vũ thị hiền thơ
Xem chi tiết
Smile
6 tháng 4 2021 lúc 19:40

câu 1:

-Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. 

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.

Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…

+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.

Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…

- Vấn đề đặt ra: Cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.

 

 

Bình luận (0)
Smile
6 tháng 4 2021 lúc 19:40

2:
 - Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu,tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu:

+ Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km;

+tầng này tập trung tới 90% không khí.

Bình luận (0)
Smile
6 tháng 4 2021 lúc 19:41

3:

Nhiệt độ không khí là một hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, ngay lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Sau đó bức xạ lại vào trong không khí khiến cho không khí nóng lên. Nhiệt độ không khí còn được xem là thước đo mức độ nóng lạnh của không khí

Cách đo nhiệt độ của không khí

– Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế. – Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m.

– Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5h, 13h, 21h.

– Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày. ...

Bình luận (0)
Châu Tiểu Phụng
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
6 tháng 3 2016 lúc 18:29

1. Khoáng sản là các loại khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng

2. Thành phần của không khí gồm có:

+ Khí Oxi: 21%

+ Khí Nitơ: 78%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

Đặc điểm của tầng đối lưu:

+ Độ cao: từ 0 - 16km

+ Tập trung 90% là không khí

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng

+ Là nơi xảy ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp,...

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên 100m giảm 0,60C

3. Cách tính trung bình ngày: Tổng lượng mưa trong nhiều ngày : Số ngày

   Cách tính trung bình tháng: Tổng lượng mưa trong nhiều tháng : Số tháng

   Cách tính trung bình năm: Tổng lượng mưa trong nhiều năm : Số năm

4. Ta tính tổng lượng mưa trong tất cả các ngày trong năm

5.Vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất:

_ Đới nóng (hay nhiệt đới):

Vị trí: Từ đường xích đạo đến chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

Đặc điểm: Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông chỉ là lúc nhiệt độ giảm đi chút ít, so với các mùa khác. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong. Lượn mưa trung bình năm đạt từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm

_ Hai đới ôn hoà (hay ôn đới):

Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

Đặc điểm: Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau nhiều. Đây là hai khu vực có lượng nhiệt trung bình. Các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong hai khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1.000 mm

_ Hai đới lạnh (hay hàn đới):

Vị trí: Từ hai vòng cực Bắc, Nam đến các cực Bắc và Nam

Đặc điẻm: là hai khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ. Thời gian chiếu sáng cũng dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày, vì vậy đây là hai khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm

6. Ta lấy 100 x sự chênh lệch nhiệt độ : 0,6 (đơn vị m)

Bình luận (0)
Vũ Thị Hải Yến
5 tháng 3 2016 lúc 20:10

Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người sử dụng 

Vì nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước ta rất khan hiếm nên phải biết khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm hơn đề cho các con cháu sau này

Bình luận (0)
hoàng khánh ly
Xem chi tiết
hoàng khánh ly
18 tháng 3 2019 lúc 19:21

mk cần gấp

Bình luận (0)
Legend
18 tháng 3 2019 lúc 19:36

1 . Khoáng sản có 3 loại : 

Khoáng sản năng lượng hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn, than v.v.

Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v.v.; đá xây dựng như đá hoa cương v.v và các khoáng sản phi kim khác.

Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý.

2 . Mưa được hình thành như thế nào :

Mây được tạo thành do nước bốc hơi, hơi nước bay lên cao, càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp xuống, hơi nước gặp lạnh và ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti, tạo thành các đám mây.
Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa.

3.Tính nhiệt độ trong ngày 

Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo

VD :  khó quá 

4 Tính lượng mưa trong ngày . 

- Tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh là: 1 930,9mm (bằng cách cộng lượng mưa của 12 tháng trong năm).

- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa là: 1 687,3mm (bằng cách cộng lượng mưa các tháng: từ tháng 5 đến tháng 10).

- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô là: 243,6mm (bằng cách cộng lượng mưa từ các tháng: từ tháng 11 đến tháng 4).

5.Trên trái đất có mấy đới khí hậu? Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới

Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu chính :
+ Đới nóng ( nhiệt đới )
+ Hai đới ôn hòa ( ôn đới )
+ Hai đới lạnh ( hàn đới )

Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á. ... Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ.

Bình luận (0)
Ido Lực Mõm
Xem chi tiết
bin sky
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
5 tháng 3 2021 lúc 20:01

Câu 1: 

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.

- Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.

Câu 2 Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

Lớp vỏ khí gồm những tầngtầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Tầng đối lưu: + Từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Câu 3 

Nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ của các lần đo chia cho số lần

Nhiệt độ trung bình tháng: tổng nhiệt độ các ngày trong tháng / số ngày trong tháng.

Nhiệt độ trung bình năm: tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12 Câu 4Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới  lúc không khí nóng nhất

 

 

Bình luận (0)
Trần Mạnh
5 tháng 3 2021 lúc 20:01

Bạn có thể tham khảo:

Câu 1: 

- Khoáng sản: là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

- Mỏ khoáng sản: là nơi tập trung với nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.

câu 2: Thành phần không khí trên Trái Đất:- Khí Nitơ ( 78%)- Khí Oxi (21%)- Hơi nước và các khí khác (1%)

- Lớp vỏ không khí có ba tầng : tần đối lưu , tầng bình lưu và các tầng cao khác trong khi quyển

-  Vị trí là từ (0-16km) ở đây có lớp vỏ odon để ngăn chặn tia cực tím, có 90% là không khí, có hiện tượng giảm không khí ( lên 100m giảm 0,6 độ C), thường có hiện tượng tự nhiên như mây , mưa, sấm ,..

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
5 tháng 3 2021 lúc 20:03

Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

- Khoáng sản là  khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

- Những nơi có sự tập trung khoáng sản tới mức có thể khai thác mới được gọi là mỏ khoáng sản.

 

Bình luận (0)
mèo ú
Xem chi tiết
Incredient
1 tháng 3 2018 lúc 20:02

C1:

a)- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng . 
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. 
b)- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm. 
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…

C2:

Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Tầng đổi lưu ở gần mặt đất nhất Không khí trong tầng này luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, đã sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp... Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°c khi lên cao 100m.

C3:

Phân biệt: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).

C4:

Bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến  (30° - 0) về xích đạo.

C5:

Mây được tạo thành do nước bốc hơi, hơi nước bay lên cao, càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp xuống, hơi nước gặp lạnh và ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti, tạo thành các đám mây.
Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa.

C6:

Tính nhiệt độ trung bình ngày :

Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo

Tính nhiệt độ trung bình tháng :

Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày

Tính nhiệt độ trung bình năm :

Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12

Cách tính lượng mưa trung bình năm:tính tổng lượng mưa của 12 tháng rồi sau đó đem chia cho 12 .

Mik tl rồi, nếu thấy đúng thfi và kb vs mik nhé

Bình luận (0)
Kan Kan
1 tháng 3 2018 lúc 19:56

cc1

 a) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

Trả lời:

Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích trong vỏ Trái Đất được con người khai thác để sử dụng.

Những nơi có sự tập trung khoáng sản tới mức có thể khai thác mới được gọi là mỏ khoáng sả

b) - mỏ nội sinh: là những mỏ khoáng sản được hình thành do măcma rồi được đưa lên gần mặt đất.
- mỏ ngoại sinh: những khoáng được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là khoáng sản ngoại sinh.

c2- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:
    + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
    + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
    + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
    + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

c3 Khí hậu rộng hơn thời tiết bạn ạ 
Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v.. 
Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó 
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. 

c4

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến  (30° - 0).về xích đạo

Bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Bình luận (0)
Kan Kan
1 tháng 3 2018 lúc 19:58

c5 Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Mưa là một thành phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên trái đất. Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi.

c6 

Nhiệt độ trung bình tháng: tổng nhiệt độ các ngày trong tháng / số ngày trong tháng.

