Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Mai
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Ai cũng cần được yêu thương và yêu thương ai đó. Chúng ta thường bỏ đi vì muốn biết ai sẽ theo mình. Chúng ta khóc để xem ai sẽ lau đi giọt lệ. Và chúng ta để trái tim tan vỡ, muốn thấy ai sẽ đến và chữa lành trái tim ta. Trái tim không tình yêu thương thì cũng chẳng khác gì dòng sông không có nước, ban ngày không có ánh sáng mặt trời. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng chắc chắc sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Bạn tham khảo ở:https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/suy-nghi-ve-noi-dung-cau-chuyen-ban-tay-co-giao-faq312129.html

Thư Phan
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Tham khảo

 

    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn rất nhiều câu chuyện cảm động mà tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích. Những câu chuyện đó xoay quanh tình yêu thương, sự quan tâm giữa con người với nhau. Và có rất nhiều tình yêu thương, sự quan tâm, an ủi tốt đẹp, xuất phát từ tấm lòng chân thành đã trở thành nguồn động viên, an ủi cho một ai đó dễ dàng vượt qua khó khăn. Câu chuyện Bàn tay yêu thương là một trong những số đó.

      Đây là một câu chuyện ngắn kể về cô bé tật nguyền Douglas. Trong một giờ học vẽ, cô giáo đã bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Trong khi cô thầm nghĩ rằng học sinh sẽ vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, hay những quyển truyện tranh,… thì Douglas lại vẽ "một bàn tay". Và bức tranh về một bàn tay ấy đã cuốn hút cả lớp. Có bạn đoán rằng đó là "bàn tay bác nông dân”, một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.

      Vậy, chúng ta tự  hỏi vì sao Douglas không vẽ bất cứ thứ gì khác mà vẽ bàn tay của cô giáo. Vì chính bàn tay ấm áp này đã dắt Douglas bước ra sân, bởi "em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo". Bàn tay và những cử chỉ yêu thương tưởng chừng như nhỏ bé ấy nhưng đối với cô bé tật nguyền Douglas thì bàn tay ấy đã trở thành một biểu tượng của tình yêu thương lớn lao: "bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương".

 

 

     Cô cũng dắt các bạn khác, cô cũng làm những hành động tương tự như khi cô làm với Douglas. Với những cô bé, cậu bé bình thường khác thì hành động của cô hoàn toàn bình thường, nhưng với cô bé tật nguyền, hành động ấy đã không dừng lại ở việc dắt tay mà là cả một bầu trời yêu thương, quan tâm, giúp đỡ. Chính những việc làm yêu thương của cô giáo đã giúp cô bé vượt lên khỏi nỗi đau, có được nhiều niềm vui, niềm tin yêu trong cuộc sống. Việc làm của cô tưởng chừng nhỏ bé nhưng đã lay động được tâm hồn của một cô bé yếu ớt, tật nguyền. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương không chỉ được bộc lộc qua những lời nói, động viên, mà còn được thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành.

     Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người thờ ơ, lãnh đạm với những số phận bất hạnh. Họ đi qua nỗi đau của người khác một cách dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Đó là những con người đáng lên án, đáng phê phán vì đi ngược lại với truyền thống "Thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam. Hãy yêu thương người khác, và thể hiện tình yêu thương ấy bằng những hành động nhỏ bé. Câu chuyện nhắc chúng ta nhớ đến Cô bé bán diêm của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen. Giá như trong cái đêm giao thừa giá rét ấy, cũng có một bàn tay yêu thương giang ra giúp đỡ cô bé, cho cô bé một chút thức ăn, giúp cô bé sưởi ấm một chút thì cô bé đã không phải chết đi một cách tội nghiệp như thế. Bàn tay yêu thương quả thực có ý nghĩa lớn lao biết bao!

     Tóm lại, là một câu chuyện ngắn, nhưng Bàn tay yêu thương đã mang lại cho người đọc nhiều bài học quý giá. Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại cách sống của bản thân mình, bớt đi những gì là hẹp hòi, ích kỷ; để biết quan tâm hơn đến đồng loại, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Chính những hành động nhỏ ấy sẽ có ý nghĩa lớn lao, giúp cho cuộc sống trở nên đáng sống hơn, tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 11 2023 lúc 0:24

Đôi bàn tay cô thật khéo léo làm ra những món đồ xinh xắn, dễ thương. Em rất yêu đôi bàn tay cô.

Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Cao Lê Trúc Phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 4 2022 lúc 6:43

nguyên 1 bài đó.-.?

Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Thủy Thủ Mặt Trăng
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
20 tháng 4 2016 lúc 20:10

Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực đễ những con người bất hạnh trong cuộc sống có động lực để tiếp tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mang mọi ngưới xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “ bàn tay yêu thương” đã phần nào nói lên đc điều đó. 
Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa ...và cô giáo. Vào giờ ra chơi, cô giáo thường dắt tay ... bước ra sân, bởi em là 1 cô bé khuyết tật, ko đc may mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của em đv cô. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu dc ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng ko toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương ko chỉ đc bộc lộc qua những lời nói , động viên ,mà còn đc thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành. 
Tình yêu thương của cô giáo đv ... đc thể hiện wa 1 hành động nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp e hòa đồng cùng bè bạn. Nhưng chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho ... ý chí vượt wa mặc cảm, khuyết tật của bản thân. Cô giáo đã gửi hết vào đó tất cả tấm lòng yêu thương chân thành đv đứa học trò nhỏ. Cô vô tư thể hiện tình cảm của mình đv em và vs mong muốn em sẽ đc vui vẻ như những bạn #. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy đc bù đắp 1 phần thiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy đc an ủi. Chính vì thế ... đã rất biết ơn cô giáo và thể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ 2 bàn tay cô. Không chỉ = kiến thức môn vẽ đã giúp e hoàn thành bức tranh mà chính tất cả tấm lòng biết ơn cô khi đc đưa vào đó đã giúp bức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành động của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bất ngờ. Vì cô biết... đã nhận ra đc tình cảm của cô dành cho em. Cho dù đó chỉ là hành động nhỏ những đv 1 ai # thì đấy là cả niềm yêu thương. Câu chuyện khiến mọi ng hiểu rằng nếu tình yêu thương đc xuất phát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong cuộc sống 
Trong cuộc đời , có biết bao con người bất hạnh và cần giúp đỡ , dù đây chỉ là tình yêu thưỡng giữa con ng vs con người đc thể hiện wa những hành động nhỏ bé nhất. Đôi khi những của chỉ thoạt tưởng bình thường nhưng đấy lại chính là biểu tượng của tình yêu thương. Vì thế, mỗi người ko thể bỏ qua, ko làm và cũng ko thể bỏ wa ko nhớ. Tuy vậy, ta vẫn thường bắt gặp những con ng thờ ơ, chế giễu nỗi bất hạnh của ng khác. Đôi khi trở thành những con ng vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lại vs đạo lí truyền thống “thương người như thể thương thân của dân tộc ta. Vì thế hãy thể hiện niềm yêu thương người # qua những việc làm nhỏ nhoi. Thế giỡi sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương , tri ân đc san sẻ cho nhau 
Đối với mỗi hs chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn. Mọi người ko nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả 1 động lực giúp ng # vươn lên bất hạnh. Vì yêu thương là ko có giới hạn và khi trao niềm yêu thương cho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi đc xuất phát = cả trái tim và ko toan tính.

Nguyễn Như Ý
20 tháng 4 2016 lúc 20:18

Một hành động nhỏ nhoi của một cô giáo nắm tay dắt một câu bé khuyết tật đã nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNG của mình đối với học trò, nhưng chính cô giáo cũng không hay biết LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mình đã ban tặng cho học trò mình, cô làm với một hành động tự nhiên đối với người học trò đáng thương, nhưng chỉ có người học trò mới nhận ra LÒNG YÊU THƯƠNGấy mà thôi.

“Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này.

Một em đoán:

-         Đó là bàn tay bác nông dân.

-         Một em khác cự lại:

-         Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

-         Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:

-         Thưa cô, đó là BÀN TAY CỦA CÔạ!

Cô giáo ngẩn ngơ, cô nhớ lại những phút ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự như các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của LÒNG YÊU THƯƠNG”.

