Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 7 2018 lúc 6:30

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Nguyễn Ân
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
9 tháng 1 2022 lúc 9:23

Câu 6: Vì sao lão Hạc phải bán cậu vàng ?

A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả

B. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa

C. Vì nuôi chó sẽ tiêu vào tiền của con

D. Để lấy tiền gửi cho con

Câu 7: “Lão Hạc” là tác phẩm của nhà văn nào?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Thanh Tịnh

D. Nguyên Hồng

Câu 8: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc thể loại nào ? Phương thức biểu đạt chính ?

A. Hồi kí – tự sự

B. Truyện ngắn – tự sự

C. Tiểu thuyết – tự sự

D. Truyện ngắn – biểu cảm

 

Bình luận (0)
Nguyễn acc 2
9 tháng 1 2022 lúc 9:25

Câu 9 , 10 ko có từ in đậm

Bình luận (0)
Nguyễn Ân
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
9 tháng 1 2022 lúc 9:23

C

Bình luận (1)
Cihce
9 tháng 1 2022 lúc 9:24

C

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 13:41

Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với ***** vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương ***** mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt ***** có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một ***** như vậy!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2018 lúc 12:27

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 1 2017 lúc 5:34

- Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

- Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

↠ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Bình luận (0)
Đại Tỷ Nami
Xem chi tiết
ミŇɦư Ἧσς ηgu lý ミ
30 tháng 10 2020 lúc 21:29

 Thời gian trôi qua mau, những năm tháng khổ cực ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Vậy mà mỗi lần cô cháu gái 14 tuổi tò mò hỏi tôi câu chuyện Lão hạc trong sách giáo khoa của nó tôi lại không kìm được xúc động. Sáng nay, con bé vô tình hỏi tôi cảnh lão Hạc bán chó. Câu chuyện hôm ấy chợt hiện về trong trí nhớ.

     Thời ấy, người có học thức không nhiều nên mọi việc giấy tờ đều qua chỗ ông giáo cả. Nhà tôi với ông giáo là chỗ thân quen nên hay nhờ vả ông. Năm ấy, tôi mới 7 tuổi. Một hôm, thầy u bảo tôi sang nhờ ông viết một lá đơn xin cho chị tôi đi làm ở đâu đó. Tôi lon ton chạy đi, thầm nghĩ sẽ hỏi ông bài thơ mới học lén được hôm qua.

     Sang nhà ông giáo được một lúc, khi tôi đang chăm chú nghe ông giảng giải thì thấy lão Hạc từ phía ngõ đi vào. Tôi nhìn dáng đi của lão, chợt thấy thương lão vô cùng. Lão Hạc là một lão nông già nghèo khổ, vợ mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì không lấy được vợ đã bỏ làng đi đồn điền cao su. Lão hay đi làm thuê nhưng từ bận ốm nặng, tôi cũng ít thấy lão. Lão tiều tụy hẳn đi, thất thểu đi đến. Tôi biết lão và ông giáo rất hay trò chuyện nên chào hỏi rồi chạy xuống bếp với vợ ông giáo.

     Tôi lễ phép chào bà giáo rồi ngồi đó, vừa đăm chiêu suy nghĩ câu thơ vừa rồi vừa lắng nghe câu chuyện của hai người. Tôi nghe giọng lão Hạc thốt lên:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?  Tôi nghe tiếng ông giáo đáp lại

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

     Nghe đến đây tôi ngạc nhiên ghé mắt qua cánh cửa hơi khép, không tin được lão đã bán con Vàng. Lão coi nó như con ruột, làm sao có thể? Nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi chợt hiểu. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt thì ầng ậng nước.

- Thế nó cho bắt à? Ông giáo vỗ vai lão và hỏi.

     Qua khe hở, tôi thấy mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Rôi lão hu hu khóc...

 - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

     Giọng lão run run, không kiềm chế được mà hòa trong tiếng khóc. Bất giác, tôi cũng thấy lòng mình nặng trĩu. Mấy hôm trước, tôi còn thấy con Vàng quanh quẩn ở cửa nhà lão. Chắc chẳn lão khổ tâm lắm.

