7)Có 3 loại thân:
Thân đứng: có 3 dạng
- Thân gỗ: cây phượng, cây nhãn,..
-Thân cột: cây dừa, cây cau,...
-Thân cỏ: cây lúa,...
Thân leo: có 2 cách leo
- Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây bầu,...
- Leo bằng thân quấn: cây mồng tơi,...
Thân bò: cây rau má,..
8) Các loại rễ biến dạng:
-Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.VD: cây sắn
-Rễ móc: giúp cây leo lên.VD: cây trầu không
-Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.VD: cây bụt mọc
-Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.VD: cây tầm gửi
Các loại thân biến dạng
-Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ khoai tây,...
-Thân rễ ; dự trữ chất dinh dưỡng.VD: củ gừng,...
-Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp.VD: cây xương rồng
Các loại lá biến dạng:
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá.VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên .VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây,…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ .VD: Cây dong ta,…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ. VD: Cây hành, tỏi,…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
9)Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần:
-Biểu bì: cho ánh sáng chiếu vào bên trong lá và bảo vệ lá.
-Thịt lá: nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
-Gân lá: vận chuyển các chất.
10) sơ đồ quang hợp
Nước+ khí cacbonic\(\xrightarrow[\text{chất diệp lục}]{ánh sáng}\) tinh bột+ khí oxi
Ý nghĩa:
Quang hợp là quá trinhf cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và ánh sáng để chế tạo tinh bột và nhả khí oxi ra môi trường ngoài.
11) sơ đồ hô hấp
Chất hữu cơ+ khí oxi\(\overrightarrow{ }\)năng lượng+ khí cacbonic+hơi nước
Ý nghĩa
Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi và phân giải các chất hữu cơ sản sinh ra năng lượng cần cho hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
12)Có 3 loại gân lá:
- Gân hình cung:VD:lá bèo tây,...
-Gân song song:VD:lá tre,..
-Gân hình mạng:VD:lá tía tô,...