Những câu hỏi liên quan
thi hue nguyen
Xem chi tiết
Minh nhật
12 tháng 9 2019 lúc 21:07
Trang chủ diễn đàn tin học công nghệFORUMMÁY TÍNHĐIỆN THOẠICÔNG NGHỆHỎI ĐÁP NHANHĐăng ký

   

Hoạt Động Nội Quy Tiện ÍchTrang ChủDiễn ĐànKiến thứcCác môn họcVăn mẫuVăn mẫu lớp 8 hay nhấtPhân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

Ðiều Chỉnh

Search Thread

28-05-2018 12:59 AM#1

VĂN's Avatar

VĂN 

VĂN đang off

Level: 39

Ðến Từ

TP. Hồ Chí Minh

Thành Viên Thứ: 402411

Bài gửi

1.256

Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc 

Hướng dẫn làm bài văn phân tích cảm nhận về thái độ tình cảm của nhân vật ông giáo và lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất. Nam Cao, một tác giả nổi tiếng từng nói rằng: " Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng thét khổ đau kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Với sự chiêm nghiệm về nghệ thuật của Nam cao, ta đã hiểu phần nào về cảm hứng chủ đạo và đối tượng mà ông hướng tới phản ánh trong xã hội chủ yếu là những người nông dân và những người tri thức lương thiện. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nam Cao đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình với các tác phẩm như: Chí Phèo, Đời Thừa, Trăng Sáng và truyện ngắn Lão Hạc. Truyện ngắn Lão Hạc các em học sinh đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8 , truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của Lão Hạc và những nhân vật xung quanh lão trong đó có Ông giáo. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TÁC PHẨM LÃO HẠC LỚP 8 HAY NHẤT
Khi đi vào những tác phẩm của tác giả Nam Cao, chúng ta quá quen thuộc với hai đề tài chính về người nông dân và người tri thức. Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về người nông dân nhưng trong đó vẫn phản ánh một phần về người tri thức trong xã hội đương thời là ông giáo, người bạn thân của lão Hạc.

Trong truyện ngắn, Ông giáo là một người tri thức thuộc tầng lớp tiểu tư sản nhưng trên vai ông vẫn bị đè nặng bởi chữ "nghèo". Ông là làm nghề giáo, vốn nâng niu cuốn sách của mình như những đứa con tinh thần quý báu: “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”,và rồi hoàn cảnh cũng đẩy ông giáo đến nỗi ông phải bán đi những cuốn sách quý vì con ốm, vì miếng cơm manh áo. Có lẽ đó là lí do khiến ông và Lão Hạc có thể đồng cảm sẻ chia và trở thành người bạn tâm giao. Ông giáo, là hàng xóm của lão Hạc, ông cũng một phần hiểu được cuộc sống khổ cực và khó khăn của lão. Con trai lão bỏ đi phu đồn điền vì không cưới được vợ, và đến độ lão phải bán đi cậu Vàng, con chó luôn là người bầu bạn hàng ngày với lão, thì lúc ấy , ông giáo trở thành một người bạn duy nhất lão có thể bộc bạch hết nỗi lòng của mình. Ông giáo cũng là người duy nhất giúp lão mỗi khi lão gặp khó “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. 

Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình người đã làm cho lão xúc động và hết sức trân trọng những gì ông giáo dành cho lão. Thế mới thấy, tầng lớp tri thức trong xã hội ấy cũng khổ không kém những người nông dân, họ cũng phải xoay xở với áo cơm và cũng phải đau khổ về tinh thần. Họ cũng đang dằn vặt giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất, đi ngược lại những lí tưởng họ vốn nuôi sẵn trong đầu. Ông giáo cũng là kẻ khổ, khổ khi luôn phải chứng kiến sự đau khổ của kẻ khác. Đầu tiên chính là vợ ông, người đàn bà đã bị cái miếng ăn làm cho trở nên ích kỉ và ti tiện hơn "cuộc đời quả thật cứ một thêm đáng buồn". 

