Tại sao bầu trời lại màu xanh
- Tại sao nước biển đựng trong 1 cái cốc lại không có màu xanh, nhưng quan sát nước trên mặt biển lại thấy có màu xanh, nơi nào biển càng sâu lại thấy nước biển xanh thẫm?
- Vì sao bầu trời không mây có màu xanh, bầu trời về lúc mặt trời lặn lại có màu vàng, da cam hoặc đỏ?
- Vì trời có màu xanh , nên sau khi chiếu xuống biển . Không phải biễn có màu xanh mà do màu của trời .
=> biển sẽ có màu xanh .
- Vì mây là chất nước tạo thành có màu trắng xoá . Vì lúc đó có bình minh , và mặt trời lặn sẽ tạo ra các màu như : vằng ; da cam ; đỏ ; ..
Vì nước biển hấp thụ ánh sáng màu xanh dương của các tia sáng từ mặt trời. Càng xuống sâu đáy biển, khoảng cách xa ánh mắt trời chiếu xuống nước, khả năng hấp thụ kém nên có màu xanh thẫm.
Bởi vì các tia sáng từ mặt trời đi qua tầng khí quyển, tầng khí quyển giữ lại màu xanh dương, nên bầu trời có sự tương phản với tầng khí quyển nên có màu xanh. Còn khi xế chiều, là lúc các tia sáng từ mặt trời chiếu vào vùng đó yếu nhất nên khi đo tầng khí quyển giữ lại các màu ánh sáng mạnh như vàng, da cam, đỏ nên bầu trời thường có những màu đó.
Trong các tia sang mặt trời có bảy màu chính, xếp theo thứ tự cường độ mạnh: đỏ, vàng, da cam, xanh lá, xanh lục, tím, xanh dương..
Tại sao bầu trời lại màu xanh?
Bản thân ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng "trắng", với năng lượng bức xạ của tất cả các bước sóng ánh sáng nhìn thấy là cân bằng nhau.
Khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, các phân tử trong bầu khí quyển khuếch tán ánh sáng với hệ số khuếch tán tỷ lệ nghịch với hàm mũ bậc 4 của bước sóng.
Do đó ánh sáng xanh sẽ bị tán xạ nhiều hơn lần so với ánh sáng đỏ (ánh sáng xanh ở dải bước sóng xung quanh ~450 nm, ánh sáng đỏ ~700 nm).
Kết quả là, nếu bạn nhìn thẳng vào Mặt Trời, bạn sẽ thấy nhiều ánh sáng đỏ và ít ánh sáng xanh (Mặt trời có màu vàng vào ban ngày, màu đỏ lúc bình minh hoặc hoàng hôn). Và nếu bạn nhìn vào khu vực khác trên bầu trời, những nơi bị tán xạ ánh sáng, bạn sẽ thấy màu xanh. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Tyndall và có thể xảy ra trong bóng tối với một ánh chớp chiếu qua cốc nước thủy tinh với một chút sữa.
Tuy nhiên, tại sao bầu trời lại có màu xanh mà không phải màu tím ? Điều này được lý giải bởi sự cảm nhận màu sắc của mắt người. Các tế bào cảm nhận màu xanh nhạy hơn so với màu lục hay màu đỏ:
Màu sắc chúng ta cảm nhận được phụ thuộc vào cường độ kích thích tương ứng của các tế bào này.
Bạn có nhìn thấy đồ thị độ nhạy của các tế bào cảm nhận màu đỏ gợn lên ở gần bước sóng 440 nm không? Nếu nó không ở gần đấy, thì màu xanh bị kích thích mạnh nhất, sau đó đến màu lục và cuối cùng là màu đỏ. Lúc đó chúng ta sẽ nhìn thấy bầu trời màu xanh với một chút pha lẫn của màu lục, ví dụ: màu xanh, một chút ngả về màu lam (cyan).
Tuy nhiên, đồ thị này và thực tế cho thấy các bước sóng nhỏ dưới 450 nm đều tán xạ mạnh và kết hợp với màu đỏ cũng cho ra màu xanh. Tiếp nữa, màu đỏ và màu lục bị kích thích tương đương nhau và yếu hơn nhiều so với màu xanh, do đó cuối cùng chúng ta cảm nhận được màu sắc của bầu trời là màu xanh nhạt.
Một số người tin rằng đó có thể là kết quả của sự tiến hóa khi chúng ta cảm nhận bầu trời có màu xanh.
CÂU ĐỐ:
1: TẠI sao bầu trời lại có màu xanh?
