Những câu hỏi liên quan
Tấn Phúc
Xem chi tiết
Phạm Đạt
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2019 lúc 7:06

Bổ sung các ý còn thiếu:

- Mối quan hệ giữa tài với đức

Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài

b, Viết phần dàn ý

MB:

    + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó

TB

- Giải thích câu nói của Bác

    + Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân

- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)

- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập

KB

- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.

Bình luận (0)
luong cao
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huệ
2 tháng 5 2016 lúc 10:38

Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó. Từ xưa tới nay, mối tương quan giữa học và hành được nhiều người quan tâm, bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
2 tháng 5 2016 lúc 10:44

Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”.

"Học" là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vờ, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đinh và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,… "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Công việc của người nông dàn làm việc trên đồng ruộng rất khác với người kĩ sư nông nghiệp làm việc trong phòng nghiên cứu. Tương tự, người công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí nghiệm trong phòng chuyên dụng,… Điểm khác ấy chính là mức dộ lao động của mỗi đối tượng.

Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì lớp lớp cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm vững được những kiến thức cần thiết.

 

Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học bởi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết nổi một lá đơn xin việc,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

Học đi đôi với hành, quan niệm ấy không mới bởi cha ông ta đã đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (Văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một bằng chứng sinh động) song là đó kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện của mọi người, mọi thời. Trong xã hội, chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt hiệu quả học tập cao nhất.

  


 

Bình luận (0)
Quỳnh Như
5 tháng 3 2019 lúc 21:13

Đây là môn sinh mà!!!

Bình luận (0)
Phạm hồng vân
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
27 tháng 4 2022 lúc 20:42

Ý nghĩa : Học mà không biết suy nghĩ thì sẽ trở thànhvô ích, nếu có suy nghĩ mà không học thì vẫn sẽ hiểm nghèo.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
TITANIC Số 2
25 tháng 10 2018 lúc 13:17

khuyên nhủ con người nếu tự đắc sẽ ko làm được gì cả ca dao : nói trước bước ko qua

nhẹ

Bình luận (0)
Tiến Sĩ Búa Thép
Xem chi tiết
Sinh Nguyễn Thị
6 tháng 5 2019 lúc 18:14

Trăm hay không bằng tay quen". Người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành. Trong khi đó có những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn. Học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Điều đó cũng đã được Hồ Chủ tịch khẳng định:

“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đốì với việc học của chúng ta ngày nay.

Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trau đồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. Học là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhầm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mốì quan hộ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nỏ không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Hiểu được mốì quan hệ đó là do Bác đã rút ra được kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng.

Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa còn là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “Học mà không hành thì vô ích”. Học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng hay gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. “Hành” mà như thế rõ ràng là “không trôi chảy”. Đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chỉ vì người đó “hành” mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học tập, sự học rất mênh mông bao la, không có giới hạn, cho nên ta phải học tập không ngừng. Ở lứa tuổi nào cũng phải học, học ở nhà trường, gia đình, xã hội, học thầy, học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đúng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừa học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải vừa học bài cũ vừa nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải luôn kết hợp lí thuyết với thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định và có nhiều ý nghĩa tác dụng trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí, phương châm giáo dục của Nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thìa lời dạy của Người, em càng có ý thức hơn trong việc học tập của mình. Em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày một tiến bộ hơn.

Bình luận (0)
Tường Vy
6 tháng 5 2019 lúc 19:26

Trong cuộc sống, mỗi người có một quan niệm khác nhau, có người thì lại đề cao kinh nghiệm thực tế, một số người là chỉ coi trọng việc hiểu biết những kiến thức suông trong sách vở. Khi nói về công tác huấn luyện và học tập, Bác Hồ có dạy:

“ Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào trong việc học tập và áp dụng trong thực tế.

Học là quá trình tiếp thu, rèn luyện kiến thức từ sách vở, nắm vững lý luận đã được đúc kết mang tính khoa học có giá trị, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước. Tóm lại, học là mở mang trí tuệ, tiếp thu kiến thức từ sách vở hoặc các bậc thầy co kinh nghiệm. Hành là làm, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Học với hành phải đi đôi nghĩa là học và hành không thể tách rời, phải coi trọng như nhau. Đó là hai công việc thống nhất với nhau trong quá trình học tập.

Có trải qua thực tế thì ta mới thấy rõ hành chính là mục đích và Phương pháp học tập. Nếu ta nắm vững kiến thức, lý thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thử hỏi ta học để làm gì? Thật là vô ích vì đã bỏ phí biết bao thời gian, tiền bạc và công sức để đầu tư vào việc học ấy. Cũng có khi học chưa thấu đáo, chưa đến nơi nên hành còn lúng túng, gặp khó khăn hoặc là thiếu điều kiện để thực hành. Cũng có khi do thói quen học ẩu, có những lúc học không cần chú ý, hiểu biết chưa đến nơi đến chốn nên thực hành gặp nhiều sai sót.

Có người quan niệm “trăm hay không bằng tay quen” cứ làm trước, sai rồi sửa. Như vậy là hành mà không có lý thuyết soi đường, thiếu kinh nghiệm của người đi trước thì việc ứng dụng trong thực tiễn chỉ là bước đầu mờ mẫm, rất dễ sai lầm, hư hỏng, có khi làm ta chán nản, không đủ ý chí làm lại từ đầu. Như vậy hành mà không học thì dẫn đến thất bại nặng nề, học là bước đầu tất yếu dẫn đến thành công khi thực hành.

Chúng ta cần có mục đích học tập đúng đắn và phương pháp thích hợp cho từng môn học. Từ đó phải luôn chuyên cần, chăm chú và hứng thú trong học tập. chẳng hạn nếu ta có say mê tìm hiểu quá khứ thì chúng ta mới chuyên cần khi học môn lịch sử, từ đó việc học tập ghi nhớ cũng dễ dàng hơn. Nếu một bạn mà đến trường chỉ lo trông đén giờ ra chơi để được vui chơi với bạn bè, nghe thầy cô giảng bài một cách thụ động, chểnh mảng thì sự tiếp thu bài có hạn chế làm sao thực hành làm bài tập có thể đạt kết quả tốt được. Sự chuyên tâm với mục đích chính đáng, sự kiên nhẫn rèn luyện kết hợp học và hành chính là nấc thang dẫn đến thành công. Học xong thi đỗ đạt, ta cần vận dụng những điều đã được học để hoàn thiện kiến thức bản thân. Kiến thức nhân loại dường như vô tận với đà phát triển của khoa học kĩ thuật. Hiểu được điều đó, người trí thức chân chính cần phải khiêm tốn và chân thành học hỏi với một tinh thần cầu tiến để không trở nên lạc hậu

“Học phải đi đôi với hành” chính là nguyên lý, là phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập giúp ta đạt hiệu quả cao. Thấm nhuần lời dạy của Bác, em quyết tâm thực hiện việc “ học đi đôi với hành” đê thành đạt trong học tập và trong tương lai.

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 4 2021 lúc 22:33

Tham khảo nha em:

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

 
Bình luận (0)