Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
15 tháng 1 2018 lúc 19:31

Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào... Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bác đặt tên là suối Lênin và núi Mác. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.

Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Sự thật gần như chỉ có thế. Thực ra chất thơ giấu trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra... đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.

Bình luận (1)
Đạt Trần
16 tháng 1 2018 lúc 20:25

Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào... Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bác đặt tên là suối Lênin và núi Mác. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.

Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Sự thật gần như chỉ có thế. Thực ra chất thơ giấu trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra... đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 1 2018 lúc 20:27

Câu thơ đầu tả cảnh sinh hoạt, câu thứ nhất nói về việc ăn, câu thứ hai nói về việc ở, câu thứ ba nói về việc làm, tất cả đều toát lên cảm giác thích thú, vui lòng.
- Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, "những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người." Câu thơ mở đầu giới thiệu nơi Bác ở nhưng người đọc không tìm thấy dấu vết những nỗi gian khổ ấy mà chỉ thấy bước chân nhẹ nhàng, ung dung của người cách mạng sáng tối vào ra nơi sơn thuỷ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Giọng thơ sảng khoái, câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hoà, nhịp nhàng, cân đối.
- Vẫn giọng thơ ấy, nhưng câu thơ thứ hai thoáng nét cười vui: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng". Cũng theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác và các đồng chí phải ăn cháo bẹ hàng tháng". Câu thơ tả thực cảnh sinh hoạt gian khổ đó nhưng lại nhẹ bẫng bởi thái độ của người trong cuộc. Đối với Bác, sự vất vả, thiếu thốn đó dường như chẳng có gì đáng nói, đáng để tâm cả. Ba chữ "vẫn sẵn sàng" liền một mạch như sợi dây chắc khoẻ đã kéo hình ảnh ăn cháo bẹ, rau măng vốn là nỗi khổ lên thành niềm vui lấp lánh. Có ý kiến cho rằng, câu thơ này Bác muốn nói: "lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ, dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn", rằng đó là câu đùa hóm hỉnh của Bác. Cách hiểu đó khá lí thú, nhưng thiết nghĩ vẫn có cái gì đó khiên cưỡng. Nếu muốn diễn tả ý dư thừa, đầy đủ của cháo bẹ rau măng, Bác có thể thay từ "vẫn" bằng "đã". ở đây, câu thơ vừa tả thực vừa thể hiện đúng ý chí của nhà cách mạng luôn sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ. Điều này liền mạch với câu thứ ba cũng tả thực về điều kiện làm việc đơn sơ nhưng ý nghĩa của công việc thì vô cùng to lớn.
- Câu thơ thứ ba nói về công việc của Bác. Thời kì này, Bác đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ và tìm ra đường lối nhằm soi dọi, làm xoay chuyển lịch sử Việt Nam. Bàn làm việc của Người là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Giống như câu thứ hai, câu thơ thứ ba cũng chỉ là một câu tả thực giản dị. Bác không tả mình mà chỉ tả cái bàn đá nơi Bác làm việc và công việc Bác làm. Nhưng, ấn tượng sâu đậm nhất mà câu thơ đem lại là hình ảnh Bác, nhà cách mạng thiên tài đang làm nên một sự nghiệp vĩ đại từ những gì đơn sơ, chông chênh, nhỏ bé hôm nay.
- Từ láy "chông chênh" gợi cảm giác bất an về sự đổ vỡ, thất bại. Nhưng, sự vững trãi của hình ảnh "bàn đá" và những thanh trắc rắn rỏi trong cụm từ "dịch sử Đảng" như bàn tay rất khoẻ đã làm an lòng người đọc.
- Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí nổi bật, là hình ảnh trung tâm của bài thơ. ở đây cũng vậy. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên vừa chân thực sinh động vừa mang một tầm vóc lớn lao.

Bình luận (0)
Lăng Hàn Tử Nguyệt
Xem chi tiết
Vincent Henry
15 tháng 1 2018 lúc 19:22

thê hiện sư chân thực giản dị tự tại hòa hợp vào tự nhiên cua bác.tạo cho câu thơ nhịp điệu an nhiên ,khoan hòa .nâng câu thơ thành 1 lời bình phẩm ,lạc quan gần như tự hào , tạo cho câu thơ vừa thực vừa trữ tình

NGƯỜI VÀ TN RẤT HÒA HỢP

CHO MK XIN NHẬN XÉT NHAokCHÚC PN HỌC TỐTthanghoa

Bình luận (3)
Dương dương
9 tháng 11 2018 lúc 12:46

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Bình luận (0)
Thời Sênh
7 tháng 1 2019 lúc 20:01

