Gen A đột biến thành gen a, gen a kén gen A 6,8 A0 và 4 liên kết hidro. Xác định dạng đột biến
Một gen A có số liên kết hidro là 1550. Tổng số nucleotit là 1200 nu. a. Tìm số lượng nucleotit mỗi loại của gen. ) b. Tính chiều dài và khối lượng phân tử của gen. C. Gen A bị đột biến thành gen a có số liên kết hidro là 1549. Xác định dạng đột biến đã x ...
Số liên kết Hidro là 1550 => N + G = 1550
Mặt khác N = 1200 nu => Theo NTBS : \(\left\{{}\begin{matrix}A=T=\dfrac{N}{2}-G=250nu\\G=X=350nu\end{matrix}\right.\)
b) Chiều dài : \(L=\dfrac{N}{2}.3,4=2040\left(A^o\right)\)
Khối lượng : \(M=300N=3,6.10^5\left(đvC\right)\)
c) Số liên kết Hidro giảm sau khi đột biến : 1550 - 1549 = 1 liên kết
=> Đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T
Gen M có 2400 Nucleotit có nucleotit loại A=400, gen M bị đột biến thành gen . Sau đột biến gen M có 2398 Nucleotit, đồng thời thấy giảm 3 liên kết Hidro so với gen M.
a: xác định dạng đột biến của gen M
b: tính số lượng từng loại nucleotit có trong gen M và trong gen m
gen M bị đột biến còn 2398 nu tức là mất đi 1 cặp nu
và bị giảm 3 liên kết hidro nên vậy là mất đi cặp G-X
a ) dạng đột biến : mất 1 cặp G-X
b ) A = T = 400,
G = X = (2400/2) - 400 -1 = 799
Gen D có 186 Nu loại G và 1068 liên kết hidro. Gen đột biến d hơn gen D một
liên kết Hidro nhưng chiều dài gen d và gen D bằng nhau
a/ đột biến gen thuộc dạng nào?
b/ Xác định số lượng các loại Nu trong gen D và gen d
a.
+ Gen đột biến d nhiều hơn gen D 1 liên kết H, nhưng chiều dài của 2 gen bằng nhau
→ Đột biến thay thế 1 cặp AT = 1 cặp GX
b. Gen D có G = 186 nu = X + Số liên kết H = 2A + 3G = 1068 liên kết
Suy ra A = T = 255 nu
+ Gen d có: A = T = 255 - 1 = 254 nu
G = X = 186 + 1 = 187 nu
a) Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng G -X
b) Xét gen D có
2A + 3G = 1068
G = X = 186 (nu)
=> A = T = 255 (nu)
gen d có :
A= T = 255 - 1 = 254 (nu)
G = X = 186 + 1 = 187 (nu)
Gen A có 3600 liên kết hidro, %A-%X=10%. Gen A đột biến thành gen a do đột biến làm mất 1 đoạn ADN dài 102A0. Trong đoạn ADN bị mất có A=X. Xác định số nuclêôtit của gen đột biến
A. A=T=900, G=X=600
B. A=T=600, G=X=900.
C. A=T=585, G=X=885
D. A=T=885, G=X=585.
Ta có :
\(\left\{{}\begin{matrix}A-X=10\%\\A+X=50\%\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=30\%N\\G=X=20\%N\end{matrix}\right.\)
Lại có :
\(2A+3G=3600\)
⇔\(2.30\%N+3.20\%N=3600\)
⇔ \(N=3000\left(nu\right)\)
Số nu từng loại của gen A là :
\(\left\{{}\begin{matrix}A=T=900\left(nu\right)\\G=X=600\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Đề bài cho gen bị đột biến giảm 102Ao
⇒ Số nu bị mất là : \(N=\dfrac{2.102}{3,4}=60\left(nu\right)\)
Biết số nu mất thì A=X , tức là số nu mất có tỉ lệ A=T=G=X ( theo nguyên tắc bổ sung A=T và G=X )
⇒ Số nu mất : \(A=T=G=X=\dfrac{60}{4}=15\left(nu\right)\)
Số nu từng loại gen a là :
\(\left\{{}\begin{matrix}A=T=900-15=885\left(nu\right)\\G=X=600-15=585\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ Chọn D
(THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Gen A có 3600 liên kết hidro, %A-%X=10%. Gen A đột biến thành gen a do đột biến làm mất 1 đoạn ADN dài 102A0. Trong đoạn ADN bị mất có A=X. Xác định số nuclêôtit của gen đột biến.
A. A=T=900, G=X=600
B. A=T=600, G=X=900
C. A=T=585, G=X=885
D. A=T=885, G=X=585
Đáp án D
Ta có % A + % X = 50 % % A - % X = 10 % → A = T = 30 % G = X = 20 %
H=2A+3G=2A+3X →H = 120%N → N= 3000 nucleotit
Đoạn bị mất có số nucleotit là : 102 3 , 4 × 2 = 60 →Đoạn bị mất có A=X=T=G=15
Số nucleotit của mỗi loại là: A=T=3000×0,3 – 15 = 885, G=X=3000×0,2 – 15 = 585
. Gen A có 3000 Nu và 3900 liên kết Hidro. Bị đột biến ở 1 cặp Nu thành gen a có 3899 liên kết Hidro. Đây là dạng đột biến nào? Giải thích?
Gen xảy ra đột biến điểm làm cho alen mới có ít hơn một liên kết hiđro, đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Gen M dài 5100A0 và có 3900 liên kết hidro. Gen bị đột biến thành gen m có A=T=601; G=X=899. Kết luận nào sau đây không đúng?
(1) Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.
(2) Tác nhân gây nên dạng đột biến trên là 5BU.
(3) Gen sau đột biến có số liên kết hidro giảm đi 1 liên kết.
(4) Cặp gen Mm nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit tự do môi trường cung cấp là A=T= 8407; G=X=12600.
A. (2), (4)
B. (3), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (3)
Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.
a. Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b. Tính khối lượng phân tử của gen đột biến? Biết khối lượng phân tử trung bình của 1nucleotic là 300đvC (chi tiết nha.thanks:3)
a,
Gen B bị đột biến thành gen b và chiều dài tăng 3,4A
-> Thêm 1 cặp nu ( vì 1 cặp nu dài 3,4 A)
b,
Chiều dài gen B là 0,51um
-> Số nu là 3000 nu
-> Số nu gen b là : 3000 + 2 = 3002 ( nu )
Khối lượng gen b là :
3002 . 300 = 900 600 (đv C)
Gen A dài 510nm và có A = 10%. Gen A bị đột biến thành alen a. So với gen A, alen a ngắn hơn 1,02nm và ít hơn 8 liên kết hidro. Có thể dự đoán:
(1) Cặp Aa nhân đôi 2 lần cần 7194 Guanin (4) Cặp Aa có tổng cộng 600 Tinin
(2) Cặp Aa có tổng cộng 8392 liên kết hidro (5) Đột biến xảy ra là đột biến điểm
(3) Gen A có nhiều liên kết hidro hơn gen a.
Số nhận định đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5