Bàn tay của cô giáo đã nói lên LÒNG YÊU THƯƠNGvới cháu Doulas. Và trên hành tinh này còn có biết bao nhiêu bàn tay, những bàn tay ấy đang và sẽ thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGnhư:

Bàn tay của người nông dân thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGlà đang dầm sương dang nắng cày sâu cuốc bẫm sớm hôm chăm nom ruộng đồng mong cho cây lúa trổ đầy bông.

Bàn tay của người y, bác sĩ xoa dịu những cơn đau của các bệnh nhân đang quằn quại trên giường bệnh và LÒNG THƯƠNG YÊUấy luôn luôn ước mong cho những cơn đau của các bệnh nhân không còn tái diễn nữa.

Bàn tay của người mẹ thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGluôn luôn chăm sóc nâng niu những đứa con thân yêu của mình mong sao các con mau lớn khôn để trở thành người hữu dụng cho xã hội.

 Bàn tay của những người con thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGlúc nào cũng hướng về người mẹ thân thương của mình để mong đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, chín tháng cưu mang, tam niên nhũ bộ, công ơn trời biển ấy làm sao các con quên được.

Vì thế, khi cha mẹ còn sống phải luôn luôn làm vui lòng người, phải biết vâng lời dạy bảo của người, phải siêng năng học hành đến nơi đến chốn để làm rỡ mặt mẹ cha đối với ông bà, cô bác, anh chị em và những người xung quanh nữa.

Bởi vậy LÒNG YÊU THƯƠNGở đâu có mặt là có sự an vui, thanh bình, yên ổn ở đó. Cho nên chúng ta là con người vì thế hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mọi người, mọi nhà

Admin
20 tháng 4 2016 lúc 20:22

  bạn tham khảo nhé! chắc là bài viết của mình còn thiếu sót đó hjhj 

Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực đễ những con người bất hạnh trong cuộc sống có động lực để tiếp tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mang mọi ngưới xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “ bàn tay yêu thương” đã phần nào nói lên đc điều đó. 
Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa ...và cô giáo. Vào giờ ra chơi, cô giáo thường dắt tay ... bước ra sân, bởi em là 1 cô bé khuyết tật, ko đc may mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của em đv cô. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu dc ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng ko toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương ko chỉ đc bộc lộc qua những lời nói , động viên ,mà còn đc thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành. 
Tình yêu thương của cô giáo đv ... đc thể hiện wa 1 hành động nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp e hòa đồng cùng bè bạn. Nhưng chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho ... ý chí vượt wa mặc cảm, khuyết tật của bản thân. Cô giáo đã gửi hết vào đó tất cả tấm lòng yêu thương chân thành đv đứa học trò nhỏ. Cô vô tư thể hiện tình cảm của mình đv em và vs mong muốn em sẽ đc vui vẻ như những bạn #. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy đc bù đắp 1 phần thiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy đc an ủi. Chính vì thế ... đã rất biết ơn cô giáo và thể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ 2 bàn tay cô. Không chỉ = kiến thức môn vẽ đã giúp e hoàn thành bức tranh mà chính tất cả tấm lòng biết ơn cô khi đc đưa vào đó đã giúp bức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành động của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bất ngờ. Vì cô biết... đã nhận ra đc tình cảm của cô dành cho em. Cho dù đó chỉ là hành động nhỏ những đv 1 ai # thì đấy là cả niềm yêu thương. Câu chuyện khiến mọi ng hiểu rằng nếu tình yêu thương đc xuất phát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong cuộc sống 
Trong cuộc đời , có biết bao con người bất hạnh và cần giúp đỡ , dù đây chỉ là tình yêu thưỡng giữa con ng vs con người đc thể hiện wa những hành động nhỏ bé nhất. Đôi khi những của chỉ thoạt tưởng bình thường nhưng đấy lại chính là biểu tượng của tình yêu thương. Vì thế, mỗi người ko thể bỏ qua, ko làm và cũng ko thể bỏ wa ko nhớ. Tuy vậy, ta vẫn thường bắt gặp những con ng thờ ơ, chế giễu nỗi bất hạnh của ng khác. Đôi khi trở thành những con ng vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lại vs đạo lí truyền thống “thương người như thể thương thân của dân tộc ta. Vì thế hãy thể hiện niềm yêu thương người # qua những việc làm nhỏ nhoi. Thế giỡi sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương , tri ân đc san sẻ cho nhau 
Đối với mỗi hs chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn. Mọi người ko nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả 1 động lực giúp ng # vươn lên bất hạnh. Vì yêu thương là ko có giới hạn và khi trao niềm yêu thương cho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi đc xuất phát = cả trái tim và ko toan tính.

Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Thiều Vũ
Xem chi tiết
Anh2Kar六
8 tháng 2 2018 lúc 21:33

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.

Vanhein
8 tháng 2 2018 lúc 21:33

phải biết chăm chỉ , quyết tâm làm việc dù trắng tay

Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 10 2016 lúc 16:43

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”. Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em nhận ra có “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

Không chỉ phải chống chọi với cái giá rét của mùa đông, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Ánh sáng của ngọn lửa que diêm thứ hai rực lên cũng là lúc bức tường xá xịt kia trở thành một “tấm rèm bằng vải màu”. Em ngập tràn hạnh phúc khi nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Nhưng tất cả cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường. Thương em bao nhiêu, ta càng thấy oán trách sự vô tâm của xã hội em sinh ra và lớn lên.

Và một lần nữa, que diêm lại sáng bừng lên, cho em “một cây thông Nô-en”, như trả lại tuổi thơ cho em: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Niềm vui của em vừa trỗi dậy rồi cũng vụt tắt như que diêm kia. Tất cả những gì em nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Em không thể đưa tay chạm vào, mà chỉ có thể cảm nhận trong phút chốc qua trí tưởng tượng của bản thân. Trước đêm đông giá rét, em đang dần kiệt sức và gục ngã.

Thường những phút cuồi đời, người ta thường mong ước được ở bên cạnh những người thân yêu. Có lẽ vì thế nên khi thắp lên que diêm tiếp theo, em nhìn thấy người bà hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Em có cảm giác như mình được trở về với quãng thời gian ấm áp khi xưa. Em mong mỏi, khát khao được ở bên bà: “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.” Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được những vất vả, khó khăn đến cùng cực mà em đnag phải gánh chịu. Điều cần thiết với em lúc này không phải là được sưởi ấm, được ăn no. Em mong mỏi được sống trong tình yêu thương của gia đình. ĐÓ chính là ước mwo thầm kín bấy lâu nay của em.  Bởi vậy, mặc cho nỗi sợ bị cha đánh mắng, tuyết rơi giá rét, em vội vàng thắp hết những que diêm còn lại để được bên bà lâu hơn nữa. Rồi em được trở về với bà, đến một nơi mà “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Em ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc ngập tràn.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể 

em bé ngồi giữa những bao diêm”. Không ai biết được điều gì đã thực sự xảy ra trong đêm đông hôm đó. Một cái kết buồn trong lòng người đọc nhưng lại là niềm hạnh phúc bé nhỏ của em bé bán diêm bất hạnh.

Thông qua câu chuyện, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp nhỏ tới toàn thể nhân loại: thông điệp về tình người. Còn đó ngoài kia biết bao trẻ em lang thang cơ nhỡ đang cần chúng ta dang rộng cánh tay giúp đỡ. Các em thực sự cần được quan tâm, yêu thương và bảo vệ.

Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 20:55

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”. Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em nhận ra có “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

No name
Xem chi tiết
1.Trả lời câu 1

- Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu

tượng.
- Đặt câu :“Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.”

2.Trả lời câu 2:

Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt
không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích,
còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
3. Bức tranh được coi là một biểu tưởng của tình yêu thương vì:

Bn dựa vào đây để viết thành 1 đoạn văn nha :
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.

4.Từ câu chuyện bn hiểu ra điều gì?

Ở đây bn viết nội dung của truyện để xoáy vào và lúc sau viết cảm nhận của bn kết hợp lại thành một đoạn,bn nên dựa vào tên bài và câu:

''Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương'' Để làm bài thật tốt.

Việc em cần làm khi gặp người khuyết tật,có hoàn cảnh khó khăn là:

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì
thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...

Khách vãng lai đã xóa