Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
❖๖ۣI
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
26 tháng 9 2021 lúc 17:59

Sân trường em rộng thênh thang và được lát xi-măng phẳng lì. Ở giữa sân trường có cột cờ cao bằng thép tròn không gỉ. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió. Xung quanh sân có nhiều cây xanh toả bóng mát. Đẹp nhất là hàng phượng và bằng lăng tím trồng xen nhau. Mùa hè đến, đứng từ phòng học tầng hai trông xuống, sân trường em như một dòng suối hoa chỗ đỏ tươi, chỗ tím biếc. Sân trường ồn ào, tấp nập vào đầu giờ học mỗi sáng, rộn ràng mỗi lúc ra chơi và khi tan trường. Sân là nơi chúng em thường đá bóng, đá cầu, kéo co, nhảy dây và chơi trò đuổi bắt. Đứng giữa sân trường, lòng em thấy bâng khuâng và yêu hơn biết bao mái trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc.

Lê Phương Uyên
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
24 tháng 5 2017 lúc 6:55

Lịch sử vùng đất Đồng Nai từ thế kỷ XVI là vùng đất hoang sơ. Đến năm 1698, chưởng cơ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược xứ Nam bộ lúc này kinh tế Đồng Nai phát triển khá trù phú, nên văn hóa học hiệu càng được chú trọng hơn. Vì thế 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ...

Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu. Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước. Với hai lần trùng tu ấy Văn Miếu Trấn Biên đã được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp: “Phía Nam hướng đến sông Phước, Phía Bắc dựa vào núi rừng núi sông thanh tú là một cảnh tuyệt đẹp nhất ở Văn Miếu Trấn Biên..”

Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam kì đánh chiếm Biên Hòa cho tàn phá văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài. Với ý chí kiên cường bất khuất nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền.Vào ngày 9/12/1998 , Đảng Ủy và nhân dân tỉnhĐồng Nai đã khởi công xây dựng lại Văn miếu Trấn Biên tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cách trung tâm thành phố khoảng 3 km,và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng.Công trìnhđược khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002) với tổng diện tích gần 15 ha, trong đó khu trung tâm rộng khoảng 2 ha.

Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là "Văn Miếu Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Với các công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.

Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà Bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn.

Văn Miếu Môn (Cổng Văn miếu): Với kết cấu lầu gác, đây là lối đi chính dẫn vào khu thờ tự bên trong.

Nhà Bia: Bài văn bia do giáo sư - anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, gồm 8 phần, mỗi phần gồm 10 câu, được khắc trên hai mặt bia đá. Khái quát truyền thống văn hóa, giáo dục của dân tộc và của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, thể hiện khát vọng của nhân dân Đồng Nai trong kỷ nguyên mới.

Khuê Văn Các: gác vẻ đẹp ngôi sao Khuê ngôi sao chủ đạo trong bầu trời văn học.

Thiên Quang Tỉnh (Giếng ánh sáng mặt trời) được xây dựng theo kết cấu hình vuông.

Đại Thành Môn: Lớp cổng của sự thành đạt lớn lao. Các nho sĩ ngày xưa khi đi thi đạt được trình độ học vấn uyên thâm thì sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này vào khu thờ tự bên trong.

Nhà thờ Đức Khổng Tử: Khổng Tử là người khai sáng ra Nho giáo và Nho học. Ngày nay, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cũng đưa vào thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng từ ngoài vào nhằm thể hiện hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, tôn trọng tri thức.

Bái Đường (Nhà thờ chính): xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối.

Gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969): anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.

Gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Lê Quí Đôn..Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu.

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.

Phía trước hai bên nhà thờ chính: Là Nhà văn Vật Khố ( nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm. Đăng đối hài hòa với Nhà Văn vật khố là Nhà Thư khố - nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo ... viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay.

Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống không những là nơi tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm giới thiệu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai và các hoạt động sinh hoạt văn hóa khác mà còn là nơi trưng bày triển lãm tranh ảnh, tư liệu về Văn Miếu Trấn Biên.

Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xếp hạng cấp Quốc gia di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa, khẳng định vị thế của Văn miếu Trấn Biên trong đời sống tinh thần của người dân Đồng Nai và vùng đất Nam bộ.

