Cho mình xin các mẫu câu văn nghị luận nha. Luồn vào văn cho nó sắc xảo và tinh tế ý.
Cho mình hỏi, trong các tác phẩm nghị luận lớp 7 là "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", "Sự giàu đẹp của tiếng Việt", "Đức tính giản dị của Bác Hồ" và "Ý nghĩa văn chương" có những đoạn văn mà thầy cô sẽ cho ra để phân tích (tên tác giả, tác phẩm?, phương thức biểu đạt?, nội dung đoạn văn? kiểu câu, từ láy....) cho mình xin các đoạn văn đó trong từng văn bản ạ.
Nêu cảm nghĩ của em sau khi xem bức tranh Lưu ý Nghị luận xã hội Có yếu tố miêu tả và biểu cảm Cách hành văn phải trôi chảy mạch lạc Dài ít nhất 500 chữ Không nhét dàn ý vào ,mình tự biết lập dàn bài Lời văn phải sâu sắc,cảm động ,vấn đề nghị luận phải đưa ra những ví dụ thực tiễn 60đ chỉ dành cho người xứng đáng Mình đang rất cần,cực kì khẩn cấp luôn ,các bạn giúp mình nhé .Xin các bạn đó Lưu ý : Yonnii không vào trả lời : mình đọc văn của bạn rồi.Không phải mình ghét bạn hay gì,nhưng mà bạn không thể làm dạng bài này như mình cần được.
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
- Nghị luận chính trị - xã hội;
- Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Các bạn cho mình xin mẹo hay cách dẫn dắt vào phần nghệ thuật trong văn nghị luận văn học với ạ? Cảm ơn mọi người rất nhiều
Để dẫn dắt phần kỹ thuật trong văn nghị luận văn học, bạn có thể sử dụng một số phương pháp như sau:
Bắt đầu bằng cách đưa ra một câu hỏi hoặc một vấn đề đặc biệt để thu hút sự chú ý của người đọc.
Sử dụng các từ ngữ sáng tạo và hình ảnh mạnh để mô tả các khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm.
Trình bày các ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và logic, sử dụng các ví dụ và trích dẫn từ tác phẩm để giải thích các điểm chính của bạn.
Sử dụng các câu chuyện, câu chuyện ngắn hoặc thơ để minh họa cho các khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm.
Tạo ra một tác phẩm nghệ thuật của riêng bạn dựa trên tác phẩm bạn đang phân tích và sử dụng nó để chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm gốc.
Sử dụng các kỹ thuật công nghệ như ánh sáng, màu sắc, âm thanh và cảm xúc để tạo ra một đối tượng không gian tưởng tượng cho người đọc.
Cuối cùng, hãy sáng tạo và có tư duy mở để tìm ra những cách tiếp cận mới nhằm giải thích những khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm và thu hút sự chú ý của người đọc.
cho mình xin cái dàn ý làm 1 bài văn nghị luận hoàn chỉnh đc k ??
thank :333
Em tham khảo ở đây nhé:
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Các dạng bài phổ biến
cho mình xin cái dàn ý của đề sau :
VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NGÀY NAY.
văn nghị luận nha
cảm ơn trước!!!!
Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.
II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?
2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.
Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyênMã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đếnBác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
4. Đánh giá việc tự học
Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhởLên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thânKhi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lạiTự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác
III. Kết bài
TỰ HỌC
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
cảm ơn bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh nhiều lắm lắm lắm luôn !!!!
ALO những bạn học giỏi văn giúp mình nha viết ý liên hệ bản thân cho đề văn nghị luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có công mài sắt coa ngày nên kim nha . Mai mình nộp rùi
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
viết đoạn văn nghị luận 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò tinh thần tự học
a.lập dàn ý cho đoạn văn
b.cụ thể hóa 6 ý trong dàn ý thành các câu (sử dụng dấu gạch đầu dòng)
c.gắn kết 10 gạch đầu dòng ở câu b thành đoạn văn đầy đủ 10 câu
giải giúp mình rõ ràng mình cần gấp 10 giờ tối nay
1. Mở bài
Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.
b. Phân tích
Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.
Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.
c. Dẫn chứng
Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.
Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.
d. Phản biện
Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.
Câu 1 :
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
a, LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.
* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...
- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
cho mik xin một dàn ý về văn nghị luận
Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.
Thân bàiLuận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bàiLưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.
Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đóDùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hộiLuận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đóĐưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sốngLuận điểm 4: Rút ra bài học và hành động
Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.
Kết bàiĐánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luậnMở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.