tìm các từ thuần việt HÁN VIỆT .
Tìm từ thuần Việt cùng nghĩa với các từ Hán Việt sau: Thanh Thảo, Thu Thủy, Vân Phi, Thăng Long
Phân loại các từ ghép Hán Việt trên?
Thanh Thảo: Cỏ xanh
Thu Thủy: Nước mùa thu
Vân Phi: mây bay
Thăng Long: Rồng bay lên
Phân loại từ ghép như nào đây em?
. Tìm 10 từ Hán Việt có thể thay thế hoặc cần phải được thay thế bằng từ thuần Việt đồng nghĩa tương ứng (Ví dụ: không phận – vùng trời, phi trường- sân bay; phi cơ – máy bay...), 10 từ Hán Việt không thể thay thế được bằng các từ thuần Việt tương ứng ( ví dụ: độc lập, hạnh phúc, trực nhật, thực phẩm...) và 10 từ có thể thay thế được trong trường hợp này nhưng lại không thay thế được trong những trường hợp khác, trong văn cảnh khác (ví dụ: nữ - gái; giang sơn – non sông; cố hương – làng cũ; nhi đồng – trẻ em...).
Vì sao có những hiện tượng trên?
Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa. Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.
- 5 từ Hán Việt chỉ người: chú tiểu, phú ông, thiếp, nhà sư, tri âm.
- 5 từ thuần Việt đồng nghĩa:
+ Chú tiểu: chú Điệu, ông Đạo nhỏ
+ Phú ông: người đàn ông giàu có
+ Thiếp: vợ
+ Nhà sư: thầy chùa
+ Tri âm: bạn thân
Việc sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên trong văn bản Thị Mầu lên chùa đã tạo cho người đọc, người nghe có cảm giác trang trọng, nghiêm trang, tao nhã, cổ kính phù hợp với xã hội xưa. Những từ Hán Việt này lại rất đỗi quen thuộc với chúng ta nên là tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi khiến người đọc cảm nhận rõ hơn từng chi tiết trong văn bản. Thể loại dân gian này khi sử dụng với từ Hán Việt đã phát huy tối đa những ưu điểm về từ ngữ, nghĩa khi bị rút gọn bởi các âm thuần Việt qua đó cho ta thấy được sắc thái biểu cảm, tinh tế mà không kém phần uyển chuyển khi dùng. Từ Hán Việt dùng trong những trường hợp trên đã phản ánh sâu sắc những bài học, lớp nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.
- Tiểu, vãi già: chỉ sư trên chùa
- Nhà phú ông: người đàn ông giàu có
- Thiếp: vợ
- Tri âm: bạn thân
Cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên trong văn bản tạo cảm giác về sự cổ kính, trang trọng nơi cửa Phật của những người nói. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh hoàn cảnh của vở kịch thuộc thời cổ xa xưa. Sự vận dụng sáng tạo, đúng hoàn cảnh của các từ Hán Việt nhằm tạo sự dễ hiểu, gần gũi cho người đọc, người nghe.
tìm từ thuần việt có nghĩa tương ứng với các từ hán việt sau:
nhật,nguyệt,lâm,thủy,hỏa,thổ,hải,hà
Nhật: Ngày, ban ngày, mặt trời
Nguyệt: Mặt trăng
Lâm:rừng
Thuỷ : nước
Hoả: lửa, nóng
nhật : ngày
nguyệt : trăng
lâm : rừng
thủy : nước
hỏa : lửa
thổ : đất
hải : biển
hà : sông
Nhật : Ngày, Mặt Trời
Nguyệt : Mặt Trăng
Lâm : Rừng
Thủy : nước
Hỏa : Lửa
Thổ : Đất
Hải : thuộc về biển
Hà : sông
Giải thích từ Hán Việt “tri kỷ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. Theo em, có thể thay từ thuần Việt đó cho từ “tri kỷ” được không? Vì sao?
THAM KHẢO:
Tri kỷ: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.. Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân” .
Không thể thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng...
Hãy tìm 10 từ hán việt đồng nghĩa tương đương với 10 từ thuần việt
tìm những từ ghép thuần việt tương ứng với các từ hán việt sau;thiên địa,giang sơn,quốc kì,tiền hậu,thi nhân,sinh tử,phụ tử,mẫu tử.
Tìm 5 từ ghép chính phụ Thuần Việt . Nhận xét về trật tự của các yếu tố tròn từ ghép chính phụ Thuần Việt và từ ghép chính phụ Hán Viêt
Cố giúp mk với nha . Thanks nhìu
5 từ ghép chính phụ thuần Việt: hoa hồng, cá heo, xe đạp, hoa sen, quả na
Có trường hợp trật tự của từ ghép chính phụ Hán Việt giống từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
Có trường hợp trật tự của từ ghép chính phụ Hán Việt khác với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau