Những câu hỏi liên quan
Phuongg Anh
Xem chi tiết
Phuongg Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
13 tháng 3 2023 lúc 7:17

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua  đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.

Bình luận (0)
Trương Nhật Minh
Xem chi tiết
Thư Phan
10 tháng 2 2022 lúc 8:40

Tham khảo

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)

Tham khảo !

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Ngọc
10 tháng 2 2022 lúc 8:42

Tham khảo:
Hoàn cảnh ra đời: kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.

Ý nghĩa: 

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

+ Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
29 tháng 2 2016 lúc 14:27

- Hoàn cảnh:

 Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.

 Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

 => Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930.

- Nội dung hội nghị:

 Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo (là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)

Thành lập ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng gồm 7 uỷ viên

Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

Ý nghĩa: thống nhất được ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

 

 

 

Bình luận (0)
Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:41

1.

 Đối với dân tộc Việt Nam:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Người cùng khổ, Đường Cách Mệnh,....

+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925)

- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930)

- Đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

 Đối với cách mạng thế giới:

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...

- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.

- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bình luận (1)
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:52

2.

Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng củanhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
Nội dung:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêngrẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảngduy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do NguyễnÁi Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
Ý nghĩa:

Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hộinghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
 

Bình luận (0)
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:55

3.

Hoàn cảnh:

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Nội dung:

-Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

-Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, giảm tô, giảm tức …

-Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

-Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

-Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

-Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Bình luận (2)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 7 2017 lúc 14:01

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lenin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

- Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Năm 1929, ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì thống nhất ba tổ chức thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 15:18

Tham khảo: 

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bằng lòng yêu nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh.

Cùng với đó, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí.

Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hoá” đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Bình luận (1)
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 15:19

Tham khảo

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Bình luận (1)
Thư Phan
18 tháng 2 2022 lúc 15:19

Tham khảo

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

 

Bình luận (1)
Y NHAT
Xem chi tiết
sky12
8 tháng 3 2022 lúc 22:16

Tóm tắt:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

 - Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại

+ Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920 ( tìm ra con đường giải phóng dân tộc,cứu nước đúng đắn là theo con đường cách mạng vô sản)

- Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng

+ Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.Năm 1927,những bài giảng của người được in thành sách mang tên"Đường kách mệnh".Báo "Thanh niên" xuất bản tháng 6/1925(cơ quan ngôn luận)

+Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.Người mở lớp huấn luyện cán bộ Cách Mạng Việt Nam ở Quảng Châu,Trung Quốc.

+ Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng.Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào “vô sản hoá” được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong chuyển bá và khiến nhân dân được giác ngộ

- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

+ Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Có điều gì sai sót mong được thông cảm ạ !

Bình luận (0)
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 16:08

* Nguyên nhân :

- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, chủ nghĩa Mac - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

- Đòi hỏi của lịch sử lúc này là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Đáp ứng yêu cầu đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Nhưng sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản làm ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng.

* Nội dung :

- Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị.

- Hội nghĩ đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng...do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa :

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.

- Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất  yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)