Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thu Trang Trần
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
22 tháng 8 2016 lúc 14:21

Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống có nghĩa là : lịch sử cho ta biết tất cả những việc sảy ra trong quá khứ , cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào . lịch sử như một người thầy khuyên nhũ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có

Lê Nguyên Hạo
22 tháng 8 2016 lúc 14:22

Lịch sử là một bộ phim mà trong đó mỗi nhân vật đều phải diễn hết mình . 
Là một pho sách quý , là một người thầy tận tâm cho cuộc sống chúng ta . 
Không có lịch sử thì chúng ta không có nguồn gốc , không có cả niềm tự hào .

Nguyễn Thị Thúy
20 tháng 10 2016 lúc 19:59

Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước.Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình , phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ từng thước đất vàng vô giá mà ông cha ta đã tốn biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để lại cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Cấn Thị Vân Anh
5 tháng 5 2022 lúc 21:33

Dàn ý

I. Mở bài: 

- Dẫn dắt

- Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”.

- Rút ra bài học.

~ Tick cko tớ nhé ~
 

Dương Trúc Hạ
Xem chi tiết
nguyễn ánh hằng
2 tháng 3 2019 lúc 20:53

Đối với mỗi người, mẹ luôn là người quan trọng nhất và là người phụ nữ đẹp nhất trên đời. NHư lời Bersot từng nói:" "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Trái tim mẹ là tình thương, bàn tay mẹ là hơi ấm của một đời người.

Trước hết ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. Kì quan là những công trình kiến trúc, những cảnh vật thiên nhiên mang một vẻ đẹp phi thường và hiếm thấy. Trên thế giớ chúng ta có rất nhiều kì quan đẹp như Hạ Long Bay, Kim tự tháp Ai Cập,.. Còn trái tim người mẹ là nơi chan chứa tình cảm dành cho những đứa con thân yêu của mình, là nơi thiêng liêng nhất khó có điều gì có thể sánh kịp. Cả câu nói của Bersot mang tính triết lí cao, ông so sánh trái tim của người mẹ với những kì quan thế giới từ đó ông nhấn mạnh tình cảm, sự cao cả của người mẹ trong cuộc đời này. Sự vĩ đại ấy càng được khẳng định khi tác giả đánh giá "trái tim người mẹ" là nhất.

Vì sao Bersot lại nói vậy? Bởi lẽ người mẹ là người mang lại cho chúng ta sự sống, cho ta được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đối với chúng ta không gì quý báu hơn là được tồn tại, được sống một cuộc đời tươi đẹp. Và hơn hết, để cho ta sự sống, người mẹ đã phải hy sinh, chịu đựng những đau đớn trong 9 tháng 10 ngày cưu mang và che chở khi ta chưa thành hình. Và người mẹ nào cũng yêu thương con mình vô hạn, sự có mặt của con trở thành món quà vô giá của người mẹ. Nhưng có lẽ. Không phải ai cũng hiểu được tình thương của mẹ nên Bersot đã cất lên lời khẳng định về sự vĩ đại và cao cả của "một trái tim" đầy ắp tình thương.

Và nhờ có mẹ, chúng ta được sinh ra rồi được sống trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ. Các bạn biết không, khi đứa con của mình chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, và khi đó người mẹ cảm nhận được hơi thở yếu ớt của đứa con thì tất cả những đau đớn thể xác hóa như không. Đó là sợi dây vô hình được gắn kết bởi lòng yêu thương vô bờ. Tuy tình cảm là vô hình và giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng, tình cảm ấy hóa thành sự bao dung, lòng vị tha mỗi khi chúng ta mắc sai lầm, đi lạc lối. Tình mẹ kéo ta về với những điều lương thiện và cao cả. Đằng sau mỗi thành công của đứa con trên đường đời đều có hình bóng của người mẹ tảo tần, Đất nước ta thời trước dành được độc lập từ trong những trận chiến gian khổ cũng góp một phần của những người mẹ nuôi bộ đội, những người mẹ Việt Nam anh hùng từng vì nghĩa lớn mà hy sinh tình cảm cá nhân để cho những đứa con của mình ra chiến trường mà chằng biết khi nào có thể trở về. Chân dung tảo tần của người mẹ xuất hiện trong những vẫn thơ của Tố Hữu:

"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát"

Vậy mỗi chúng ta phải làm gì? Và có trách nhiệm như nào với những người mẹ của chúng ta. là những đứa con, chúng ta nên biết trân trọng tình cảm ấy của mẹ, giữ gìn tình cảm ấy. Hiếu thuận với mẹ và không làm mẹ buồn và đau khổ vì những lầm lạc của chúng ta trên đường đời. Tuy không ai là hoàn hảo nhưng chúng ta hãy hiểu rằng người mẹ luôn muốn chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp nên vì vậy hãy cố gắng và không để mẹ buồn nhé.

Qua câu nói của Bersot, ta càng hiểu và trân trọng người mẹ của mình hơn. Hãy nhớ rằng tình thương của mẹ là điều thiêng liêng nhất, vô giá nhất mà mỗi chúng ta phải trân trọng và bảo vệ.

