Tìm phương trình hàm số y=ax^2+bx+c (P), biết (P) cách trục hoành tại điểm có hoành độ là 2, Những đường thẳng x=3 là trục đối xứng và đỉnh của (P) có tung độ là -1
Đồ thị hàm số có trục đối xứng là đường thẳng x=3, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -16 và một trong hai giao điểm với trục hoành có hoành độ là -2. Tìm công thức của hàm số bậc hai.
Gọi công thức của hàm số bậc hai là \(y=ax^2+bx+c\)
Trục đối xứng là x=3 nên \(-\dfrac{b}{2a}=3\)
=>b=-2a
Thay x=0 và y=-16 vào (d), ta được:
\(a\cdot0^2+b\cdot0+c=-16\)
=>c=-16
=>\(y=ax^2+bx-16\)
Thay x=-2 và y=0 vào (d), ta được:
\(a\cdot\left(-2\right)^2+b\left(-2\right)-16=0\)
=>4a-2b-16=0
=>\(4a-2\cdot\left(-2a\right)=16\)
=>8a=16
=>a=2
=>b=-2a=-4
Vậy: Công thức cần tìm là \(y=2x^2-4x-16\)
Xác định hàm số y= ax+ b biết đồ thị của nó:
a/đi qua điểm A(3;-4) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2
b/cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2 và // với đường thẳng có phương trình y=-4x + 4
c/ đi qua giao điểm của đường thẳng y=3x+6 với trục hoành và tạo với hai trục tọa độ 1 tam giác có diện tích =căn 6
a: Vì (d) đi qua A(3;-4) và (0;2) nên ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}3a+b=-4\\b=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-2\\b=2\end{matrix}\right.\)
b: vì (d)//y=-4x+4 nên a=-4
Vậy:(d): y=-4x+b
Thay x=-2 và y=0 vào (d), ta được:
b+8=0
hay b=-8
Tìm Parabol y = ax2 - 4x + c, biết rằng Parabol :
Đi qua hai điểm A(1; -2) và B(2; 3).
Có đỉnh I(-2; -2).
Có hoành độ đỉnh là -3 và đi qua điểm P(-2; 1).
Có trục đối xứng là đường thẳng x = 2 và cắt trục hoành tại điểm (3; 0).
a) Thay x=1 và y=-2 vào (P), ta được:
\(a\cdot1^2-4\cdot1+c=-2\)
\(\Leftrightarrow a-4+c=-2\)
hay a+c=-2+4=2
Thay x=2 và y=3 vào (P), ta được:
\(a\cdot2^2-4\cdot2+c=3\)
\(\Leftrightarrow4a-8+c=3\)
hay 4a+c=11
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}a+c=2\\4a+c=11\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-3a=-9\\a+c=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=3\\c=2-a=2-3=-1\end{matrix}\right.\)
Vậy: (P): \(y=3x^2-4x-1\)
BÀI 1
Cho hàm số y=ax^2 có đồ thị P
a) tìm a biết rằng P qua điểm A (1;-1) .Vẻ P với a vừa tìm được
b) trên P lấy điểm B có hoành độ -2, tìm phương trình của đường thẳng AB và tìm tọa độ giao điểm D của đường thẳng AB và trục tung
c)viết phương trình đường thẳng (d) qua O và song song với AB, xác định toạ độ giao điểm C của (d) và P (C khác 0)
d( chứng tỏ OCDA là hình vuông
BÀI 2:
Cho hàm số y=ax^2
a) tìm a biét đồ của thị hàm số đã cho đi qua điểm A(-căn 3; 3). vẽ đồ thị P của hàm số với a vừa tìm được
b)trên P lấy 2 điểm B, C có hoành độ lần lượt là 1, 2 .Hảy viết phương trình đường thẳng BC
c) cho D( căn 3;3). Chứng tỏ điểm D thuộc P và tam giác OAD là tam giác đều.Tính diện tích của tam giác OAD
BÀI 5:Cho hàm số y=2x+b hãy xác định hệ số b trong các trường hợp sau :
a) đồ thị hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3
b) đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1.5
1. Cho hệ tọa độ Oxy đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ -2 là đồ thị của hàm số?
2. Hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}mx-2x+y=3\\3x-2y=m\end{matrix}\right.\) có 1 nghiệm duy nhất khi?
