Những câu hỏi liên quan
Lynh
Xem chi tiết
Minh Phương
10 tháng 12 2023 lúc 10:02

*Tham khảo:

2. 

- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.

- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3. 

- Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu ấm áp

- Nhu cầu thị trường

- Chính sách hỗ trợ

Bình luận (0)
Bùi Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 9:01

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

Bình luận (0)
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 11:10

a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta

- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :

   + Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp  như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....

    + Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng

- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản

- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 11 2019 lúc 10:26

Hướng dẫn giải:

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

 

Bình luận (0)
Cute Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 16:55

Tiềm năng hiện trạng khai thác và chế biến hải sản của Việt Nam là rất lớn do quốc gia này có một bờ biển dài và nhiều khu vực biển vùng ven có nhiều loài hải sản phong phú. 

- Bờ biển dài: Việt Nam có khoảng 3,260 km bờ biển, bao gồm biển Đông và biển Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và chế biến hải sản.

- Đa dạng loài hải sản: Biển Việt Nam có nhiều loài hải sản đa dạng như cá, mực, tôm, cua, sò điệp, và nhiều loài khác. Sự đa dạng này tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hải sản.

- Nguồn lao động: Ngành hải sản tạo việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng ven biển và đảo xa. Phát triển ngành này có thể cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư ở các khu vực này.

- Xuất khẩu hải sản: Hải sản là một trong những nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách quốc gia. Việc phát triển khai thác hải sản có thể tạo thêm nguồn thuế và ngoại tệ cho quốc gia.

Tại sao ưu tiên phải phát triển khai thác hải sản xa bờ:

- Bảo vệ nguồn tài nguyên: Khai thác hải sản xa bờ có thể giúp bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản ở vùng bờ biển và tránh việc khai thác quá mức và phá hủy môi trường biển ven bờ.

- Giảm áp lực trên nguồn tài nguyên gần bờ: Khai thác hải sản xa bờ giúp giảm áp lực khai thác tại các khu vực gần bờ, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn cung cấp hải sản cho cả dân cư địa phương và thị trường xuất khẩu.

- Giám sát và quản lý tốt hơn: Việc khai thác hải sản xa bờ thường dễ dàng hơn trong việc giám sát và quản lý so với khai thác gần bờ. Điều này giúp đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên hải sản.

- Xuất khẩu và phát triển kinh tế: Khai thác hải sản xa bờ có thể tạo ra các cơ hội mới cho xuất khẩu và đầu tư trong ngành công nghiệp hải sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bình luận (0)
Huy Hoang
Xem chi tiết
Tuấn Thunderstorm
16 tháng 12 2020 lúc 20:39
Ok xin lỗi nhé
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Huyền
16 tháng 12 2020 lúc 20:26

troi oi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Huyền
16 tháng 12 2020 lúc 20:28

con dien

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
8 tháng 11 2018 lúc 15:32

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.

Bình luận (1)
Liếu Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 4 2022 lúc 7:34

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

Bình luận (1)
Phan Gia Ngân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:12

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

Bình luận (0)
Phan Gia Ngân
24 tháng 4 2016 lúc 13:23

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:25

Bạn chọn lọc những ý chính mà bạn cần nhé

Bình luận (0)