Ví sao trong 1 chu kì tính bazo các oxit cao nhất và hiđrô tương ứng yếu dần tính axit mạnh dần
Trong chu kì 3, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
1) bán kính nguyên tử tăng. 2) độ âm điện giảm.
3) tính bazơ của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng giảm dần.
4) tính kim loại tăng dần. 5) tính phi kim giảm dần.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
1) sai vì trong chu kì 3, tuy nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo, do đó bán kính giảm dần.
2) sai vì trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần.
3) đúng.
4) sai và 5) sai. Trong một chu kì, đi từ trái sang phải thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.
Vậy có 1 nhận định đúng → Chọn A.
cho các oxit sau,oxit nào là bazo,axit gọi tên
MgO2
Alo3
SO2
Ag2O
ZnO
H2O
P2O3
Na2O
viết các axit và bazo tương ứng với các oxit trên
- Oxit bazo và bazo tương ứng :
MgO : Magie oxit - $Mg(OH)_2$
$Al_2O_3$ : Nhôm oxit - $Al(OH)_3$
$Ag_2O$ : Bạc oxit $AgOH$
$ZnO$ : Kẽm oxit $Zn(OH)_2$
$Na_2O$ : Natri oxit $NaOH$
- Oxit axit và axit tương ứng :
$SO_2$ : Lưu huỳnh đioxit - $H_2SO_3$
$P_2O_3$ : điphotpho trioxit - $H_3PO_3$
Giải thích chi tiết nhất : trong 1 chu kì ,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng giảm dần đồng thời tính axit tăng dần
Trong chu kì 3 theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazo như thế nào?
A.Tăng dần B. Giảm dần C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng
Cho các chất có công thức hóa học như sau MgO SO2 CaO Fe3O4 Na2O CuO CO2 CO CuSO4 Na2S SO2 P2O5 NO
a, Những chất nào thuộc loại oxit
b, Những chất nào là oxit bazo, Chết nào là oxit axit? Viết CTHH của bazo tương ứng hoặc axit tương ứng với các oxit trên
c,Viết PTHH điều chế mỗi oxit axit và oxit bazo ở trên bằng cách đốt các đơn chất tương ứng trong khí oxi
a ) MgO , SO2 , CaO , Fe3O4 , Na2O , CuO , CO2 , CO , NO
b) Oxit bazo : MgO : Mg(OH)2 , CaO : Ca(OH)2 , Fe3O4: Fe(OH)3 , Na2O: NaOH , CuO: Cu(OH)2
Oxit Axit : SO2 (H2SO3 ) , CO2 ( H2CO3 )
c) 2Mg + O2 -t-> 2MgO
2Ca + O2 -t-> 2CaO
3Fe + 2O2 -t-> Fe3O4
4Na + O2 -t-> 2Na2O
2Cu + O2 -t-> 2CuO
S + O2 -t-> SO2
C+ O2-t-> CO2
Cho các phát biểu sau
(1) Dãy HF, HCl, HBr, HI: độ bền tăng dần, tính axit và tính khử tăng dần.
(2) HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt ăn mòn thủy tinh.
(3) Phản ứng: NaX (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + Y(khí), Y gồm HCl, HBr, HI và HF.
(4) Các muối AgX đều là chất kết tủa (X là halogen).
(5) Không thể bảo quản axit HF trong chai, lo bằng thủy tinh.
(6) Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: tính phi kim (tính oxy hóa) giảm dần còn tính khử tăng dần.
(7) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế clo bằng cách cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,…
(8) Trong công nghiệp, điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch natri clorua NaCl bão hòa (không có màng ngăn) .
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D.5
Cho các phát biểu sau
(1) Dãy HF, HCl, HBr, HI: độ bền tăng dần, tính axit và tính khử tăng dần.
(2) HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt ăn mòn thủy tinh.
(3) Phản ứng: NaX (tt) + H2SO4 đặc
NaHSO4 + Y(khí), Y gồm HCl, HBr, HI và HF.
(4) Các muối AgX đều là chất kết tủa (X là halogen).
(5) Không thể bảo quản axit HF trong chai, lo bằng thủy tinh.
(6) Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: tính phi kim (tính oxy hóa) giảm dần còn tính khử tăng dần.
(7) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế clo bằng cách cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,…
(8) Trong công nghiệp, điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch natri clorua NaCl bão hòa (không có màng ngăn) .
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D.5
(1) Đúng
(2) Đúng
(3) Sai vì chỉ đúng với NaCl,NaF
(4) Sai vì AgF tan
(5) Đúng
(6) Đúng
(7) Đúng
(8) Sai vì phải có màng ngăn
Cho các phát biểu sau:
1. Trong các phản ứng oxi hóa khử mà oxi tham gia thì oxi chỉ thể hiện tính oxi hóa.
2. HF là axit rất mạnh vì có khả năng ăn mòn thủy tinh.
3. Từ HF → HCl → HBr → HI tính khử tăng dần còn tính axit giảm dần.
4. Trong công nghiệp nước javen được điều chế bằng cách sục Cl2 vào dung dịch NaOH.
5. HClO là chất oxi hóa mạnh đồng thời cũng là một axit mạnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Chọn đáp án B
1. Đúng.
2. Sai.HF là axit rất yếu.Ăn mòn thủy tinh là tính chất riêng có.
3. Sai.Tính khử và tính axit tăng dần
4. Sai điều chế bằng điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
5. Sai HClO là axit rất yếu
viết CTHH Axit hoặc Bazo tương ứng của các oxit sau : FE2O3 , SO2 , P2O5 , K2O , CaO , SiO2 , Mn2O7 , N2O5
Fe2O3: Fe(OH)3
SO2: H2SO3
P2O5: H3PO4
K2O: KOH
CaO: Ca(OH)2
SiO2: H2SiO3
M2O7: HMnO4
N2O5: HNO3
- Fe2O3: Fe(OH)3
- SO2: H2SO3
- P2O5: H3PO4
- K2O: KOH
- CaO: Ca(OH)2
- SiO2: H2SiO3
- M2O7: HMnO4
- N2O5: HNO3
Tổng số hạt proton của 3 nguyên tử X, Y, Z là 45. X và Y thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp. X và Z kế tiếp nhau trong cùng một chu kì. Các hiđroxit tương ứng với X, Y, Z là H 1 , H 2 , H 3 . Thứ tự giảm dần tính bazơ của H 1 , H 2 , H 3 là
A. H 1 > H 2 > H 3
B. H 1 > H 3 > H 2
C. H 2 > H 1 > H 3
D. H 3 > H 1 > H 2
Chọn C
X và Z kế tiếp nhau trong 1 chu kỳ, giả sử Zx < Zz → Zz = Zx + 1.
Tổng số proton của X, Y và Z là 45 → Zx + ZY + Zx + 1 = 45 → 2Zx + ZY = 44 (1).
X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp, giả sử Zx < Zy.
Trường hợp 1: Zy – Zx = 8; kết hợp với (1) giải hệ phương trình được:
Zx = 12; Zy = 20 → Zz = 13.
→ Tính kim loại Y > X > Z → Tính bazơ: H2 > H1 > H3 →chọn C.
Trường hợp 2: ZY – Zx = 18; kết hợp với (1) giải hệ phương trình được:
Zx = 8,67 và Zy = 26,67 (loại).
Chú ý: Với bài tự luận để chặt chẽ thì xét tiếp các trường hợp Zx > ZY; Zx > ZZ ….