Bầu trời có màu xanh là nhờ quá trình các phân tử oxi và nito trong bầu khí quyển Trái Đất phân tán các ánh sáng màu xanh (vốn có bước sóng ngắn) từ Mặt trời. Khi ánh sáng đi vào bầu khí quyển của Trái đất, các ánh sáng có bước sóng dài (như đỏ, cam, vàng) đều không bị phân tử khí hấp thụ nên sẽ đi xuyên qua đó. Riêng ánh sáng bước sóng ngắn (như xanh) bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ theo nhiều hướng khác nhau.
Do ánh sáng xanh tán xạ khắp bầu trời nên bạn có thể nhìn thấy trời cao xanh ngắt một màu ở bất kì nơi đâu. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bầu trời nhạt dần ở phía đường chân trời. Ấy là bởi ánh sáng xanh phải đi qua nhiều lớp không khí, chịu đựng sự tán xạ mới tới được nơi bạn.
Vũ trụ thực chất màu xanh thẫm gần đen.
Ở khoảng cách mặt đất tới bầu khí quyển có ánh sáng ngăn cản khiến chúng ta lầm tưởng đó là màu xanh nhạt
là vì một ít ánh sáng đỏ,cam,vàng có thểcủa không khí.Tuy nhiên một lượng lớn bước sóng ngắn đã bị các phân tử khí hấp thụ.Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau,lúc này ánh sáng xanh xe tán xạ khắp bầu trời do đó ta sẽ thấy bầu trời có màu xanh
chọn mk nha :D
mọi ng cho mình hỏi:
tại sao bầu trời ko mây có màu xanh, bầu trời về phía mặt trời lại có màu vàng, da cam hoặc đỏ?
Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng.
Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.
Ánh sáng trong không khí
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khícản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.
Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.
Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.
Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).
Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.
Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh
Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.
Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.
Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.
2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.
Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, nhưchim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.
Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?
Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.
Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.
Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?
Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.
Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.
Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.
Kết
Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình.
vì mây màu trắng khi kết hợp bầu trời sẽ màu xanh . mặt trời màu đỏ nên bầu trời màu đỏ
Mk đồng ý với ý kiến của T_Hoàng_Tử_T.Nếu muốn hiểu rõ về một số hiện tượng thiên nhiên khác,bạn có thể tìm đọc cuốn "Hoàng tử mây".Đó là một câu chuyện hay và bổ ích,đan xen những kiến thức trong phần kể chuyện,giúp chúng ta vừa học vừa chơi.
Tại sao bầu trời có màu xanh?:))
Tuy nhiên, màu sắc mà ta thường thấy nhất trên bầu trời là màu xanh vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam.
Tuy nhiên, màu sắc mà ta thường thấy nhất trên bầu trời là màu xanh vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam.
Màu sắc mà ta thường thấy nhất trên bầu trời là màu xanh vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam.
Tại sao bầu trời có màu xanh?
Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh
Ai cũng biết bầu trời có màu xanh, nhưng không phải mọi người đều biết vì sao bầu trời lại có màu xanh. Tại sao bầu trời thường có màu xanh mà không phải màu khác? Trên không trung trái đất, có một tầng khí quyển rất dày bao trùm cả trái đất. Lớp không khí đó chỉ là một màu trong suốt, vậy màu "xanh da trời" ấy từ đâu đến?
Lý giải nguyên nhân bầu trời có màu xanh
Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng.
Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.
Ánh sáng trong không khí
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khícản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.
Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.
Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.
Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).
Nhà vật lý học người Anh John William Strutt, 3rd Baron Rayleigh (1842-1919) Người đề xuất phương trình xác định hệ số tán xạ Rayleigh giúp lý giải nguyên nhân bầu trời có màu xanh
Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.
Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh
Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.
Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, hầu hết những bước sóng dài đều không bị các phân tử khí hấp thụ nên có thể đi xuyên qua. Một ít ánh sáng đỏ, cam, vàng có thể bị ảnh hưởng của không khí. Tuy nhiên, một lượng lớn bước sóng ngắn đã bị các phân tử khí hấp thụ. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau.
Lúc này, ánh sáng xanh sẽ tán xạ khắp bầu trời. Vào ban ngày, cho dù bạn đứng ở bất cứ đâu và nhìn theo hướng nào thì một số ánh sáng xanh bị tán xạ luôn hướng tới mắt của bạn. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.
Nếu bạn chú ý kỹ hơn, thì khi nhìn càng gần về phía đường chân trời thì bầu trời có vẻ nhạt màu hơn. Đó là do, để đến được vị trí của bạn, ánh sáng xanh sau khi bị tán xạ phải đi qua thêm nhiều lớp không khí. Một phần tiếp tục bị tán xạ theo nhiều hướng khác. Do đó, có ít ánh sáng xanh từ phía gần chân trời tiến đến vị trí của bạn hơn so với lượng ánh sáng xanh từ đỉnh đầu bạn.