3. Với giá trị nào của a và b thì 2 đường thẳng sau đây trùng nhau 2x+3y+5=0 và y=ax+b?
4.Độ dài đường tròn ngoại tiếp hình vuông cạnh bằng \(\sqrt{2}\) cm là?
1. Gọi đường thẳng cần tìm là (d): y = ax + b.
Giao điểm của (d) và Oy là A (0;2) => b = 2 (1).
Giao điểm của (d) và Ox là B (-2;0) => 2a + b = 0 (2)
Từ (1) và (2) ta có a = -1, b = 2. Vậy (d): y = -x + 2.
2. \(\left\{{}\begin{matrix}mx-2x+y=3\\3x-2y=m\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2mx-4x+2y=6\\3x-2y=m\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2mx-x=m+6\\3x-2y=m\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\left(2m-1\right)=m+6\\3x-2y=m\end{matrix}\right.\)
Để hệ có nghiệm duy nhất thì pt \(x\left(2m-1\right)=m+6\) có nghiệm duy nhất. Khi đó \(2m-1\ne0\Leftrightarrow m\ne\dfrac{1}{2}.\)
3.
2x + 3y + 5 = 0 ⇔ \(y=\dfrac{-2}{3}x-\dfrac{5}{3}\)
Để hai đường thẳng trùng nhau thì \(a=\dfrac{-2}{3};b=\dfrac{-5}{3}\).
4.
Bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông là \(\dfrac{\sqrt{2}}{\sqrt{2}}=1\left(cm\right)\).
Độ dài đường tròn ngoại tiếp hình vuông là: 2π (cm).
Hãy xác định hàm số y = ax+b (a 0) trong các trường hợp sau
a) Đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc toạ độ và có hệ số góc là -2
b) Đồ thị của hàm số là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng-3vàcắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2
a: Vì (d) có hệ số góc là -2 nên a=-2
=>y=-2x+b
Thay x=0 và y=0 vào (d), ta được:
b-2*0=0
=>b=0
b: Vì (d) đi qua A(2;0) và B(0;-3) nên ta co:
2a+b=0 và 0a+b=-3
=>b=-3; 2a=-b=3
=>a=3/2; b=-3
Cho (P) : y= x^2 + bx+ c. Tìm các số b,c để đồ thị là một parabol thỏa:
a) Đỉnh A(1;2)
b) Đỉnh I(-3;1)
c) Đi qua điểm M(1;-1) và có hoành độ đỉnh bằng 4.
d) Đi qua M(1;2) và có hoành độ đỉnh là 2.
e) Đi qua A(3;3) và có trục đối xứng là đường thẳng x = 1.
Tìm Parabol (P): y=ax2+bx+c cắt trục hoành Ox tại 2 điểm có hoành độ lần lượt là -1 và 2, cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng -2.
Cho 2 đường thẳng (d1):y=x+1 và (d2):y=-x+3
A, Gọi M là giao điểm của (d1),(d2).Tìm toạ độ giao điểm M (bằng phép toán )
B, Viết phương trình đường thẳng (y=ax+b). Biết rằng đường thẳng này có tung độ góc bằng 2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -4
C, Cho đường thẳng (d3):y=(2m+1)x+n+1 ( với m ≠ -1/2). Với giá trị nào của m và n thì đường thẳng (d3)và (d2) trùng nhau.
Câu 3 : 1) Xác định hàm số bậc nhất y=ax + b ( a ≠0) biết rằng đồ thị của hàm số này song song với đường thẳng y=2x + 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là - 2.
2) Tìm tọa độ của điểm M thuộc đường thẳng y=2x +3 mà có tổng của hoành độ và tung độ bằng 2.
Giúp mik vs
\(1,\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=2\\b\ne3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow y=2x+b\)
Mà đồ thị cắt Ox tại hoành độ \(-2\Leftrightarrow A\left(-2;0\right)\inđths\Leftrightarrow-4+b=0\Leftrightarrow b=4\)
Vậy đt cần tìm là \(y=2x+4\)
\(2,\text{Gọi }M\left(x_0;y_0\right)\text{ là điểm cần tìm}\\ \Leftrightarrow y_0=2x_0+3\\ \Leftrightarrow x_0+y_0=3x_0+3\\ \Leftrightarrow3x_0+3=2\\ \Leftrightarrow x_0=-\dfrac{1}{3}\Leftrightarrow y_0=\dfrac{7}{3}\\ \Leftrightarrow M\left(-\dfrac{1}{3};\dfrac{7}{3}\right)\)