cho ví dụ loại cây là lá đơn
ví dụ loại cây lá kép
7) Nêu các loại thân và cho ví dụ.
8) Nêu các loại rễ, thân, lá biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ.
9) Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần
10) Viết sơ đồ quang hợp: định nghĩa quá trình quang hợp? Ý nghĩa của quang hợp.
11) Viết sơ đồ hô hấp. Nêu định nghĩa quá trình hô hấp?
12) Có mấy loại gân lá? Cho ví dụ.
NHANH LÊN MÌNH CẦN GẤP!!!! (TICK CHO 3 NGƯỜI ĐẦU TIÊN LÀM BÀI ĐẦY ĐỦ)
11. Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp :
- C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
Hô hấp là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
7)Có 3 loại thân:
Thân đứng: có 3 dạng
- Thân gỗ: cây phượng, cây nhãn,..
-Thân cột: cây dừa, cây cau,...
-Thân cỏ: cây lúa,...
Thân leo: có 2 cách leo
- Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây bầu,...
- Leo bằng thân quấn: cây mồng tơi,...
Thân bò: cây rau má,..
8) Các loại rễ biến dạng:
-Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.VD: cây sắn
-Rễ móc: giúp cây leo lên.VD: cây trầu không
-Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.VD: cây bụt mọc
-Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.VD: cây tầm gửi
Các loại thân biến dạng
-Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ khoai tây,...
-Thân rễ ; dự trữ chất dinh dưỡng.VD: củ gừng,...
-Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp.VD: cây xương rồng
Các loại lá biến dạng:
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá.VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên .VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây,…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ .VD: Cây dong ta,… - Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ. VD: Cây hành, tỏi,… - Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm… 9)Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: -Biểu bì: cho ánh sáng chiếu vào bên trong lá và bảo vệ lá. -Thịt lá: nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. -Gân lá: vận chuyển các chất. 10) sơ đồ quang hợp Nước+ khí cacbonic\(\xrightarrow[\text{chất diệp lục}]{ánh sáng}\) tinh bột+ khí oxi Ý nghĩa: Quang hợp là quá trinhf cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và ánh sáng để chế tạo tinh bột và nhả khí oxi ra môi trường ngoài. 11) sơ đồ hô hấp Chất hữu cơ+ khí oxi\(\overrightarrow{ }\)năng lượng+ khí cacbonic+hơi nước Ý nghĩa Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi và phân giải các chất hữu cơ sản sinh ra năng lượng cần cho hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. 12)Có 3 loại gân lá: - Gân hình cung:VD:lá bèo tây,... -Gân song song:VD:lá tre,.. -Gân hình mạng:VD:lá tía tô,...7.Các loại thân: tùy theo vị trí của thân trên mặt đất mà chia thân làm 3 loại:
- Thân đứng có ba dạng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành
+ Thân cột: cứng, cao, không cành.
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn,...
- Thân bò: mếm yếu, bò lan sát đất.
Ví dụ: + Thân đứng có 3 dạng:
* Thân gỗ: cứng, cao, có cành (bưởi, ổi, cao su, bạch đàn, lim...)
* Thân cột: cứng, cao, không cành (dừa, cau... )
* Thân cỏ: mềm, yếu, tháp (đậu, rau cải, lúa, ngô, cỏ ...)
+ Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn (mồng tơi, bìm bìm, đậu ván, dây bàm bàm...), bằng tua cuốn (bầu, bí, mướp, đậu Hà Lan, cây chanh leo...).
+ Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất (rau má, dưa hấu, dâu tây, chua me đất, rau muống...)
1. cho ví dụ lá gân hình mạng, gân hình cung và gân song song
2. cho ví dụ lá mọc đối, mọc cách, mọc vòng.
1. Ví dụ về lá gân hình mạng, gân hình cung và gân song song :
Gân hình mạng : lá sắn , lá cây đại , lá mít.Gân song song : lá ngô ,lá lúa , lá rẻ quạt.Gân hình cung : lá bèo tây, lá lục bình, lá cây địa liền.2. Ví dụ lá mọc đối, mọc cách, mọc vòng.
Lá mọc cách : cóc, dâu, mồng tơi,mít, sấu, mật gấu, sưa đỏ, chè, chanh, bưởi, na, sầu riêng, hoa giấy, vú sữa, rau ngót.Lá mọc đối : ổi , mận, cà phê, dừa cạn, nhãn, cây Canhkina, vải, nho, sim, hoa hồng, hoa cẩm tú cầu, hoa cát tường, hoa chiều tím, hoa cẩm chướng.Lá mọc vòng : dây huỳnh, trúc đào.#Trang
1.So sánh cấu tạo của thân non và rễ (miền hút)
2.Nêu sự khác nhau giữa dác và ròng của cây
3.Nêu đặc điểm các loại gân lá và cho ví dụ 1 số cây có loại gân lá đó?
4.Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận cấu tạo bên trong của lá
5.Nêu khái niệm về quang hợp.Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
6.Hô hấp là gì? viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp
7.Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng giảm bớt sự ô nhiễm không khí?
