Em hãy viết một bài văn nghị luận trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu"
Theo em mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn nghị luận để trả lời câu hỏi đó.
trong cuộc sống ai cũng cần có một người bạn.nhưng thế nào là một tình bạn đẹp. em hãy trả lời câu hỏi hỏi ấy bằng một bài văn nghị luận[ thân bài được chia làm 4 đoạn theo dàn ý]
Tham khảo:
Ngoài tình thầy trò và tình cảm gia đình thì tình bạn cũng là một thứ tình cảm quan trọng đối với mỗi người. Tại sao như vậy? Bởi nhờ có tình bạn mà chúng ta cảm thấy bớt cô đơn, có người để tâm sự khi có tâm trạng và những điều khó nói. Tình bạn là tình cảm thân thiết giữa con người với nhau, họ thường tìm đến nhau để chia sẻ, họ quan tâm, chăm sóc và luôn nghĩ cho nhau, luôn chân thành và nhiệt tình với bạn. Tình bạn chân chính là tình bạn không vụ lợi, không mưu hại bạn mình, cũng không vì lợi ích trước mắt mà hại bạn mình. Một tình bạn lừa dối thì ngược lại, chỉ nghĩ cho bản thân mà không quan tâm. đến bạn bè. Tình bạn xuất phát từ tình yêu trong sáng. Đôi khi chúng ta thất vọng, buồn bã, bạn bè sẽ luôn ở bên cạnh, nắm tay nhau vượt qua mọi gian nan, bão tố của cuộc đời. Mỗi người không cô đơn, chỉ là họ không thể bày tỏ cảm xúc của mình, và họ cảm thấy xung quanh mình thật trống trải, nhưng nếu họ có bạn bè ở bên, bạn bè sẽ khiến họ hạnh phúc, mang đến mùa xuân và xua tan đi những muộn phiền. làm tan băng mùa đông. Bạn bè sẽ luôn sát cánh bên ta trên mỗi bước đường.
"Mỗi người đều tự viết lên câu chuyện đời mình"
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?)
Lấy câu trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !
"Mỗi người đều tự viết lên câu chuyện đời mình". Chắc hẳn mỗi chũng ta ở đây, từ khi sinh ra đã có một sứ mệnh, một cuốn truyện riêng do chính mình là tác giả, cũng là nhân vật chính, và cách viết nó như thế nào là do các bạn. Mỗi trang truyện là một hành trình, là một trải nghiệm mới của ta. Nó có thể là những khó khăn, thử thách lớn, nhưng cũng có thể là những niềm vui, những thành quả đạt được. Mỗi bước ngoặt cũng là một lần lật sang trang mới, cũng là một bài học mới để ta tôi luyện thành tài. Trên những trang truyện đời, sẽ có thêm những nhân vật phụ, những người góp phần vào câu chuyện của chúng ta, làm cho nó thêm sống động. Có thể nói chuyện đời mình là do mình viết ra, những cũng không thể phủ nhận rằng tác động của những nhân vật phụ cũng là vô cùng mạnh mẽ, nó cũng có thể thay đổi kết cục câu chyện của chúng ta chỉ trong tích tắc, nên cũng có thể nói rằng đó là câu chuyện của ta và những người bạn. Sau khi bước đến trang cuối của câu chuyện, đó là lúc ta hoàn thành sứ mệnh lớn của mình, là lúc ta tạm biệt cuộc đời. Lúc ấy, hãy nghĩ đến những điều bạn đã trải qua. Để từ đó mỉm cười khi đã hoàn thành sứ mệnh, cũng như bật khóc khi có những điều còn dang dở. Và hãy nhớ rằng, kết thúc của một câu chuyện là sự mở ra của một câu chuyện khác
#E ko giỏi văn lắm nhưng cx thử viết xem sao, mong đc nhận xét
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
- Nghị luận chính trị - xã hội;
- Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, chúng ta có thể làm gì?
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi trên
Dựa vào bài: Lí tưởng sống của thanh niên trong sách GDCD lớp 9 ( SGK-tr34), hãy viết một bài luận để trả lời cho câu hỏi "Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người người như thế nào?" (Gợi ý: Hãy suy nghĩ về những điểm mạnh, những điều quan trọng nhất đối với con, khó khăn con đang gặp phải, ước mơ của con, con sẽ làm gì để chinh phục ước mơ...) Bài viết khoảng 350 - 500 từ *
Dựa vào bài: Lí tưởng sống của thanh niên trong sách GDCD lớp 9 ( SGK-tr34), hãy viết một bài luận để trả lời cho câu hỏi "Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người người như thế nào?" (Gợi ý: Hãy suy nghĩ về những điểm mạnh, những điều quan trọng nhất đối với con, khó khăn con đang gặp phải, ước mơ của con, con sẽ làm gì để chinh phục ước mơ...) Bài viết khoảng 350 - 500 từ *
Một danh nhân đã nói rằng: “Kẻ khốn cùng nhất trên đời này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Thế bạn đã có xây dựng ước mơ cho riêng mình chưa? Bạn đã sẵn sàng để đạt lấy ước mơ đó? Dĩ nhiên ai cũng muốn đạt được ước mơ của mình nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.
Ước mơ là gì? Đó là câu hỏi mà giới trẻ ngày nay hay đặt ra. Đối với một số người thì ước mơ chỉ là những điều mơ hồn, viển vông, không có thật. Người khác cho rằng ước mơ chỉ xảy ra ở tương lai chứ hiện tại khó mà đạt lấy được. Còn với tôi ước mơ là có thật! Nó có thể là một điều nằm ngoài tầm với của chúng ta, một điều thể hiện sự khát vọng trong mỗi tâm hồn và cũng là một đích sống để ta hướng tới. Ước mơ không cần phải quá to lớn, đôi khi ước mơ chỉ là những điều nhỏ nhặt, hay là những lời ước mà bạn dành cho người khác.
Đa số khi tôi hỏi người khác về ước mơ của họ thì hầu như ai cũng có. Người thì hào hứng kể cụ thể, chi tiết về ước mơ của họ những phần còn lại thì hơi lúng túng, ngại ngùng khi trả lời. Vì sao họ lại như vậy? Bởi vì họ không biết phải định hình ước mơ của mình như thế nào. Họ không biết họ đã đặt ước mơ của họ đúng hay chưa, nó có quá cao hay quá thấp hay thậm chí họ cho rằng mình không chắc có thể đạt được nó hay không.
Bằng cách nào để trở thành người tinh tế?
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trả lời cho câu hỏi trên.
1. Các em trả lời các câu hỏi bài 1,2,3 của phần I ( Sgk/32,33), chỉ ghi câu trả lời, không ghi lại câu hỏi.
2. Các em trả lời các câu hỏi bài 1 của phần II ( Sgk/ 33).
3. Để lập luận cho luận điểm trong văn nghị luận, cần trả lời được những câu hỏi nào? ( Gợi ý: câu 2 trang 34)
4. Từ truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”, em hãy rút ra kết luận làm luận điểm và lập luận cho luận điểm ấy.
* Gợi ý:
- Mỗi thầy bói chỉ biết 1 bộ phận của voi mà lại đưa ra nhận định về voi nên bị sai. Từ đó em rút ra bài học gì?
- Vì sao ta không nên nhận định khi chưa biết rõ ràng, cụ thể về đối tượng? ( Nêu 3 lí do)