Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:32

Cần lưu ý những điều sau:

- Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích

- Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm

- Xin ý kiến đánh giá, nhận xét, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 2 2018 lúc 12:29

Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây là chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau.

* Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc : ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh

* Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể :

- (1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

    + Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.

- (2) Bồi dưỡng về tình cảm

    + Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.

    + Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.

    + Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- (3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích

    + Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người

    + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

    + Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

- (4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

* Kết bài: Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
27 tháng 11 2023 lúc 19:51

Các thông tin này có thể tìm được trên Internet.

Em có thể nhờ sự trợ giúp của bố mẹ, anh chị trong gia đình hoặc thầy cô để tìm kiếm những nguồn này trên Internet.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 12:55

Ví dụ:

- Sản phẩm sẽ làm là đan nong đôi

- Sản phẩm đơn giản và có thể thực hiện tại lớp. Đan nong đôi thành những sản phẩm trang trí 

- Dụng cụ tre nứa được sơn các màu rực rỡ để đan thành những sản phẩm trang trí góc học tập 

- Các sản phẩm sẽ được phát cho các bạn để làm lưu niệm

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 12:55

Chia sẻ ý tưởng của mình với các nhóm khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:53

Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý:

- Hiểu rõ yêu cầu trong thảo luận/ tranh luận.

- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).

- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.

- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.

- …

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 10:45

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 10:46

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: 

- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực. 

Bình luận (0)
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
kodo sinichi
7 tháng 3 2022 lúc 17:10

ok nha anh

Bình luận (0)

oke bn hiền

Bình luận (0)
nam nguyễn
7 tháng 3 2022 lúc 17:12

oki a

Bình luận (0)
Ngọk Ank Nguyễn
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
24 tháng 8 2021 lúc 13:07

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa