a là 1 oxit kim loại r. trong đó r có hóa trị nguyên và xấp xỉ 49,548% về khối lượng xác định a
phi kim R được tạo được nhiều oxit, trong đó có 2 oxit A và B, thành phần phần trăm theo khối lượng của R trong A và B lần lượt là 59,66% và 38,8%
xác định hóa trị R trong A và B, xác định phi kim R
Gọi CTHH của 2 oxit A và B lần lượt là \(R_2O_n\) và \(R_3O_m\) (\(n,m\) nguyên và \(\le4\))
Theo đề có:
\(\%m_{R\left(A\right)}=59,66\%\\ \Leftrightarrow\dfrac{2R}{2R+16n}=\dfrac{59,66}{100}\\ \Rightarrow R=11,83n\left(g/mol\right)\)
\(\%m_{R\left(B\right)}=38,8\%\\ \Leftrightarrow\dfrac{2R}{2R+16m}=\dfrac{38,8}{100}\\ \Rightarrow R=5,07m\left(g/mol\right)\)
Có tỉ lệ: \(\dfrac{n}{m}=\dfrac{5,07}{11,83}=\dfrac{3}{7}\Rightarrow n=3,m=7\)
\(\Rightarrow\)\(\left\{{}\begin{matrix}A:R_2O_3\\B:R_2O_7\end{matrix}\right.\)
Lại có: \(R=5,07m=5,07.7=35,5\left(g/mol\right)\)
Vậy hóa trị R trong A và B lần lượt là 3 và 7.
Phi kim R là Cl (Clo)
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ
%O = 100% - 70% = 30%
CTHH: R2O3
M(R2O3) = 48/30% = 160
<=> 2.R + 48 = 160
<=> R = 56
<=> R là Fe
Fe2O3 thuộc loại oxit bazơ
Oxit của R có hóa trị III là R2O3
Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng
=>%mR =\(\dfrac{2MR}{2MR+3MO}\).100=70%
=>MR=56
=>R là Fe
=>CTHH :Fe2O3 :oxit bazo
1) Oxit kim loại ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% O, còn oxit của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% O. Xác định kim loại đó.
2)hợp chất A có công thức hóa học RX2 trong đó R chiếm 63,22% về khối lượng trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 5 hạt trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.Tổng số hạt p trong phân tử RX2 là 41 hạt. tìm CTHH của hợp chất A
3) một hợp chất hữu cơ có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau 85,7% C;14,3% H biết phân tử hợp chất nặng gấp 28 lần phân tử hidro.tìm CTHH của hợp chất đó
3. Khối lượng mol của hợp chất đó là :
2.28 = 56 (g/mol)
mC = \(\frac{56.85,7}{100}\approx48\left(g\right)\)
mH = 56 - 48 = 8 (g)
nC = \(\frac{48}{12}=4\left(mol\right)\)
nH = \(\frac{8}{1}=8\left(mol\right)\)
Vậy công thức hóa học là C4H8.
B là oxit của một kim loại R chưa rõ hoá trị với Oxi. Biết thành phần % về khối lượng của oxi trong hợp chất bằng 3/7 thành phần % về khối lượng của R trong hợp chất đó. Xác định công thức hóa học của B?
CTHH là : \(R_xO_y\)
\(\%O=\dfrac{3}{7}\%R\)
\(\Rightarrow16y=\dfrac{3}{7}\cdot Rx\)
\(\Rightarrow\dfrac{112}{3}y=Rx\)
Với : \(x=2,y=3\Rightarrow R=56\)
\(Fe_2O_3\)
Câu 6: Oxit của nguyên tố X có hóa trị II chứa 80% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
CTHH của oxit cần tìm là XO.
Mà: Oxit chứa 80% về khối lượng X.
\(\Rightarrow\dfrac{M_X}{M_X+16}=0,8\Rightarrow M_X=64\left(g/mol\right)\)
→ X là CuO. Là oxit bazo.
Xác định nguyên tố R và viết công thức hóa học oxit của R biết rằng trong oxit của R có hóa trị IV và chiếm 27,273% về khối lượng
CTHH của oxit cần tìm là RO2.
Mà: R chiếm 27,273% về khối lượng.
\(\Rightarrow\dfrac{M_R}{M_R+16.2}=0,27273\Rightarrow M_R=12\left(g/mol\right)\)
Vậy: R là C. CTHH cần tìm là CO2
R là nguyên tố kim loại có hóa trị không đổi 1 hợp chất của R với nhóm cacbonat trong đó nguyên tố R chiếm 40% theo khối lượng không cần xác định nguyên tố R em Hãy tính phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất muối photphat
CTHH muối cacbonat: R2(CO3)n
CTHH muối photphat: R3(PO4)n
Xét R2(CO3)n
\(\%R=\dfrac{2.M_R}{2.M_R+60n}.100\%=40\%\)
=> 2.MR = 0,8.MR + 24n
=> 1,2.MR = 24n
=> \(M_R=20n\) (g/mol)
Xét R3(PO4)n
\(\%R=\dfrac{3.M_R}{3.M_R+95n}.100\%=\dfrac{3.20n}{3.20n+95n}.100\%=38,71\%\)
nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. tỉ lệ % khối lg nguyên tử R trong oxit cao nhất và % khối lg R trong h/c khí vs H là 0.5955. cho 4.05g kim loại M chưa rõ hóa trị t/d hết vs đơn chất R thì thu đk 40.05g muối. xác định R, M
Gọi n là hóa trị cao nhất của phi kim R.(n€ N*)
--> CT oxit cao nhất của R là : R2On.
--> CT trong hợp chất khí với H của R là : RH(8-n)
Từ tỉ lệ % đề bài cho, ta có phương trình:
2R : ( 2R+ 16n) = 0,5955 x R : (R+ 8-n)
giải ra thì thu gọn được thành: 0,809R = 11,528n - 16
vì đây là phi kim nên 4=< n =< 7
bạn viết cái bảng thử n --> R nhé.
=> chỉ chọn được n=7 -> R là Brom
Đến đây thì dễ rồi. Gọi hóa trị kim loại M là x .PTPƯ:
2M + nBr2----> 2MBrn
theo đinh luật bảo toàn khối lượng : m Br2 = 40,05 - 4,05 = 36 g
-> n Br2 = 0,225 mol
-> n kim loại = 4,05 : M = 0,225. 2 : n
<=> 9: M= 1:n
vì M là kim loại nên 1=< n=< 3, dễ thấy n=3 và M=27(Al).
Vậy CT muối là AlBr3.
Hòa tan hết 32g oxit của một kim loại R có hóa trị III trong 294g dung dịch H2SO4 20% a)Xác định công thức của oxit kim loại b) tính khối lượng muối sunfat thu được
a) CTHH: R2O3
\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{294.20}{100}=58,8\left(g\right)=>n_{H_2SO_4}=\dfrac{58,8}{98}=0,6\left(mol\right)\)
PTHH: R2O3 + 3H2SO4 --> R2(SO4)3 + 3H2O
_______0,2<------0,6---------->0,2_________________(mol)
=> \(M_{R_2O_3}=\dfrac{32}{0,2}=160\left(g/mol\right)=>M_R=56\left(Fe\right)\)
b) \(m_{Fe_2\left(SO_4\right)_3}=0,2.400=80\left(g\right)\)