Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phúc
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 3 2021 lúc 19:20

Tham khảo:

Đề 1:

I. Mở bài

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

 

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.

- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).

- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.

- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

 

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.

- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

 

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

 

III. Kết bài

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

Aikatsu
5 tháng 3 2021 lúc 19:20

có lun bài sẵn cậu lấy ko ạ ?

Dat Nguyễn hữu
Xem chi tiết
zero
22 tháng 1 2022 lúc 15:24

đề là j lập dàn ý j bn :V

lan anh
Xem chi tiết
Ngọc Ánh 2
27 tháng 1 2022 lúc 16:16

Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.

HT ~

Khách vãng lai đã xóa
lan anh
Xem chi tiết
lan anh
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Vân
10 tháng 12 2021 lúc 23:10

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
Võ Nguyễn Phương Trúc
Xem chi tiết
Trần gia linh
Xem chi tiết
Sad boy
11 tháng 7 2021 lúc 9:24
Thảo Phương
11 tháng 7 2021 lúc 9:35

1. Mở bài

Giới thiệu chung về quyển sách, bài kiểm tra  và hoàn cảnh của chúng (tại sao lại bị bỏ quên trong xó tủ) rồi gặp nhau

2. Thân bài

- Kể với nhau thời gian bị bỏ rơi trong xó tủ, vì sao lại gặp được nhau

* Trong quá khứ

- Lần lượt kể nhau nghe về những kỉ niệm với người chủ của mình

- Tâm trạng khi đó như thế nào 

* Hiện tại

- Vì sao bị bỏ rơi, tâm trạng khi bị bỏ rơi

- Kể về những hoài niệm khi đến trường, được gặp những đồ dùng khác

- Tâm trạng mỗi khi nhắc về những kỉ niệm ấy

=>Phàn nàn về người chủ nhân của mình không biết quý trọng đồ dùng học tập (Có thể để bài kiểm tra nói về chủ nhân việc học tập như thế nào qua điểm số trên bài kiểm tra. Điểm số thấp nên mới giấu bài kiểm tra trong xó tủ  để khỏi bị mắng rồi gặp quyển sách.) 

- Mở rộng thêm : Khi đến trường cô giáo yêu cầu kiểm tra sách và bài kiểm tra đã phát thì cậu học trò không có ...

3. Kết bài

Mong các bạn sau khi nghe xong câu chuyện sẽ rút ra bài học cho mình, không như cậu học trò đó. Phải biết quý trọng sách vở, đồ dùng học tập...

Liên hệ với bản thân từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình. Coi đây là 1 bài học quý giá

Yuu~chan
Xem chi tiết

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

Khách vãng lai đã xóa