Một điểm khác đáng chú ý là chắc chắn nếu theo dõi đến đây, các bạn sẽ có thắc mắc rằng: Bước sóng của màu tím và màu chàm thậm chí còn ngắn hơn màu xanh, vậy lẽ ra bầu trời phải có màu tím chứ? Câu trả lời đã sẵn sàng cho các bạn.
Vậy tại sao bầu trời không phải là màu tím? Đó mới là bước sóng ngắn nhất mà!
Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.
Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.
2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.
Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, nhưchim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.
Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?
Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.
Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.
Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?
Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.
Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.
Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.
Kết
Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình.
màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh nha
minh dố các bạn:
Tại sao bầu trời lại có màu xanh?
Ánh sáng phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một sóng ánh sáng khác nhau.
Bầu khí quyển tác động tới mỗi màu ánh sáng xuyên qua khi sóng của nó chạm vào phân tử, các giọt nước nhỏ và những mẩu bụi.
Ánh sáng màu xanh dương có sóng ngắn nên các phân tử trong không khí phán tán đi nó đi xung quanh, làm cho bầu trời có màu xanh dương. Ánh sáng đỏ có sóng ánh sáng dài hơn, vì thế hoạt động mạnh hơn và không bị phân tán đi nhiều như thế.
Bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ là bởi vào buổi tối, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển dày hơn để tới mắt người và chỉ có ánh sáng đỏ mới lọt qua được.
Nhìn từ mặt đất, ai trong chúng ta cũng đã có đôi lần ngất ngây trước bầu trời rộng lớn, xanh ngắt và màu vàng cam rực rỡ của mặt trời. Thế nhưng, các phi hành gia trên trạm vũ trụ lại nhìn thấy mặt trời trắng trên nền trời tối đen. Tại sao như vậy?
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.
Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào trái đất, chúng đi qua khí quyển của trái đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của trái đất chứa rất nhiều Oxy và Nytrogen. Các phân tử Oxy và Nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này sẽ không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng. Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn, còn ánh sáng có bước sóng ngắn (như màu xanh hoặc tím) sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa là ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt chúng ta từ mọi hướng.
Vào lúc hoàng hôn và bình minh thì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một đoạn đường xa hơn mới tới được mắt người. Lúc đó ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ đi và mắt người chỉ còn nhìn thấy ánh sáng có bước sóng dài, do vậy bình minh và hoàng hôn thì bầu trời lại có màu đỏ.
vì đây là 1 hiệu ứng vật lý rất quen thuộc - sự tán xạ. Ánh sáng mặt trời phải đi qua bầu khí quyển của trái đất,nơi có rất nhiều tầng khí và vật chất.Đóng vai trò rải ánh sáng
tại sao bầu trời màu xanh và bạn tên linh có thể chia cho 55555
Vì ánh nắng phản chiếu màu xanh của nước biển nên bầu trời mới có màu xanh
Bạn đó chia được thì hỏi bạn đó đấy !
tại sao bầu trời lại xanh?
bầu trời màu xanh ?
chưa chắc
có thể mày hồng cam
có thể ửng đó
có thể trắng
nhiều màu lắm
Hồi bé chắc chắn ai cũng có lúc nghĩ rằng nếu một ngày kia được làm phi hành gia bay lên vũ trụ, chắc chắn lúc đó sẽ rất đẹp vì bầu trời rộng và xanh. Tuy vậy, các phi hành gia trên trạm vũ trụ lại không được nhìn thấy bầu trời xanh ngắt như chúng ta được nhìn thấy hàng ngày. Thay vào đó là mặt trời màu trắng trên nền trời màu đen. Tại sao lại có sự khác nhau này?
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.
Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều oxy (O) và nytrogen (N). Các phân tử oxy và nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng (còn nếu đập vào các phân tử nước trong các đám mây thì có thể sẽ tán sắc và tạo ra cầu vồng). Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn còn ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh hoặc tím sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa rằng ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt bạn từ mọi hướng (chứ không phải thẳng từ mặt trời).
Vậy tại sao lại là xanh mà không phải là tím khi màu tím có bước sóng còn nhỏ hơn màu xanh? Lời giải là do ánh sáng màu xanh từ mặt trời có nhiều hơn ánh sáng từ màu tím và mắt người nhạy màu với màu xanh hơn màu tím. Vào lúc hoàng hôn và bình minh thì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một đường xa hơn mới tới được mắt người. Lúc đó ánh sáng bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ đi và mắt người chỉ còn nhìn thấy ánh sáng có bước sóng dài, do vậy bình minh và hoàng hôn thì bầu trời mời có màu đỏ. Trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường thì bầu trời sẽ có màu xanh bởi sự biến đổi bước sóng khi va đập với khí quyển.