Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 22:27

Học sinh tham quan phòng truyền thống trường và trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Trường Tiểu học Dịch Vọng A.

- Thời gian thành lập trường: Trường tiểu học Dịch Vọng A được tách ra từ trường cấp 1 - 2 Dịch Vọng từ năm 1974.

- Thầy hoặc cô hiệu trưởng đầu tiên: cô Nguyễn Thị Thạch

- Những tấm gương giáo viên và học sinh tiêu biểu:

+ Cô giáo Nguyễn Thu Đoan - đóa hồng nhung giản dị, ngọt ngào yêu thương

+ Đỗ Nguyễn Mai Anh – cô bé với niềm say mê học ngoại ngữ

+ Lê Anh Duy - cậu học trò thông minh và vô cùng thân thiện

+ Nguyễn Thị Trúc Quỳnh - tấm gương giáo viên trẻ say nghề, năng động, sáng tạo….

- Thành tích của nhà trường:

+ Từ năm 1974 đến nay, liên tục được công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc cấp TP (nay là Tập thể Lao động xuất sắc).

+ Trường đã 3 lần được nhận cờ Luân lưu “Lá cờ đầu ngành giáo dục Thủ đô” trong các năm học 1993 - 1994, 2002 - 2003, 2007 - 2008.

+ Năm học 2003-2004 trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

+ Năm học 2007 - 2008 trường được nhận Bằng khen của Bộ trưởng bộ Giáo dục- Đào tạo và được Liên đoàn lao động Thành phố tặng cờ thi đua “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

+ Công đoàn liên tục được công nhận “Công đoàn vững mạnh” cấp Thành phố và cấp Quận. Được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ thi đua 10 năm “Cô giáo - Người mẹ hiền”.

+ Liên đội đạt Liên đội mạnh cấp Trung ương, năm học 2009 – 2010 được Thành đoàn tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu về công tác Đội”

+ Trường liên tục đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao.

+ Năm học 2007 – 2008 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng khen về những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thể chất giai đoạn 2004 – 2008.

+ Năm học 2009- 2010 được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Năm học 2010 - 2011 được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Đoan
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 3 2018 lúc 7:06

Đáp án C

Nhận xét: Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.

- Số dân (thành thị và nông thôn) tăng từ 82,4 triệu người (năm 2005) lên 91,7 triệu người (năm 2015),

- Tỉ lệ dận thành thị tăng lên từ 27,1%  (năm 2005) lên 33,9 % (năm 2015)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 4 2018 lúc 14:07

Đáp án C

Nhận xét: Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.

- Số dân (thành thị và nông thôn) tăng từ 82,4 triệu người (năm 2005) lên 91,7 triệu người (năm 2015),

- Tỉ lệ dận thành thị tăng lên từ 27,1%  (năm 2005) lên 33,9 % (năm 2015)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:21

Tham khảo:

- Kể lại câu chuyện về Trương Định:

+ Trương Định quê ở xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

+ Ngay khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân và quan quân triều đình có tinh thần chống Pháp tham gia.

+ Năm 1862, Trương Định đã khước từ chức Lãnh binh tại An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông là “Bình Tây Đại Nguyên soái".

+ Trong một trận chiến đấu, khi bị thương nặng ông đã tự sát để bảo toàn khí tiết.

Duy Cời
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Châu Anh Triệu Nguyễn
Xem chi tiết
chu thị thanh hòa
8 tháng 5 2022 lúc 8:54

DA;  B. Truyền thống “đất võ, trời văn”, cái nôi của nhiều môn võ Việt Nam

Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Sad boy
6 tháng 7 2021 lúc 13:13

THAM KHẢO

 

Sau đây là cá nhân gương tiêu biểu trong xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội: Đồng chí Tạ Văn Tính, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Sơn Đà (Ba Vì):

Trên cương vị của mình, những năm qua, anh luôn năng động, tận tụy với công việc, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quân sự-quốc phòng.

anh cùng với tập thể Ban CHQS xã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương sát với đặc điểm của địa phương, mang lại hiệu quả cao; tập trung giáo dục, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ dân quân thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Với vai trò là người “đầu tàu” LLVT xã, anh luôn chú trọng nâng cao chất lượng dân quân. Để làm tốt được điều đó, anh chịu khó tìm tòi, học hỏi và trăn trở: Làm thế nào để từng bước nâng chất lượng và hiệu quả hoạt động của dân quân theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, góp phần tích cực trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong công tác huấn luyện, anh chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, thông qua cấp trên phê chuẩn; phân công chuẩn bị bài giảng cho từng cán bộ và thông qua giáo án trước khi huấn luyện; chuẩn bị thao trường, mô hình, học cụ chu đáo; trực tiếp huấn luyện những nội dung về kỹ thuật, chiến thuật. Nhờ vậy, chất lượng huấn luyện dân quân được nâng lên rõ rệt. Qua huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, ý thức trách nhiệm trong công tác trực sẵn sàng chiến đấu, trong phối hợp cùng Công an xã tuần tra giữ gìn trật tự xã hội của lực lượng dân quân ngày càng được nâng lên.

 

Đặc biệt, anh luôn biết khai thác thế mạnh của mỗi dân quân, từ đó lựa chọn, phân công tham các nội dung tại Hội thao quốc phòng lực lượng Dân quân tự vệ giành thứ hạng cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: Các đồng chí Trần Văn Thành, Lương Viết Duẩn, Nguyễn Thị Anh Vân khi tham gia hội thao ở các nội dung chạy vũ trang, ném lựa đạn xa trúng hướng, Bắn súng các tư thế luôn nằm trong tốp 3 của huyện. Đoàn vận động viên của xã cũng luôn giành giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn.

Tạ Văn Tính cùng với tập thể Ban CHQS xã chủ động phối hợp với Công an xã xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trong năm, nắm chắc tình hình diễn biến ở địa phương; chỉ đạo các thôn đội trưởng, dân quân phối hợp chặt chẽ với Công an xã nắm tình hình báo cáo, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra; tích cực chỉ đạo lực lượng dân quân tổ chức trực phòng chống bão lụt 24/24 giờ, bảo đảm lực lượng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống; nắm và báo cáo tình hình bão lũ để ứng cứu kịp thời.

Trong thực hiện chính sách hậu phương quân đội, Tạ Văn Tính sâu sát, tỉ mỉ đến từng sự việc, từng con người, từng bộ hồ sơ, nhất là đối với các gia đình chính sách, thương, bệnh binh...

HoangNgcBkym
Xem chi tiết
qlamm
10 tháng 12 2021 lúc 18:33

Câu 5: Câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống nào dưới đây?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết.
Câu 6: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu
người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
Câu 7: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người
khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.