Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 1 2018 lúc 4:43

a) Nếu bố mẹ em có nhà ?

- Cháu chào chú. Bố mẹ cháu đang ở nhà, cháu mời chú vào nhà ạ.

b) Nếu bố mẹ em đi vắng ?

- Cháu chào chú. Bố mẹ cháu không có ở nhà. Chú có điều gì nhắn lại không ạ ?

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
9 tháng 2 2017 lúc 9:38

- Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì:

Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan

- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.

- Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.

cao thi hoai thuong
Xem chi tiết
8.Vũ Tùng Dương tổ2
6 tháng 3 2023 lúc 18:54

oe

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quìn
3 tháng 4 2017 lúc 16:33

- Theo em, Vì đó là nhiệm vụ của chú. Vì Thanh là người lạ không phải nhân viên của doanh nghiệp nên chú bảo vệ phải hỏi.
- Bạn Thanh cư xử và trả lời không lễ phép với người lớn, không chào hỏi đoàng hoàng, lại trả lời 1 cách ta đây, không tôn trọng người lớn.
- Là Thanh em sẽ:

+ Chào hỏi chú.

+ Xin phép vào tìm mẹ.

+ Cám ơn chú bảo vệ.

tY - NgÁo
7 tháng 12 2019 lúc 16:12

- Theo em , đó là nhiệm vụ của chú và Thanh là người lạ và không phải nhân viên doanh nghiệp.

-Thanh là người thiếu lễ độ.

- Nếu em là Thanh em sẽ nói:

" Con chào chú! Con là Thanh mẹ của con là giám đốc ở đây , con qua công ty để lấy chìa khóa ạ !"

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
16 tháng 3 2020 lúc 13:57

-ý nghĩa :  ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.Và đoạn văn nhắc nhở chúng ta cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được

học tốt

Khách vãng lai đã xóa

chào bạn

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Anh Phong
16 tháng 3 2020 lúc 14:28

hello

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Trúc Anh
31 tháng 12 2018 lúc 10:35

a, Chú bảo vệ hỏi Thanh như vậy vì chú chưa biết Thanh là con giá đóc doanh nghiệp và bác thấy Thanh không chào hỏi gì cả nên bác mới hỏi Thanh

b, Bạn Thanh là một người không lễ phép , không cư xử đúng mực với người giao tiếp và bạn còn trả lời cộc lốc , không có đầu đuôi .

c, Em sẽ vui vẻ chào hỏi chú và xin chú cho vào công ty để xin mẹ lấy chìa khóa và cảm ơn chú

Princess Starwish
20 tháng 9 2016 lúc 9:20

- Theo em, Vì đó là nhiệm vụ của chú.

- Theo em, Bạn Thanh là người vô lễ, xấc xược, ỷ thế…

- Là Thanh em sẽ: +Chào hỏi. + Xin phép vào tìm mẹ. +Cám ơn.

Như Nguyễn
8 tháng 10 2016 lúc 11:47

Nhưng theo mình , chú bảo vệ gọi Thanh lại vì chú không biết Thanh là con của giám đốc doanh nghiệp

nguyen thu thi
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
2 tháng 10 2016 lúc 16:20

-Bởi vì đây là nơi công xở, làm việc , không phải chỗ để trẻ con ra vào tự tiện ..nên chú bảo vệ mới hỏi bạn Thanh.

- Cử chỉ thái độ, lời lẽ của bạn Thanh khi đáp lời chú bảo vệ là hành động đáng lên án vì nó thể hiện sự không coi trọng người lớn , sự vô lễ của bạn.

- Nếu em là Thanh e sẽ trả lời:

- Cháu chào bác. Cháu là con mẹ Vân Anh. Mẹ cháu làm bên pháp chế hội đồng nhân dân. tiện đường đi học về nên cháu ghé qua mẹ lấy chìa khóa nhà ạ!

Love Học 24
2 tháng 10 2016 lúc 15:48

Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Môt hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: “Cháu muốn gặp ai?”. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: “Cháu vào chổ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?”
- Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vây?

=> Vì đó là nhiệm vụ của chú
- Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh?

=> Bạn Thanh là người vô lễ , xấc xược , ỷ thế nhà giàu
- Nếu em là Thanh Thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?
=> Là Thanh em sẽ:

+Chào hỏi.

+ Xin phép vào tìm mẹ.

+Cám ơn.

ngo thi phuong
2 tháng 10 2016 lúc 16:09

- chủ bảo vệ gọi thanh lại vì thanh tự nhiên đi vào công ty 

-ban thanh chưa có lễ độ và không lễ phép 

-chao chú; cháu có thể vào công ty để gặp mẹ cháu đuợc không; mẹ cháu là giám đốc ở đây a!

Bùi Nguyễn Đại Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
19 tháng 11 2021 lúc 9:42

 không tán thành

Huyền ume môn Anh
19 tháng 11 2021 lúc 9:42

không tán thành nhé

Nguyên Khôi
19 tháng 11 2021 lúc 9:42

 không tán thành

  
nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 9 2016 lúc 14:50

A. Mở bài

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.

B. Thân bài

1) Giải thích

Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình

 

2) Bình luận

Khẳng định:

Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.

Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo            toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.

Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.

ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân

a) Bản thân:

Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội.

Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.

Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.

b)  Xã hội:

Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vần đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:

Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.

Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.

Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

c) Bổ sung:

Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguổn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.

C. Kết bài

Bài ca dao nhắc nhở thấm thìa về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.


 

Mạnh Đinh Đức
27 tháng 8 2017 lúc 8:53

:)