Những câu hỏi liên quan
Trang Inspirit
Xem chi tiết
Cô Bé Bạch Dương
25 tháng 6 2016 lúc 15:13

I. Văn học, nghệ thuật:

Văn học.

Cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ:

Văn học dân gian: tục ngữ ca dao, truyện nôm dài.Văn học viết bằng chữ nôm phát triển:Truyện Kiều-Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân HươngPhản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 

     2. Nghệ thuật:

Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo,tuồng, quan họ lý, hát dăm ở miền xuôi, hát lượn hát xoan ở miền núi.Tranh dân gian mang đậm tính dân tộc, đấu vật, chăn trâu thổi sao,dong tranh Đông Hồ.Kiến trúc: Chùa Tây Phương, Đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh).Nghệ thuật tạc tượng , đúc đồng rất tài hoa.

II.Giải thích:

    -Vì đây là giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến-giai đoạn mà cơn bão táp cách mạng sôi động trong lịch sử -> văn học phát triển mạnh, phản ánh hiện thực xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 12 2017 lúc 12:06

Đáp án C

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 2 2021 lúc 11:45

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

Bình luận (0)
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen thi phuong nam
7 tháng 5 2018 lúc 17:36

Văn học đạt đỉnh cao như vậy vì:

- Sự suy thoái mục nát của chế độ phong kiến đương thời.

- Lại thời kì vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp bị trị đã giúp cho các nhà văn nhận rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời, giúp cho họ.thể hiện sâu sắc điều đó trong các tác phẩm của mình.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
gomelasai
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 21:07

tham khảo

a. 

+ Lỗi: Thiếu cả chủ ngữ. Nguyên nhân dó người viết nói nhầm thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu. 

+ Sửa: Trong thời kì văn học 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

b. 

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập là định ngữ của câu.

+ Sửa: Hàn Mặc Tử là người đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

c. 

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.

+ Sửa: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.

d. 

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. 

+ Sửa: Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng, là thứ tiếng thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 21:49

Câu

Dạng lỗi

Nguyên nhân lỗi

Sửa lỗi

a

Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ

Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho trạng ngữ thành nòng cốt câu

+ Cách 1: Bỏ “Trong”, bỏ dấu phẩy sau “thời kì 1930 – 1945” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ, thêm “là” để biến thành phần phụ chú thành vị ngữ.

=> Thời kì 1930 – 1945 là thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

+ Cách 2: Thêm chủ ngữ, biến thành phần phụ chú thành vị ngữ.

=> Trong thời kì 1930 – 1945, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

+ Cách 3: Biến thành phần phụ chú thành nòng cốt của câu.

=> Trong thời kì 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

b

Câu thiếu vị ngữ

Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ.

+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu

=> Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trựng, siêu thực, là tên tuổi lớn trong phong trào Thơ mới Việt Nam.

+ Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Hàn Mặc Tử”, thêm “là” trước thành phần phụ chú.

=> Hàn Mặc Tử là người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

c

Câu thiếu vị ngữ

Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ.

+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu

=> Chế Lan Viên, người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại, là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam

+ Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Chế Lan Viên”, thêm “là” trước thành phần phụ chú.

=> Chế Lan Viên là người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.

d

Câu thiếu chủ ngữ

Nhầm thành phần định ngữ thành vị ngữ.

Thêm vị ngữ

=> Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tùy tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng tác động không nhỏ đến cách tư duy và hành xử của các em.

Bình luận (0)
7A2 Gia Huy or Kenji
Xem chi tiết
7A2 Gia Huy or Kenji
16 tháng 3 2021 lúc 14:42

Ko bt nx

 

Bình luận (0)
Lê Huy Tường
16 tháng 3 2021 lúc 14:48

- Sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ Nôm - chữ Quốc âm. Khẳng định sự tự chủ trong văn học dân tộc.

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán về số lượng và chất lượng.

Văn học đạt đỉnh cao như vậy vì:

- Sự suy thoái mục nát của chế độ phong kiến đương thời.

- Lại thời kì vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp bị trị đã giúp cho các nhà văn nhận rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời, giúp cho họ.thể hiện sâu sắc điều đó trong các tác phẩm của mình.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
nguyễn gia khánh
Xem chi tiết
trwng
12 tháng 12 2018 lúc 17:48

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html

Bình luận (0)