Và đến lão Hạc, ông luôn ở bên chia sẻ và tâm sự về những suy nghĩ trước cuộc đời nhưng rồi ông đâu thể giữ nổi lão Hạc sống hết cuộc đời này. Cái chết của lão như một sự giải đáp về thắc mắc trong ông giáo về phẩm chất của lão. Trước đó ông từng chiêm nghiệm rằng “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc ti tiện xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.Hóa ra lão không bị tha hóa vì cái nghèo, mà là lão đang tìm cách giải thoát mình khỏi cái nghèo đói. Cái chết của lão Hạc bằng bả chó, thảm biết mấy, ông giáo chứng kiến cảnh ấy mà không thôi thương cảm cho một kiếp người không thể tồn tại giữa cái xã hội đương thời tai ác ấy. Cái chết của lão cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn kìm chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo đã nhận ra rằng những người như lão Hạc đáng thương và đáng trọng đến mức nào dù hoàn cảnh tồi tệ đến mấy, thì lão vẫn không làm mất phẩm chất như một sự cứu cánh và cái chết ấy là sự lựa chọn duy nhất và cũng bất đắc dĩ.

Tình cảm của ông giáo dành cho lão Hạc đã trở thành thứ tình cảm cao đẹp giữa xã hội đương thời. Hoàn cảnh tuy làm con người ta phải sống đau khổ nhưng tình cảm giữa con người và con người luôn trở thành thứ cứu rỗi hữu hiệu và ý nghĩa nhất.

BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
Truyện ngắn Lão Hạc tiếp tục là một thành công của Nam Cao khi khai thác đề tài người nông dân đứng trên bờ vực của sự tha hóa. Những mảnh đời, những số phận khác nhau nhưng đều làm cho người đọc phải đau đớn, xót xa. Trong số các nhân vật ấy, hẳn chúng ta cũng không thể nào quên ông giáo- một phân thân của chính tác giả Nam Cao.
Truyện ngắn được kể theo lời của nhân vật “tôi” hay là của chính ông giáo. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp nhân vật ông giáo, cũng là tác giả trực tiếp bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm của mình. Trước hết, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo. Nghề giáo cao quý vốn được trọng vọng là thế nhưng trong xã hội xưa cũng không thể thoát khỏi cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Mọi ước mơ, lí tưởng dang dở của tuổi trẻ giờ đều phải tạm gác lại. Kể cả những quyển sách quý nhất, ông cũng phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh cho con. Do vậy, ông hiểu phần nào nỗi day dứt, khổ sở của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý: “"Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!".
Là một người hàng xóm, một người bạn của lão Hạc, hàng ngày cùng uống nước chè, cùng tâm sự, ông giáo dễ dàng cảm thông với lão. Từ thái độ dửng dưng, hiểu sai về lão, ông dần dần xót xa, ái ngại khi chứng kiến cuộc sống ép xác khổ cực của lão Hạc. Không chỉ an ủi, động viên, ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ vì biết lão Hạc đã nhiều ngày chỉ ăn khoai, ăn rau, ăn củ ráy trong khi gia cảnh mình cũng chẳng khá khẩm gì. Ông thấy được những phẩm chất cao quý của lão Hạc, tình cha con thiêng liêng, vì vậy, không chỉ cảm thông, đó còn là niềm trân trọng đối với nhân cách cao đẹp của một con người lương thiện. Vì thế, ông đã phải xót xa mà thốt lên rằng: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. Không giống những người khác chỉ nhìn lão Hạc ở vẻ bề ngoài, ông giáo hiểu thấu cả những phần mà lão Hạc không bộc lộ. Đó là những điểm sáng trong nhân phẩm của người nông dân nghèo khổ. Sự chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc ấy đến từ một trái tim nhạy cảm, dễ dàng cảm thông và thương yêu người khác.
Vừa kính trọng nhân cách, vừa thương cho một cuộc đời khổ hạnh, ông giáo cảm thấy buồn khi tưởng rằng lão Hạc cũng nối gót Binh Tư, đi bắt trộm chó để kiếm sống. Đến lúc chứng kiến cái chết thảm khốc của lão Hạc vì ăn bả chó, ông giáo mới bàng hoàng nhận ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Xót xa làm sao khi những con người có phẩm giá cao quý, nhân cách trong sạch như lão Hạc lại phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Đến cuối truyện, ông giáo vẫn là người được lão Hạc gửi gắm toàn bộ hy vọng và tin tưởng: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão... cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”.
Qua tác phẩm, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo có tấm lòng đáng trọng, biết bao dung và sẵn sàng cảm thông với người khác. Với việc xây dựng hình tượng này, Nam Cao còn thành công khi gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm của mình về người nông dân trong xã hội cũ.

