ae có bài thơ 8 chữ nào ko cho mk tham khảo với
không copy trên mạng nha!!!
Cho tớ tham khảo bài văn '' Thuyết Minh về chiếc nón lá '' nha.
Không Copy Trên Mạng
Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).
Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ.
Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.
Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.
Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác).
Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18 vành).
Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.
Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêu còn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).
Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa…
Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có ***** nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư…
Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón – một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.
Các bạn cho mình 1 số bài thơ về 20/11 để tham khảo được không ? Tự làm nhé, mà copy trên mạng cũng được ! Thanks !
mỏi tay quá đê
Gặp lại Thầy
Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.
3. Bụi phấn xa rồi
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!
Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!
Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!
4. Hoa và ngày 20-11
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi
Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.
5. Nắng ấm sân trường
Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ
Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.
Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh
Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dừng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng
Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...
6. Thầy
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...
7. Lời Của Thầy
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
Nhớ cô
Thời gian trôi đi k bao h trở lại
Dù k đành cũng có thể làm chi?
Cô giáo ơi em pk nói câu j
Để chia tay mà lòng không đau đớn
Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng
Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi
Thấm thoát trôi 1 năm ôi ngắn ngủi
Để h đây nc mắt cứ tuôn trào
Cô giáo ơi mai này gặp lại
Cô còn nhớ đến chúng em chăng?
Em nơi đây mong từng phút từng giây
Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao.
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Có bạn nào biết làm thơ ko ạ, cho mk xin 1 vài bài tham khảo
Bài về tình bạn nha
Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn
Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu
Những mẩu thư viết vội cuối chiều
Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc
Trong cả những ước mơ ta không đơn độc
Có bạn thân bên cạnh cùng mơ
Cùng luận bàn về thời cuộc… ngây thơ
Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch
Cùng kể cho nhau câu chuyện không đoạn kết
Về mối tình chớm nở trong tim
Và một vài lần ta bỗng lặng im
Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng
Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn
Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu
Những mẩu thư viết vội cuối chiều
Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc
Trong cả những ước mơ ta không đơn độc
Có bạn thân bên cạnh cùng mơ
Cùng luận bàn về thời cuộc… ngây thơ
Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch
Cùng kể cho nhau câu chuyện không đoạn kết
Về mối tình chớm nở trong tim
Và một vài lần ta bỗng lặng im
Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng
Bạn thân ơi, dù ở nơi xa vắng
Chưa bao giờ tôi thấy bạn rời tôi
Khi tôi vui cũng nghe tiếng bạn cười
Khi đau đớn, tôi nhìn ra cửa sổ
Những tin nhắn bay qua khung cửa
Chạm vào tôi âu yếm, vỗ về
Trái tim tôi vui sướng lắng nghe
Lời lặng lẽ bạn gửi bằng ý nghĩ
Tình bạn có bền hơn tình yêu không nhỉ?
Chẳng đam mê, cuồng dại trong hồn
Chẳng nhớ nhung tím thẫm cả hoàng hôn
Chẳng làm má rực lên màu lửa
Tình bạn là ngôi nhà không khóa cửa
Ta bước vào nào ngại ngần gì
Nhận ấm êm rồi lại bước chân đi
Đường xa lắc tìm riêng mình hạnh phúc…
Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến
Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài
Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm
Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên
Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng
trong thế chiến 1 có bao nhiêu nước tham gia, đó là những nước nào. 5 người nhanh nhất đúng
Ko xem trên mạng ai biết comment bên dưới ko copy hay tham khảo trên mạng. Trung thực lên bạn ơi
tham khảo :
Anh, Pháp, Nga Hoa Kỳ, Brasil , Đức, Áo-Hung, bulgaria và ottoman
7 ?
Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Brazil, Hoa Kỳ, Đức
Em hãy viết lý thuyết về bài 7 vật lý 6(có sáng tạo,có thể tham khảo trên mạng nhưng ko phải copy cả bài) ib vào tin nhắn riêng.Hay tui cho 12 SP
Ko viết ra đây nha vào phần tn riêng viết ra bài của bạn.Ai hay nhất tui đủ cho
ĐỀ BÀI:EM HÃY MIÊU TẢ CẦU NGÓI.
Gấp lắm rùi, ko còn thời gian đâu, ai nhanh mình tick cho.( Đề nghị các bạn tự làm để mk tham khảo chứ ko copy trên mạng)
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với 1 đoàn cho vui
Là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông.
Đây là cây cầu được mệnh danh là cây cầu cổ thuộc vào loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.
Đến Huế, muốn chiêm ngưỡng và khám phá những nét đẹp xưa cũ, rêu phong không chỉ có những công trình ở nội thành mà còn có các công trình kiến trúc dân gian, mang đậm nét thôn quê dân dã và bình dị, những cảnh vật như thế sẽ thanh lọc tâm hồn, mang ta trở về với những gì bình yên nhất, trút bỏ bao nhiêu mệt nhoài của cuộc sống.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý chảy xuyên suốt, uốn lượn mềm mại từ đầu làng đến cuối làng. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu có xuống cấp do thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh, đã được tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của cầu vẫn được giữ nguyên và bảo tồn cho đến bây giờ.
Được biết, cầu được xác định xây dựng mới vào năm 1776, do một người là Trần Thị Đạo cháu gái họ Trần đời thứ 16 xây dựng cho dân làng để tiện qua lại, là nơi dừng chân, nghỉ ngơi trên đường về mệt nhọc.
Tương truyền, bà Trần Thị Đạo là vợ của 1 vị quan thuộc triều vua Trần Hiển Tông, không có con, muốn cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Năm 1925, bà được vua Khai Định ban sắc phong Trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân làng lập bàn thờ Bà ngay trên cầu để thờ cúng. Khi đến đây, du khách sẽ thấy một bàn thờ uy nghiêm chính giữa cầu đó chính là bàn thờ bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc dựng nên cây cầu này.
Tại mỗi kỳ Festival Huế, tại xã Thủy Thanh đều làm lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo, lễ rước này là nghi thức mở đầu cho ngày khai mạc “Chợ quê ngày hội”, một trong những chương trình văn hóa – du lịch trong khuôn khổ Festival Huế.
Vào những ngày này, cầu ngói lại thêm rực rỡ bởi những màu sắc đèn lồng, hoa, cờ phướng. Những ngày hội, chợ quê nơi đây điểm nhấn chính là cây cầu ngói Thanh Toàn
Trải qua các kỳ Festival Huế, Chợ quê ngày hội Cầu ngói Thanh Toàn đến nay đã tạo dựng được thương hiệu riêng, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế. Không những vậy, không chỉ những kỳ festival mà kể cả những ngày thường cầu ngói vẫn có những dòng khách đến tham quan chiêm ngưỡng, lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm, khỏe với bạn bè người thân về công trình cổ độc đáo ở Việt Nam.
Nét đặc biệt nơi đây chính là kiến trúc cổ, mang nét cổ kính, rêu phong hằng dấu thời gian không như những cây cầu hiện đại, hoành tráng, không như những công trình đồ sộ, cây cầu ngói vẫn có nét độc đáo, dấu ấn riêng. Thu hút nhiều ánh mắt tò mò của du khách gần xa.
Đó. Nguồn: internet. Chúc you học tốt :)
giúp mik làm 2 khổ thơ 5 chữ thật hay nha, phải tự nghĩ ko đc tham khảo trên mạng
Sáng sớm thức dậy
Thể Dục thể thao
Sức khỏe dồi dào
Rồi vào giúp mẹ
máy tính của mk k0 g0 u0c chứ 0 nha
C0NG 0N THAY C0
Thầy c0 như cha mẹ
Dìu dắt em từng ngày
Thay c0 như thuyền bè
Đưa em t0i tu0ng lai
Em làm sa0 quên đư0c
C0ng 0n ca0 như núi
Menh m0ng như biển cả
Của cha mẹ thứ hai
Chắp cánh đưa em t0i
Tu0ng lại sáng ngày mai.
MÌNH CHỈ NGHĨ RA DU0c
M0T KH0 TH0iI,BẠN TỰ NGHĨ TIẾP NHÁ.K CH0 MÌNH NHA
Hoa vàng treo trước ngõ
Trong chiếc giỏ xinh xinh
Bên trong từng bụi cỏ
Hoa lung linh khoe sắc
Khi trống vang:"Cắc Cắc"
Hội xuân đã bắt đầu
Bài này mk đc 9,5 đó
tập làm thơ năm chữ ( tự nghĩ chứ không được tham khảo trên mạng đâu nha)
Mùa đông tháng lạnh nhất
Lất phất còn mưa bay
Chỉ còn ba tháng nữa
Mùa xuân đã đến rồi
Quăng cần động mặt nước
Mong chờ cá cắn câu
Nhìn bầy cá khổ đau
Còn người câu sung sướng
Đem than củi để nướng
Cùng với người mình thương
Xé, chấm với nước tương
MỘT BỮA CỞM ẤM ÁP
Ko Học Online à Mọi người
Viết bài văn về lịch học của em
Hoặc viết bài văn tả về mái trường của em ( ko chép mạng ai copy người khác ko tick ) nếu copy phải ghi chữ tham khảo in đậm
Ai trả lời 2 câu trên tiick
Bạn tham khảo
Ngôi trường Tiểu học của em tên là Võ Thị Sáu. Trường có diện tích rất rộng. Từ cổng trưởng đi vào phía bên trái là nhà để xe. Sân trường được lát gạch rất đẹp. Những bồn cây xanh tốt. Các dãy phòng học được xây dựng theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà có ba tầng. Trong các phòng học có bàn ghế, bảng đen, điều hòa… Em rất yêu ngôi trường của mình.
TL
Bạn tham khảo nha
Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.
Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.
Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.
Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.
Tôi vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của mình.
Hok tốt
#Kirito
TL
Bạn Tham khảo ạ
Ngôi trường tiểu học của em nằm ở sâu trong làng em. Hằng ngày em thường đi bộ từ nhà đến trường. Đối với em những năm học tiểu học có rất nhiều kỉ niệm đẹp.
Ngôi trường đã được xây dựng cách đây khá lâu - khoảng gần năm mươi năm. Đó là những lời mà thầy cô trong trường đã kể cho chúng em. Chính vì được xây dựng lâu như vậy nên nhìn bên ngoài, ngôi trường có vẻ thật cổ kính. Ngôi trường được bao bọc bởi một vòng tường được sơn màu vàng. Phía trung tâm là chiếc cổng trường đã được sửa sang lại. Chiếc cổng khá rộng rãi nhưng mỗi giờ tan học thì như bị thu nhỏ lại. Bên trong các dãy nhà được xây theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà đều có hai tầng. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng, trải qua nhiều năm tháng lớp sơn dường như đã phai màu đi. Bên trong các lớp học vẫn có đầy đủ đồ dùng: bảng đen, bàn ghế, quạt trần… phục vụ cho việc học tập của học sinh. Đặc biệt là bàn ghế của học sinh vừa được thay mới toàn bộ vào năm em học lớp 3. Em còn nhớ khi ấy chúng em cảm thấy vô cùng háo hức đón chờ những bộ bàn ghế mới. Sân trường vừa mới được lát lại bằng gạch đỏ. Trên sân trường có rất nhiều loài cây gắn bó với tuổi học trò như: phượng, bằng lăng, bàng, xà cừ… được trồng trong các bồn cây. Chúng đã ở đó từ rất lâu, tỏa bóng mát để che chở cho chúng em vào những ngày hè oi bức. Phía đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có nhà thể chất khá rộng rãi. Đây là nơi chúng em học thể dục hoặc tổ chức các hội thi thể thao. Ngoài ra, gần đó còn có một dãy nhà đa năng mới được xây dựng. Nơi đây bao gồm thư viện và các phòng học chức năng có máy chiếu rất hiện đại.
Dù trải qua nhiều thời gian, nhưng ngôi trường thân yêu của em vẫn đứng đó. Ngôi trường không chỉ là nơi để học tập mà giống như một ngôi nhà che chở, dạy dỗ chúng em nên người.
HT