8.Vì sao cần trông cây đúng thời vụ
9.Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng.
10.Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hưu cơ.
5.Sơ đồ quang hợp:
Nước + khí cacbonic \(\rightarrow\) Tinh bột + Khí ôxi ( điều kiện trong môi trường có ánh sáng và chất diệp lục )
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
1.
- Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Rễ (miền hút) | Thân non |
- Biểu bì có lông hút - Không có - Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành 1 vòng | - Không có - Thịt vỏ có diệp lục tố - Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng) |
2.
- Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.- Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây3.Gân lá gồm các bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa.Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic \(\frac{ánhsáng}{chấtdiệplục}\)→ Tinh bột + Khí ôxi
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
6.
- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.
7.
- Cây xanh lấy khí cacbonic để quang hợp tạo ra khí không khí và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí cacbonic giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.
8.
- Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
9.
- Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.
10.
- Thí nghiệm: Chọn một cành cây trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. Đó là do chất hữu cơ chuyển đến chỗ bị cắt thì tắc lại do mạch rây đã bị bóc đi cùng với khoanh vỏ. Vì hủy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày sẽ làm cho mép trên phình to ra.
1.
- Điểm giống nhau :
+ Đều gồm các phần : Vỏ ( biểu bì, thịt vỏ ) ; Trụ giữa ( bó mạch , ruột )
- Khác nhau :
+ Lớp biểu bì của rễ có lông hút , lớp biểu bì của thân non là một lớp tế bào trong suốt .
+ Thịt vỏ của rễ các tế bào không chứa chất diệp lục, thịt vỏ của thân non có một số tế bào chứa chất diệp lục .
+ Ở rễ mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ , ở thân bó mạch xếp thành vòng ( mạch rây ở ngoài , mạch gỗ ở trong .
hãy cho ví dụ về một số loại cây có mach( quyết, hạt trần, hạt kín) , tảo và rêu
Quyết Vd: dương xỉ, thông đá, thông đất, rau cần trôi, cây bòng bong, cây lông cu li, cây tổ chim, rau bợ, bèo ong, bèo vẩy ốc, bèo hoa dâu...
Hạt trần Vd: Cây thông, bách tán, pơmu, hoàng đàn, kim giao, vạn tuế, trắc bách diệp, thông tre,....
Hạt kín vd: Huệ, bưởi, cam, nhãn, vãi, Vú sữa, Xoài, Sầu riêng, Quýt,....
Tảo vd: rong mơ, tảo tiểu cầu, tảo silic, tảo vòng, Rau diếp biieenr, rau câu, tảo sừng hươu , Tảo lá dẹp,....
Rêu Vd: Rêu thủy sinh, rêu lửa,....
Loại cây | Ví dụ |
Quyết | Dương xỉ, cây rau bợ, cây lông cu li, bèo hoa dâu |
Hạt trần | Cây thông, hoàng đàn, pơ-mu, kim giao, vạn tuế |
Hạt kín | Cam, bưởi, lê, thị, đào, mận, quýt |
Tảo | Tảo rong mơ, tảo đỏ, tảo lục, tảo xoắn, rong mơ |
Rêu | Rêu tản, rêu sừng, rêu thủy sinh |
Lấy ví dụ về 5 loại cây để so sánh tính chất ở bộ phận dùng của cây hoang dại với cây trồng
Help me !!!
Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.
Câu 4: a. Chất dẫn điện là gì? Lấy 3 ví dụ về chất dẫn điện.
b. Chất cách điện là gì? Lấy 3 ví dụ về chất cách điện.
c. Nêu đặc điểm dòng điện trong kim loại.
Câu 4: a. Chất dẫn điện là gì? Lấy 3 ví dụ về chất dẫn điện.
b. Chất cách điện là gì? Lấy 3 ví dụ về chất cách điện.
c. Nêu đặc điểm dòng điện trong kim loại.
a. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...
b. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...
c. Đặc điểm dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
Cách phân loại oxit bazơ(có ví dụ)
Oxit bazo có những tính chất hóa học nào, cho ví dụ
- Cho ví dụ về 5 loại hoa tự thụ phấn?
- Cho ví dụ về 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ?
Mọi người ơi, giúp mình với nhé, mình đang cần gấp vì mai mình kiểm tra rồi!!
Cảm ơn nhiều ạ!
- 5 loại hoa tự thụ phấn: Hoa hồng, hoa đậu hà lan, hoa cải, hoa bưởi, hoa lan,...
- 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ: Hoa quỳnh, hoa dạ hương, hoa lúa, hoa lau, hoa bồ công anh,...
- 5 loại hoa tự thụ phấn : hoa râm bụt,hoa bưởi, hoa đỗ xanh , hoa đỗ đen, hoa lạc.
- 5 loại hoa giao phấn nhờ sâu bọ : hoa mướp, hoa vừng, hoa bí ngô, hoa nhài, hoa cúc.
Đây là ý kiến của mình nhé, có gì sai sót thì sửa giùm mình với !!!!!!!