Với chức năng là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm. Không chỉ chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, Văn Miếu Trấn Biên còn là một công trình đặc sắc về nghệ thuật, kiến trúc với phong cảnh thoáng mát, vừa cổ kính vừa trang nhã nên thu hút động đảo nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế ghé thăm. Hằng năm, Văn Miếu Trấn Biên đã đón tiếp gần 300,000 lượt khách.

Với vị thế và tầm quan trọng nhất định trong sinh hoạt văn hóa của tỉnh Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên đang nỗ lực không ngừng để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ở Đồng Nai. Hoạt động của Văn Miếu Trấn Biên hướng đến việc gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong định hướng phát triển văn hóa – du lịch trong tương lai.

Nguyen Vu Thai Son
Xem chi tiết
Hải Tiểu Mi
2 tháng 4 2018 lúc 20:20

Tôi đang say sưa trong giấc trưa thì bỗng meo…meo..” đó là tiếng con mèo tam thể tên Mi Mi mà nhà tôi nuôi cách đây một năm làm tôi giật mình tỉnh giấc.Tôi vuốt ve bộ áo mượt mang ba màu: trắng tuyết, đen huyền và vàng nhạt của Mi Mi. Đầu Mi Mi tròn, xinh xinh như một quả bóng nhựa của trẻ con. Các bạn có biết hai hòn bi ve màu ngọc bích kia là gì không? Đó là đôi mắt của Mi Mi đấy! Trong đêm tối, đôi mắt đó nhìn mọi vật rất rõ. Chiếc mũi của Mi Mi đo đỏ, đánh hơi chuột từ xa đấy nhé! Cái miệng nho nhỏ của nó mỗi khi kêu để lộ ra một hàm răng sắc nhọn. chân Mi Mi có móng vuốt sắc, ngoài ra còn có những miếng đệm thịt êm ái nên bước đi của Mi Mi rất nhẹ nhàng. Mỗi khi rình chuột, Mi Mi thu gọn mình lại, nép vào một chỗ. Khi con chuột tới gần chỗ mình, Mi Mi bất ngờ chồm lên dùng miếng võ gia truyền của họ nhà mèo là cắm vuốt sắc vào con chuột làm cho chuột ta kêu “chít…chít…” như có ý “chị tha cho em, em sẽ không ăn trộm nữa!”. Nhưng Mi Mi không tha mà ngoạm chặt lấy con chuột, lôi vào chỗ khuất vờn cho đến chết rồi ăn thịt. Thỉnh thoảng tôi lại chải bộ lông mềm mại của Mi Mi rồi buộc nơ cho nó hoặc cho cô nàng chén một chú cá khô.Tôi rất yêu quý Mi Mi vì không những nó đã tiêu diệt những tên trộm chuột xấu xa mà còn là một trong những người bạn thân của tôi.

Chúc bn hk tốt !

quách anh thư
2 tháng 4 2018 lúc 20:20

MB : Gt con vật mà em thích 

TB : tả con vật đó ( ko cần quá chi tiết )

chọn một hành động và tả chi tiết 

KB : nêu tình cảm của mk vs con vật đó 

mk lm hơi sơ sài , nhưng là tự lm , nên mong mn thông cảm 

TNT học giỏi
2 tháng 4 2018 lúc 20:21

Em rất thích con mèo mướp nhà em. Nó to bằng cái phích nhỡ. Lông màu tro có những vằn đen, trông chẳng khác gì một chú ngựa vằn thu nhỏ cả. Cái mũi ngắn nhưng lúc nào cũng ươn ướt. Em rất thích ôm nó vào lòng để cái mũi nhỏ đó lại dụi dụi vào lòng bàn tay em. Trông mướp lúc đó chẳng khác gì một đứa em đang làm nũng cả. Mướp có cái đầu tròn, nhỏ và đôi tai như hai chiếc lá quất non luôn vểnh lên nghe ngóng. Mắt nó xanh và tròn xoe như hai hòn bi ve. Dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng vì dưới chân có một lớp đệm thịt dày. Sáng sáng, chú mèo mướp nhà em lại chạy tung tăng trên sân gạch. Có lúc nó quay tròn, đùa với cái bóng của mình. Đùa chán, nó nhảy tót lên bức tường đầu nhà nằm duỗi dài sưởi nắng. Mướp rất giỏi bắt chuột. Có nhiều hôm nó bắt được tới hai, ba con chuột, ăn no kềnh, bỏ cả cơm. Mướp đã trở thành người bạn thân thiết nhất của em. Em sẽ cố gắng chăm sóc mướp thật tốt để nó luôn khỏe mạnh.

