Viết đv khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường
Hiện nay bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận, viết một bài văn không quá 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.
1. Giải thích.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.b. Chứng minh:
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…3. Nguyên nhân
Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.).Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.- Người gây ra bạo lực:
Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính.Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên và ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi).
-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Viết đoạn văn phối hợp khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong cuộc sống hôm nay.
Dàn ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
Đoạn văn gợi ý:
Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!
✿Tuệ Lâm☕
Viết đoạn văn ngắn khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường.
tham thảo :
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
hiện tượng lạng lách đánh võng đèo năm đèo Ba khi tham gia giao thông đang ngày càng phổ biến trong giới học đường viết bài nghị luận khoảng 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên
tham khảo
Vấn nạn ứng xử khi tham giao thông của nước ta hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Tình trạng kẹt xe tắc đường ở các thành phố lớn khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng ùn tắc khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, văn hóa của người tham gia giao thông không tốt vẫn còn tình trạng đi ẩu lạng lách, đánh võng, không chịu chờ đèn tín hiệu mà cứ đi bừa, làm cho tình trạng tai nạn giao thông gia tăng chóng mặt. Biết bao vụ tai nạn thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ ở nước ta.
Trung bình mỗi ngày tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của 23 con người (Theo số liệu thống kê của năm 2016). Tai nạn giao thông đang là căn bệnh nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch nào. Nó cần phải được giải quyết và giảm tải một cách tối đa để làm an lòng người dân.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn giao thông đó chính là do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém đường phố phát triển không kịp với tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Đó là chưa kể tình trạng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công làm cho công trình trở nên kém chất lượng, cầu đường không đạt tiêu chuẩn như trong văn bản quy định, dẫn tới sập cầu, lún, nứt đường.
Do các nhà máy xí nghiệp, các công ty, bệnh viện, trường đại học thường tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh khiến cho người dân từ mọi địa phương đều đổ dồn ra thành phố để sinh sống, làm ăn, làm cho mật độ dân cư của thành phố lớn trở nên quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân
Bên cạnh đó, tai nạn giao thông gia tăng cũng do phần lớn là ý thức người tham gia giao thông không nghiêm túc thi hành luật pháp đặt ra, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, đèo ba bốn người trên một chiếc xe máy là mất an toàn giao thông gây nên tai.
Một số bộ phận không nhỏ những thanh niên, những học sinh sinh viên còn trẻ người non dạ thường thích thể hiện mình muốn mình trở thành anh hùng xa lộ, thường đi xe lạng lách, đánh võng rồi va quệt vào người khác gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông khiến cho các nhà chức trách, nhưng cơ quan an ninh vô cùng đau đầu khi xử lý.
Hiện tượng đi ẩu là gì? Là hiện tượng người tham gia giao thông không chịu chấp hành tuân thủ đèn tín hiệu, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi đánh võng không nghiêm túc trở quá tải quy định
Để giải quyết tình trạng đi ẩu này chúng ta cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh với những người tham gia giao thông có hành vi đi lại thiếu nghiêm túc, đánh võng, vượt đèn đỏ, tổ chức đua xe trái phép…
Khi tham gia giao thông mọi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng tài sản của mình, cũng như bảo vệ tính mạng tài sản của người khác, không được coi thường mạng sống, đi xe liều mạng bất chấp nguy hiểm, để xảy ra những tai nạn đáng tiếc
Để giải quyết vấn nạn kẹt xe chúng ta nên tăng cường các đường trên cao, phân làn đường đúng quy định, không nên mở nhiều ngã ba ngã tư. Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình khi cầm lái.
Về lâu dài chúng ta cần di chuyển bớt bệnh viện, các trường đại học khu công nghiệp ra vùng ngoại thành và về các tỉnh thành khác tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân các địa phương, để người dân không cần phải đổ dồn ra thành phố vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm, học hành, chữa bệnh, như thế sẽ giảm lượng dân đổ ra thành phố sinh sống
Vấn nạn đi ẩu, tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động nóng hơn bao giờ hết để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự chung tay xây dựng của rất nhiều ngành, và đòi hỏi mỗi người dân phải tự ý thức với chính mạng sống của mình.
b. Mọi người đều mong muốn có một cuộc sống hòa bình. Vậy mà trong thực tế vẫn có những người nóng vội, hành xử bằng bạo lực. Em hãy viết đoạn văn dài khỏang 2/3 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường của một số học sinh hiện nay.
Lập dàn ý cho đề sau: Viết đoạn văn phối hợp khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong cuộc sống hôm nay.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
Dàn ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
Đoạn văn gợi ý:
Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!
✿Tuệ Lâm☕
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.
Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.3. Tác hại:
Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.4. Nguyên nhân:
Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.5. Giải pháp và liên hệ:
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.3. Tác hại:
Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.4. Nguyên nhân:
Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.5. Giải pháp và liên hệ:
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
Bạn tham khào bài văn này nhé
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và trí thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phuju huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường hochn. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để ‘xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mấy người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đành hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang ‘tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả ơ rgiaos viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giơ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.\
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.
Hãy viết đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách.
giúp mk vs, mk đng cần gấp
ko chép mạng
không chép mạng tự đi mà làm :
" Không đòi mà làm có ăn
Chỉ có ăn vụt"
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của nghị lực sống.
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Nghị lực sống là một trong những điều quan trọng nhất của cuộc sống hiện nay...)
Khái niệm nghị lực sống?
Người có nghị lực sống là người như thế nào?
Vai trò của nghị lực sống?
Dẫn chứng?
Trái với có nghị lực sống là gì?
Bản thân em sẽ làm gì để có thêm nghị lực sống?
Kết luận.