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.
2. Thân bài:
* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:
- Mục đích cuộc đi thăm.
- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).
- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối với những gia đình có công với cách mạng...
2. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
Dàn bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung: Cuộc đi do ai tổ chức? Đi vào dịp nào? Thăm di tích nào?
2. Thân bài:
- Diễn biến cuộc đi thăm:
+ Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến thăm
+ Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3. Kết bài.
- Cảm nghĩ của em:
+ Gắn bó hơn với bạn bè thầy cô...
+ Hiểu và yêu thêm quê hương, đất nước.
3. Kể về một chuyến ra thành phố
Dàn bài:
1. Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
2. Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
3. Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
Lập dàn ý các đề sau:
1. Kể về một chuyến về quê.
2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
4. Kể về một chuyến ra thành phố
Sau đó, kể theo dàn bài
GIÚP NHÀ! KHÔNG CHÉP MẠNG CÀNG TỐT
Dàn ý đề 1:
MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?
TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?
+ Phong cảnh
+ Con người
+ Cảnh vật
- Bạn đã làm những gì ở quê:
+ Thả diều cùng anh Hoàng.
+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.
+....
(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)
- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.
- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?
KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.
- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.
Đề 1:
Mở bài: Bạn về quê vào dịp nào: tết, nghỉ hè,....
Thân bài:
- Phong cảnh đẹp biết bao:
+ Có đồng lúa chín vàng.......
+ Có dòng sông uốn khúc.............
+ Có mái đình cổ kính từ bao đời.........
+ Có cây đa gắn liền với người dân suốt mấy trăm năm qua......
-Tính tình của con người:
+ Thân thiện, niệm nở, thật thà và rất giản dị,...........
- Những việc bạn đã làm khi bạn về quê:
+ Đi thả diều trên đê cùng với đám trẻ cùng xóm
+ Được đi trăn trâu với ông................
+ Được trải nghiệm việc gặt lúa
+ Sau những việc đó hãy nêu cảm nghĩ
- Nêu cảm xúc khi chuẩn bị rời xa quê hương
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về quê hương
- Hứa hẹn rằng năm sau về tiếp......
MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?
TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?
+ Phong cảnh
+ Con người
+ Cảnh vật
- Bạn đã làm những gì ở quê:
+ Thả diều cùng anh Hoàng.
+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.
+....
(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)
- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.
- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?
KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.
- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.
1 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
2.Kể về một chuyến ra thành phố
3.Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
4.Kể về một chuyến về quê.
Chỉ cần làm ít nhất một đề thôi nhaKhông cần lập dàn ý mà làm thành 1 bài văn luônAi nhanh mình tick cho nhaBài làm
Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A9 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”
Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.
Chúc bạn học tốt!!!
Em hãy kể về 1 chuyến đi thăm di tích lịch sử đền Hùng (không sao chép mạng )
Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Hôm ấy là một sáng cuối xuân, trời thật đẹp. Đoàn xe tham quan của trường em chuyển bánh. Những chiếc đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang qua sông Trà Khúc. Chúng em đưa mắt xuống dòng sông. Sông dịu hiền như chiếc áo the xanh duyên dáng. Đi hết cây cầu, đoàn xe rẽ xuống hướng đông. Xe vẫn bon bon trên con đường nhựa mịn màng, cảnh vật nơi đây thật đẹp, núi Thiên An uy nghi, trầm mặc hướng ra sông. Sông ôm bóng núi và quyện với mây trời. Nhìn núi Ấn sông Trà, ẹm lại càng tự hào về quê hương Quảng Ngãi - nơi đã ghi dấu ấn của một thời oanh liệt, hào hùng. Chúng em cùng nhau ôn lại lịch sử đấu tranh của người dân nơi đây. Ai cũng muốn đi ngược thời gian để tưởng nhớ những người chiến sĩ đã ra đi từ núi sông này. Dòng suy nghĩ chưa dứt thì đoàn xe tham quan đã đến nơi. Như không hẹn trước tất cả cùng nhau hô to:
- Đến nơi rồi! Đến nơi rồi!
Xe giảm tốc độ và dừng lại, đoàn tham quan lần lượt xuống xe. Lá cờ đỏ sao vàng cắm ở trên đầu xe tung bay trong gió. Chúng em xếp hàng ngay ngắn rồi theo cô hướng dẫn viên tiến vào trong khu di tích. Cô hướng dẫn viên đưa chúng em đi thăm nhà lưu niệm. Những hiện vật vẫn còn đó, được lưu giữ rất cẩn thận. Sau vụ thảm sát ngày 16-3-1968 tại đây, 504 người dân vô tội đã ra đi, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em. Cô hướng dẫn viên còn đưa chúng em ra thắp hương tại tượng đài - hình ảnh một người mẹ đang che chở cho nhũng đứa con khi cái chết cận kề. Ôi! Thật thương tâm: Chúng em không sao kìm được xúc động, căm thù. Em thầm nghĩ: Đây là một chứng tích phơi bày tội ác man rợ của quân hiếu chiến, cướp nước. Đấy là nơi tưởng niệm đồng bào vô tội đã bị tàn sát dã man trong chiến tranh. Chúng em đi thăm những căn hầm, những chiến hào đã từng che bom chắn đạn, thăm con mương cạn mà quân đội Mỹ đã dồn phụ nữ và trẻ em vào đó để xả súng bắn. Nghe kể lại, tất cả chúng em đều ghê rợn, kinh hoàng. Tận mắt chứng kiến những bức ảnh về vụ thảm sát do một người Mỹ có lương tâm chụp và công bố lá bằng chứng quan trọng, buộc tòa án Mỹ phải đem vụ thảm sát Sơn Mỹ ra xét xử.