     Tiếng ông giáo lại vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

     Tiếng lão Hạc cất lên chua chát:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng

     Hai người đối đáp qua lại, tôi nghe hiểu câu được câu không, chỉ thấy thương lão Hạc phải cô độc một mình.Mãi sau, tôi nghe tiếng ông giáo ôn tồn:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

     Sau đó, ông giáo và lão Hạc còn nói thêm chuyện gì đó nhưng tôi không theo dõi nữa. Trong đầu tôi chỉ băn khoăn, chua xót cho câu chuyện của lão Hạc. Lão đã già rồi mà vẫn phải sống trong đau khổ, lão vẫn chờ con trai trở về.

     Rồi bất ngờ, lão lựa chọn cách ra đi. Mãi tới luc ấy, tôi mới hiểu kiếp người khổ cực của lão và của biết bao người nông dân thời bấy giờ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc đã qua đi nhiều năm, song hình ảnh người nông dân giàu tình yêu thương, lòng tự trọng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
phạm hương trà
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 9 2016 lúc 19:26

4, 

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 9 2016 lúc 20:40

1)Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.

4)Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Dorami Chan
6 tháng 8 2018 lúc 23:21

lão hạc chọn chết vì ông sống thì ông sẽ khổ vì

                        ông tự dằn vặt mk vì bán cho

                        ông bị người khác làm phiền vì con mảnh vườn

lão hắc dùng ba cho vì ông tự coi mk là đồng loại của vàng ,chết  như cách chết của vàng để đến lời trả ơn cho nó      

                             em mới hc lớp 6 nên làm đc có vậy

                                   có gì sai anh chị thông cảm và sửa cho ạ

Bình luận (0)
Dorami Chan
6 tháng 8 2018 lúc 23:30

chỉ có thể xem phim làng vũ đại ngày ấy 

vi trong phim co nhăn vặt lão hạc  và một số suy nghĩ hay

Bình luận (0)
GV Ngữ Văn
7 tháng 8 2018 lúc 8:58

1. 

- Lão Hạc chọn cái chết trong khi vẫn còn tiền và mảnh vườn vì:

+ Lão luôn day dứt vì làm cha mà không đủ tiền cưới vợ được cho con, khiến đứa con phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.

+ Lão còn day dứt vì vốn coi cậu Vàng như người bạn, như người thân. Nhưng cuối cùng cũng dứt ruột đành lòng bán con chó đi vì không còn đủ tiền nuôi nó và bản thân mình nữa. Ông muốn dành dụm số tiền ít ỏi ấy để về trao cho đứa con trai.

+ Lão Hạc là người có lòng tự trọng cao nên nhất quyết không muốn trông cậy, dựa dẫm vào bà con hàng xóm láng giềng. (giống như việc vợ của ông giáo thường hằn học mỗi khi ông giáo có ý giúp đỡ lão Hạc, Thị nghĩ nhà mình đã quá nghèo khổ rồi, lão có tiền mà không tiêu thì cho lão chết)

- Trong nhiều cách kết thúc cuộc đời, lão Hạc dùng bả chó vì lão ân hận vì đã làm việc không phải với người bạn mà lão trân trọng - bán cậu Vàng cho người ta giết thịt. Nên lão chọn cái chết đầy đau đớn và khiến người khác có thể hiểu lầm. (chính ông giáo cũng hiểu lầm là lão Hạc lại theo gót Binh Tư, dùng bả chó để bắt trộm và giết thịt chó nhà hàng xóm)

2.

- Hoàn cảnh của người nông dân trong xã hội cũ là phải chịu cảnh: một cổ nhiều tròng. Người nông dân nghèo khổ không có tiền, không có tài sản nhưng luôn bị bòn rút (chị Dậu phải lo tiền 2 suất sưu: chồng và em chồng) hay bị đối xử bất công, bị dồn đẩy vào con đường cùng không lối thoát (lão Hạc nghèo không cưới vợ được cho con, quyết không tiêu vào tiền dành dụm cho con nên mới chọn cái chết để chấm dứt mọi nỗi khổ),...

- Trong hoàn cảnh ấy người nông dân vẫn ngời sáng lên những phẩm chất đáng quý:

+ Lòng tự trọng cao (không muốn nhờ vả, không muốn trở nên tha hóa,...)

+ Giàu tình nghĩa (ân hận vì trót lừa con chó, yêu chồng thương con,...)

+ Sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Bình luận (0)