Tham khảo thêm:

Dàn ý Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao

Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dàn ý Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão hạc”

Dàn ý Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng lớp 9

Chủ đề cùng chuyên mục:

Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đấy lòng tự hào dân tộc - Hãy làm...Bài viết số 5 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về một giống vật nuôi con mèo,...Nghị luận về câu nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và...Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc truyện ngắn Lão Hạc của Nam CaoPhân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên.Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nướcCảm nhận về tính triết lí trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí MinhVăn lớp 8: Từ trích đoạn Nước Đại Việt ta, em có suy nghĩ gì về lòng... 
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 3 2019 lúc 3:36

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

Bình luận (0)
Bé Ken
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 8 2019 lúc 11:46

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

a. Hành động quan tâm của chú hàng xóm thể hiện qua việc quan tâm cháu bé khi em nó bất cẩn làm cháy lồng đèn gần khu vực bếp núc.

b. Những lời nói, việc làm thể hiện quan tâm hàng xóm láng giềng:

- Qua thăm mẹ bầu đẻ em bé sau 1-2 tháng.

- Phụ người lớn hàng xóm bưng bê đồ nặng.

- Trông con nít giúp cô chú hàng xóm.

- Gặp ông bà xách nặng thì nhanh chân chạy tới xách giúp.

- v.v.v...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Vịtt Tên Hiền
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
15 tháng 10 2016 lúc 19:57

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.

Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!

Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:

-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!

Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:

-Lão… lão bán con chó rồi sao?

Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:

-Bán rồi, họ vừa bắt xong.

Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì… Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:

-Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu!

Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:”Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi”. Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:

-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?

Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:

-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.

Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.

-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.

Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.

Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

  
Bình luận (3)
Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 21:06

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của lão Hạc và câu chuyện bắt đầu kể.

Thân bài:

1. Dẫn dắt câu chuyện.

- Thời gian và không gian chứng kiến câu chuyện bán chó.

- Giới thiệu tóm tắt về gia cảnh của lão: nhà nghèo, vợ chết sớm, có một con trai, một con chó và một mảnh vườn. Vì lão Hạc không chấp nhận cho cậu con trai bán vườn để cưới vợ nên cậu con trai đã bỏ vào đồn điền cao su làm thuê. Cuộc sống cực khổ của lão và con chó Vàng bắt đầu từ đây. 

2. Kể lại việc lão Hạc bán chó.

- Nét mặt của lão: thể hiện rõ trong lúc kể: lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

- Nỗi ray rứt: lão Hạc rất ân hận khi cố lừa một con chó, thái độ này được biểu hiện qua thái độ trách móc.

- Nhờ ông giáo giữ hộ tiền đề phòng bách trắc, tránh làm phiền hàng xóm.

3. Thái độ của ông giáo.

- Chia sẻ, an ủi lão Hạc: việc nuôi chó và bán chó là việc bình thường, có khi lại là hóa kiếp cho nó.

- Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

- Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào.  

- Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại.  

4.Suy nghĩ của bản thân:

(Liên hệ bản thân) Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.

 

Bình luận (1)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 10 2023 lúc 11:40

C. Ông hỉ hả nói: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!"

Bình luận (0)
Trịnh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 9 2016 lúc 12:25

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng

Bình luận (0)