Ba giờ đồng hồ trôi qua đoàn tham quan đã thăm viếng hết khu chứng tích, đã chứng kiến những cảnh thương tâm. Ai cũng muốn nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, phẫn nộ chiến tranh và ước vọng hòa bình. Chúng em thành kính thắp những nén hương tưởng niệm trước lúc ra về.
Tạm biệt khu di tích Sơn Mỹ, chúng em ai nấy đều hiểu thêm lịch sử về quê hương, đất nước, con người. Chúng em mong sao thế giới này mãi mãi hòa bình.
" KO CHÉP MẠNG NÈ "
Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.
Hãy lập dàn ý cho các đề sau :
1. Kể lại một chuyến về quê
2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
4. Kể về một chuyến ra thành phố
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
1. Dàn ý Kể lại một chuyến về quê:
I. Mở bài: Giới thiệu một chuyến về quê
Ví dụ:
Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.
II. Thân bài: kể về một chuyến về quê
1. Kể bao quát về chuyến về quê
Em đi với ba về quê Quê cách nhà em 300 km Quê em rất đẹp và thân thương2. Kể chi tiết về chuyến về quê
a. Kể chuyến về quê
Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quê Sáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xe Em leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏi Em ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đường Em ngủ thiếp đi lúc nào không biếtb. Kể lúc về tới quê
Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xóm Em đi khắp xóm, ai cũng hỏi han em Em đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệt Em rất thú vị với những trờ chơi dưới quê Em chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,… Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quê Bà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho em Em rất thích đàn chó và vịt của nhà nội Về quê mọi thứ thật thanh bìnhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê
2. Dàn ý Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
I. Mở bài
- Nhân dịp nào đi thăm ?
- Ai tổ chức ? Gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? Ở đâu ?
II. Thân bài
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước khi đi thăm
- Trên đường đi đến nhà liệt sĩ? Quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra như thế nào?
- Lời nói, việc làm, quà tặng
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
III. Kết bài
- Ra về? Ấn tượng về cuộc đi thăm.
3. Dàn ý Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
I. Mở Bài:
- Giới thiệu chung: Cuộc đi do ai tổ chức? Đi vào dịp nào? Thăm di tích nào?
II. Thân Bài:
- Diễn biến cuộc đi thăm:
+ Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến thăm
+ Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
III. Kết Bài:
- Cảm nghĩ của em:
+ Gắn bó hơn với bạn bè thầy cô…
+ Hiểu và yêu thêm quê hương, đất nước.
4. Dàn ý Kể về một chuyến ra thành phố
I. Mở bài: giới thiệu một chuyến ra thành phố
ví dụ:
Em sinh ra tại một vùng quê nghèo khó, bao năm lam lũ với ruộng vườn. Hè vừa rồi ba mẹ cho em ra chơi nhà dì. Nhà dì em ở thành phố rất đẹp và tiện nghi.
II. Thân bài: kể một chuyến ra thành phố
1. Kể lí do em ra thành phố
2. Kể trước khi em ra thành phố
Buổi tối trước khi đi em rất hào hứng và hồi hộp Mẹ em đã chuẩn bị quần áo và mọi vật dụng cho em E cứ loay hoay không thể ngủ được Sáng em ngủ dậy thật sớm Em cùng ba đi ra bến xe để đi lên thành phố3. Kể khi em ra thành phố
Em đi một quãng đường thật xa Ngồi trên xe mọi thứ với em đều xa lại Những tòa nhà cao chọc trời Những ngồi nhà khít nhau Những con đường tấp nập người qua lại Những hàng cây thẳng tắp Những công viên xinh đẹp Những ngôi nhà đẹp đẽ Phố phương rất đông vui và nhộn nhịp Mọi thứ đều trở nên lạ lẫm ở thành phố nhìn gì cũng đẹpIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một chuyến ra thành phố
ví dụ:
Lần ra thành phố này là một kỉ niệm không bao giờ quên với em. Chuyến đi này giúp em mở mang kiến thức và biết về nhiều thứ hơn trong cuộc sông. Em sẽ trở lại đây vào một ngày không xa