Câu thơ đầu tả cảnh sinh hoạt, câu thứ nhất nói về việc ăn, câu thứ hai nói về việc ở, câu thứ ba nói về việc làm, tất cả đều toát lên cảm giác thích thú, vui lòng.
- Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, "những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người." Câu thơ mở đầu giới thiệu nơi Bác ở nhưng người đọc không tìm thấy dấu vết những nỗi gian khổ ấy mà chỉ thấy bước chân nhẹ nhàng, ung dung của người cách mạng sáng tối vào ra nơi sơn thuỷ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Giọng thơ sảng khoái, câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hoà, nhịp nhàng, cân đối.
- Vẫn giọng thơ ấy, nhưng câu thơ thứ hai thoáng nét cười vui: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng". Cũng theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác và các đồng chí phải ăn cháo bẹ hàng tháng". Câu thơ tả thực cảnh sinh hoạt gian khổ đó nhưng lại nhẹ bẫng bởi thái độ của người trong cuộc. Đối với Bác, sự vất vả, thiếu thốn đó dường như chẳng có gì đáng nói, đáng để tâm cả. Ba chữ "vẫn sẵn sàng" liền một mạch như sợi dây chắc khoẻ đã kéo hình ảnh ăn cháo bẹ, rau măng vốn là nỗi khổ lên thành niềm vui lấp lánh. Có ý kiến cho rằng, câu thơ này Bác muốn nói: "lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ, dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn", rằng đó là câu đùa hóm hỉnh của Bác. Cách hiểu đó khá lí thú, nhưng thiết nghĩ vẫn có cái gì đó khiên cưỡng. Nếu muốn diễn tả ý dư thừa, đầy đủ của cháo bẹ rau măng, Bác có thể thay từ "vẫn" bằng "đã". ở đây, câu thơ vừa tả thực vừa thể hiện đúng ý chí của nhà cách mạng luôn sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ. Điều này liền mạch với câu thứ ba cũng tả thực về điều kiện làm việc đơn sơ nhưng ý nghĩa của công việc thì vô cùng to lớn.
- Câu thơ thứ ba nói về công việc của Bác. Thời kì này, Bác đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ và tìm ra đường lối nhằm soi dọi, làm xoay chuyển lịch sử Việt Nam. Bàn làm việc của Người là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Giống như câu thứ hai, câu thơ thứ ba cũng chỉ là một câu tả thực giản dị. Bác không tả mình mà chỉ tả cái bàn đá nơi Bác làm việc và công việc Bác làm. Nhưng, ấn tượng sâu đậm nhất mà câu thơ đem lại là hình ảnh Bác, nhà cách mạng thiên tài đang làm nên một sự nghiệp vĩ đại từ những gì đơn sơ, chông chênh, nhỏ bé hôm nay.
- Từ láy "chông chênh" gợi cảm giác bất an về sự đổ vỡ, thất bại. Nhưng, sự vững trãi của hình ảnh "bàn đá" và những thanh trắc rắn rỏi trong cụm từ "dịch sử Đảng" như bàn tay rất khoẻ đã làm an lòng người đọc.
- Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí nổi bật, là hình ảnh trung tâm của bài thơ. ở đây cũng vậy. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên vừa chân thực sinh động vừa mang một tầm vóc lớn lao.

Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Vincent Henry
15 tháng 1 2018 lúc 19:13

-(ý 1) thể hiện đc sự giản dị ,chân thật, hòa hợp vs thiên nhiên của bác , tạo nhịp điệu an nhiên, khoan hòa, nâng câu thơ lên là 1 lời bình phẩm lạc quan gần như tự hào , vừa thực lại vừa trữ tình

-(ý 2)con người rất hòa hợp vs thiên nhiên (có cần dẫn chứng hk pn)

CHO MK XIN LỜI NHẬN XÉT NHAokCHÚC PN HỌC TÔTthanghoa

Bình luận (5)
Saiyan God
Xem chi tiết
nguyen thi vang
24 tháng 1 2018 lúc 21:59

- Từ trái nghĩa trong câu thơ đầu :

+ sáng < > tối

+ ra < > vào

=> Tác dụng : nhấn mạnh công việc của Bác và quân ta

- Hình ảnh như "hang, bờ suối" gọi nên mốiquan hệ gần gũi của con người với thiên nhiên.

Bình luận (0)
nguyễn hoàng khải phong
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:56

/hoi-dap/question/120275.html

Bình luận (0)
Đặng An
9 tháng 11 2016 lúc 20:57

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:55

/hoi-dap/question/120275.html

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 11 2018 lúc 13:20

1) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

2) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

3) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

4)- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Bình luận (0)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 11 2016 lúc 15:42

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

Bình luận (7)
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
5 tháng 11 2016 lúc 21:17

bài thở cảnh khuya à bn!!bn nên viết rõ ra chứ!!bucminh

Bình luận (6)
TRINH MINH ANH
6 tháng 11 2016 lúc 20:41

a)

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4

+NGẮT NHỊP:. : Toàn bài 4/3.

Bình luận (0)
Phương Thảo
21 tháng 11 2016 lúc 11:15

a)

- bài thơ rằm tháng giêng làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

- Ngắt nhịp:

Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.( viên – thiên – thuyền.)

b) _ Time : vào buổi tối lúc trăng tròn nhất

_ Ko gian : Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Hai câu thơ vẽ lên một cảnh Vật mùa xuân tràn đầy sức sống, đang vận động trỗi dậy, không phải mùa xuân yên lặng.
Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c)

_ Công vc : bàn vc quân

_ Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

d) Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

Bình luận (1)