Nguyễn Thảo Linh
Xem chi tiết
  Đào Thị Thu Quỳnh
10 tháng 7 2017 lúc 21:02

Quê hương -nơi chôn rau cắt rốn,nơi ta sinh ra và lớn lên,nơi chôn dấu kỉ niệm của tuổi thơ.Đối với tôi cũng vậy quê hương luôn là một người mẹ luôn dang rộng vòng tay ôm tôi-một người con xa xứ đã lâu. Quê hương là nơi tôi cất giấu rất nhiều kỉ niệm vừa vừa vui vừa buồn .Quê hương tôi có cánh đồng bao la rộng lớn và dòng sông xanh biếc một màu .Và với những đêm trăng tròn và sáng khiến khung cảnh quê tôi thật càng trở nên thanh bình ,yên ắng hơn lạ thường.Tôi yêu quê hương yêu từng thứ nhỏ nhặt nhất.Quê hương đối với tôi như một bức tranh phong cảnh hùng vĩ và với quê hương tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong mảnh đất cằn cỗi này -một mảnh đất đầy những con người giàu tình yêu thương tha thiết.

 Mashiro Shiina
10 tháng 7 2017 lúc 16:01

Linh Phương chị ơi giúp bạn ấy đi ko bạn ấy giết em đó

Trần My có làm đc ko vậy -.-

Trần My
10 tháng 7 2017 lúc 16:11

1 đoạn thoy đúng ko? chỉ là 1 "ĐOẠN" THOY HẢ???????????????

Sử Chí Tiến Anh
Xem chi tiết
nana mishima
Xem chi tiết

cô mik cũng ra đề này

Diệu Anh
26 tháng 10 2018 lúc 18:45

bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.

binh hoa bi vo

Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

k mk nhé

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
26 tháng 10 2018 lúc 18:46

BẠN THAM KHẢO NHA

Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được.

TÍCH TỚ NHA

nguyen ha vy
Xem chi tiết
cụ nhất kokushibo
25 tháng 7 2023 lúc 16:28

giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một.tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, mọi thứ thật là đẹp và lộng lẫy. Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất đén tận ngày hôm nay là tôi đã nhận nhầm lớp của mình chỉ vì mải chơi. Mọi người biết vì sao không? Đó là khi vừa kết thúc buổi khai giảng ở trường, tôi với mấy đứa bạn chạy lên sân khấu để chơi. Khi tôi và mấy đứa bạn thấy mọi người đã vào hết lớp của mình rồi thì chúng tôi nháo nhát chạy về lớp học. Trong lúc chạy về lớp, chúng tôi rất sợ, sợ rằng cô giáo sẽ mắng. Chỉ vì chúng tôi hơi bị hoảng nên đã chạy nhầm vào lớp 1B mà trong khi đó chúng tôi học lớp 1A. Vừa chạy vào lớp, cô giáo lớp 1B hỏi chúng tôi là học sinh lớp mấy, học cô giáo nào mà sao chạy nhầm vào lớp của cô. Lúc đó, chúng tôi mặt đỏ tía tai, xấu hổ đến nỗi chẳng dám quay xuồng lớp. Rồi cô giáo cũng nhẹ nhàng rắt tay chúng tôi về lớp, về đến lớp củ mình, chúng tôi thật vui và đã học được một bài học quý giá đến tận ngày hôm nay.

chúc bn học tốt

 

nguyen ha vy
Xem chi tiết
NGUYỄN THU HÀ
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:24

Ông của em năm nay sáu mươi hai tuổi. Ông làm nghề thợ điện, giờ đã nghỉ hưu. Trước đây, hàng ngày, ông cùng các chú công nhân khác phải trèo lên những cột điện cao để sửa chữa đường dây điện, lắp đặt công tơ. Ông em rất dũng cảm. Nhờ có ông mà những người dân có điện để thắp sáng và ông còn kiếm được tiền để mua quần áo mới, sách vở thưởng cho em mỗi khi em được học sinh giỏi. Em rất yêu quý và tự hào về ông.

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 10 2016 lúc 23:19

Bài làm:

Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã  về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành.