Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 2 2021 lúc 13:20
  Các bên tham chiến  Thời gian   Quy mô  Hậu quả  Tính chất 
 Chiến tranh thế giới thứ nhất  Gồm 2 khối liên minh và hiệp ước Từ năm 1914 đến 1918    Toàn cầu   Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và  của : + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla. + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Là cuộc chiến giành quyền lợi và thuộc địa của các nước đế quốc, tuy nhiên chỉ mang lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản. Là cuộc chiến xâm lược nhằm đánh chiếm thuộc địa, lãnh thổ của đối phương.
 Chiến tranh thế giới thứ 2  Các cường quốc và phe phát xít Năm 1939 đến 1945 Toàn cầu  Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dà người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%. 

+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

 

Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Tâm Anh
21 tháng 12 2021 lúc 16:51

tham khảo

-    Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.

HACKER VN2009
21 tháng 12 2021 lúc 16:53

Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.

Phương Nguyễn Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Pukapuka Molulu
29 tháng 12 2020 lúc 18:50

C1 :Giống nhau- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

- Khác nhau - Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

Những hậu quả mà chiến tranh mang lại rất khủng khiếp nhất,lớn nhất, khốc liệt nhất và sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:" 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó công lại"

  
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
26 tháng 1 2021 lúc 21:55

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít: Đức -Ý - Nhật

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nhất trong lịch sử loài người. Hơn 60tr người chết, 90tr người bị tương - tàn tật, thiệt hại vật chất = thiệt hại của các cuộc chiến tranh từ 1000 năm trước đó.

Thanh Hoàng Thanh
26 tháng 1 2021 lúc 21:57

*Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhận loại?

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

 

Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Trịnh Long
29 tháng 12 2019 lúc 21:28

Chiến tranh thế giới thứ 1

Nguyên nhân:

– Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm – đế quốc "già" (Anh. Pháp)… kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời – đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.

– Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha ( 1898)..VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha: Chiến tranh Anh – Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ: Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 – 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức – Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh – Pháp – Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 – 6 – 1914. Đế quốc Đức – Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

Hậu quả

Gây thảm họa cho nhân loại:10 triệu người chết,20 triệu ngưới bị thương. Thành phố làng mạc bị phá hủy ; chiến phí 85 tỷ đô la. Các nước thắng trận thu lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại. Cao trào Cách mạng vô sản phát triển, nhân dân thuộc địa thức tỉnh đó là Cách mạng tháng Mười Nga.

Chiến tranh thế giới thứ 2

Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa.

+ Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Hậu quả:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Giang
Xem chi tiết
Trịnh Long
13 tháng 1 2020 lúc 15:39

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
13 tháng 1 2020 lúc 15:40

nguyên nhân sâu xa: đều do mâu thuẫn về thị trường thuộc địa

nguyên nhân trực tiếp:

+chiến tranh thế giới thứ 1: do thái tử áo-hung bị ám sát

+chiến tranh thế giới thứ 2: do chính sách thỏa hiệp của khối tư bản anh-pháp-mĩ đối với đức trong việc chống lại kerthus chung là Liên Xô

tính chất

+t/c chiến tranh thế giới thứ 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa

+t/c chiến tranh thế giới thứ 2: giai đoạn 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa nhưng giai đoạn 2 là chủ nghĩa đế quốc chính nghĩa

kết cục:

+giống: đều gây đau thương mất mát cho nhân dân

+khác: chiến tranh thế giới thứ 2 chịu thiệt hại năng nề hơn: 60triệu người chết,90 tiệu người tàn tật,thiệt hại gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
1 tháng 2 2020 lúc 16:50
Giống nhau

- Bùng nổ từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

- Tính chất phi nghĩa, gây tổn hại nặng nề đế nhân loại.

- Chiến tranh kết thúc, cả những nước thắng trận và thua trận đều phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

Khác nhau

- Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a). Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, I-ta-li-a).

- Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô, Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản tham chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai có cả sự tham gia của phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Liên Xô.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới được quy định trong hòa ước Vecsai – Oasinhton, Chiến tranh thế giới thứ hai thì trật tự thế giới là trật tự hai cực lanta Xô – Mĩ.

⇒ Như vậy, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là sự tham chiến của Liên Xô.

Khách vãng lai đã xóa
Thêm Thu
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 17:52

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.

- Nhận xét về hậu quả: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,….; chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương,….

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay:

+ Các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới đưa đến hậu quả vô cùng nặng nề vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới và đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

+ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,…. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố vì vậy các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp bằng sức mạnh đoàn kết, ….sử dụng các biện pháp hòa bình.

lê ngọc khánh
Xem chi tiết
You are my sunshine
28 tháng 12 2022 lúc 21:02

- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào 28/7/1914 và kết thức từ 11/11/1918

- Hậu quả:

+ 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, đường sá cầu cống, làng mạc, nhà máy xí nghiệp bị phá huỷ, tiêu tốn trên 85 tỉ USD

+ làm cho cục diện chính trị thế giới thay đổi

- Bài học rút ra: hạn chế nguy cơ xảy ra chiến tranh, nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

\(#Youaremysunshine\)