Nhiệt độ trung bình năm: tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12 

Bình luận (0)
Công Tử Họ Nguyễn
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
7 tháng 3 2017 lúc 19:53

* Cách tính tổng lượng mưa troq năm :

Công thức : Tổng lượng mưa troq nhiều năm cộng lại chia cho số năm

* Cách tính nhiệt độ TBình troq ngày :

Ta lấy nhiệt độ 3 lần / 1 ngày vào lúc 5h , 13h và 21h

* Đđ chính các tầng lp vỏ khí :

- Tầng đối lưu : từ 0 tới 16km , tập trung 90% k khí , k khí chuyển động theo chiều thẳng đứng , nhiệt độ giảm dần theo độ cao , nơi sinh ra các hiện tượng , khí tượng

- Tầng bình lưu : từ 16 đến 80km , k khí chuyển động theo chiều nằm ngang , có lp ozon : ngăn cản các tia bức xạ có hại tới sinh vật và con người

- Các tầng cao của khí quyển : từ 80km trở lên , k khí cực loãng , k quan hệ trực tiếp tới đời sống con người

P/s : Cô mk dạy như v , chắc là đúq ạk

Bình luận (4)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 15:13
Tính trung bình ngày: lấy tổng lượng mưa trong ngày / số lần đo Tính trung bình tháng: tổng lượng mưa các ngày trong tháng / 30 Tính trung bình năm: tổng lượng mưa các tháng trong năm / 12
Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 15:13

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

Bình luận (0)
Lóp Lép Líp
Xem chi tiết
Lóp Lép Líp
19 tháng 3 2019 lúc 19:45

PLZ hiếp mị 😱😱😭😭😥😥🙇‍♀️🙇‍♀️

Bình luận (0)
四种草药 - TFBoys
19 tháng 3 2019 lúc 19:46

ở trong sách có hết thi bạn 

Bình luận (0)

Thi rùi

Biết hết đáp án

Nhưng ko rảnh viết

-----------------

Chỉ huy 

Bình luận (0)
le van nghia
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 14:47

Câu 1: Đặc điểm về nhiệt độ và độ ẩm của khối khí đại dương: Khối khí đại dương có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tùy theo vị trí và thời điểm. Thường thì nhiệt độ của khí đại dương giảm khi tiến về phía cận cực và tăng khi tiến về phía xích đạo. Độ ẩm của khối khí đại dương có thể biến đổi tùy thuộc vào vùng địa lý và mùa trong năm. Nó có thể làm tăng sự tạo ra mây và các hiện tượng thời tiết.

Bình luận (0)
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 14:47

Câu 2: Nguyên nhân hình thành sóng và thủy triều:
Sóng hình thành do sự tác động của gió lên mặt biển. Gió đẩy một phần của nước biển, tạo thành sóng. Sóng cũng có thể được tạo ra bởi sự rung động của động đất hoặc sự va chạm của các vật thể trong biển.

Thủy triều là hiện tượng biến đổi mực nước biển do tương tác giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Thủy triều biến đổi theo chu kỳ hàng ngày và hàng tháng.

Bình luận (0)
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 14:48

Câu 3: Các tầng đất và các thành phần chính của đất:
Các tầng đất chính bao gồm:

- Tầng hữu cơ: Đây là lớp trên cùng của đất, chứa chất hữu cơ như cây cỏ đã phân hủy và thức ăn cho động vật.

- Tầng biến chất: Lớp này chứa các tảng đá và khoáng sản, thường nằm dưới tầng hữu cơ.

- Tầng dưới cùng: Là lớp đất nằm ở đáy, thường chứa nước ngầm và các tầng sỏi.

Các thành phần chính của đất bao gồm chất hữu cơ, khoáng sản, nước, không khí, và vi sinh vật.

Bình luận (0)
Miru Tōmorokoshi
Xem chi tiết
ATTP
10 tháng 8 2021 lúc 15:35

a/ cộng tất cả số đo lượng mưa lại 

Bình luận (0)