Linh Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
lạc lạc
22 tháng 12 2021 lúc 10:13

THAM KHẢO:

Trước khi để người người khác tin mình thì trước hết phải tự tin vào bản thân, nêu không tin vào bản thân mình thì không có ai tin mình. Lừa dối bản thân là lừa dối người khác.

Ng Ngann
22 tháng 12 2021 lúc 10:16

Câu danh ngôn " Phải thành thật với mình,có thế mới không dối trá với người khác" có nghĩa : Mình phải thành thật với chính bản thân mình trước,như thế mới không thể dối trá với người khác.

Câu danh ngôn này cũng có nghĩa là thể hiện tính trung thực với bản thân mình và mọi người.

Tỉ Muội
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
20 tháng 1 2021 lúc 19:32

Lịch sử cho ta biết tất cả những việc xảy ra trong quá khứ, cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào. Lịch sử như một người thầy khuyên nhủ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trong những gì mình đang có.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
ERROR
5 tháng 5 2022 lúc 21:39

1. Mở bài: Giới thiệu câu nói “Học, học nữa, học mãi”

Mẫu: Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là "Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là "Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài: Giải thích câu nói “Học, học nữa, học mãi”

a. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.Học nữa: "học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì "học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

b. Ý nghĩa của việc "Học, học nữa, học mãi”

Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hộiXã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

c. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

d. Nêu những lối học sai lầm

Học tủ, học vẹt,….Học vì lợi íchHọc vì ép buộc

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu nói “Học, học nữa, học mãi”

Mẫu: Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy "Học, học nữa, học mãi”.

Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Huyền
8 tháng 4 2016 lúc 19:52

a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

Lạc Chỉ
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
12 tháng 12 2018 lúc 12:52

ý nghĩa : 

Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ. 

còn viết văn thì bn tự viết nhé ~ 

p/s : ...

•ᗪɾą•《ƒɾεεƒίɾε》
15 tháng 12 2018 lúc 19:39

Giải thích ý nghĩa câu danh ngôn :

           "Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày 19-9-1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong khi Đại đoàn về tiếp quản Thủ Đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác như đã nói lên một trong những quy luật phát triển của đất nước là: “Dựng nước” luôn gắn liền với “Giữ nước”. Có dựng nước mạnh mới giữ được nước bền và ngược lại có giữ vững độc lập tự chủ của đất nước mới xây dựng được xã hội Việt Nam giàu mạnh văn minh.

Nya arigatou~
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
7 tháng 9 2016 lúc 22:27

 Trước khi muốn người khác tin mình thì mình phải tin chính mình đã, mình không tin mình thì ai tin mình?, mình không tin mình là do mình đang lừa dối chính mình, đang không thành thật với chính mình. Mình tự lừa dối bản thân chính là lừa dối người khác.Thành thật với chính mình cũng có nghĩa mình biết rõ mình không nói dối ai hết, đó là ý nghĩa của câu danh ngôn này. 

Đấy là ý kiến của riêng mình,nếu có thiếu gì thì tự bổ xung nha


 

Hưởng Skr
8 tháng 9 2016 lúc 0:20

Trước khi muốn người khác tin mình thì mình phải tin chính mình đã, mik ko tin mình thì ai tin mik? Mik ko tin mình là do mk đang lừa dối chính mk , đang ko thành thật với chính mk. Mình tự lừa dối bản thân chính là lừa dối người khác ngaingungmk nghĩ là thế.......hihi!!!

Hoàng Hà Trang
8 tháng 9 2016 lúc 16:46

Hãy đặt câu hỏi:"Nếu không thành thật được với chính mình thì thành thật được với ai?" 
Trước khi muốn người khác tin mình thì mình phải tin chính mình đã, mình không tin mình thì ai tin mình?, mình không tin mình là do mình đang lừa dối chính mình, đang không thành thật với chính mình. Mình tự lừa dối bản thân chính là lừa dối người khác.

Có lẽ thượng đế xin con người ra có 2 lỗ tai và một cái miệng là muốn con người hãy lắng nghe hơn là phát ngôn. Đối với chính bản thân, những việc ta làm ta đều biết, thử hỏi có khi nào bạn nói dối người khác mà chính bản thân bạn cũng không biết không? Đương nhiên là bản thân bạn biết rõ bạn đang nói dối người khác rồi, thành thật với chính mình cũng có nghĩa mình biết rõ mình không nói dối ai hết, đó là ý nghĩa của câu danh ngôn này. 
Bạn có thể có những suy nghĩ về câu danh ngôn này khác mình bởi văn chương có tính biện luận rất cao, nhưng cho dù bạn có nghĩ khác mình tới đâu thì nó vẫn có ý nghĩa, một mục đích chung cả. 
Chúc bạn luôn luôn "Chân thật với chính mình" 

Học tốt !Lưu Lê Thanh Bình

khanh ngoc
Xem chi tiết
Tầm quan trọng của sức khỏe

+ Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ…

+ Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

+ Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi.

+ Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: Ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục. Bạn đã thấy tầm quan trọng của sức khỏe chưa nào.

+ Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Giải thích câu danh ngôn " Có sức khoẻ thì có 100 điều ước ; người ko có sức khoẻ thì chỉ có một điều ước duy nhất đó là sức khoẻ"

Bài làm:

        "Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe"- câu nói  trên nêu tỏ rõ sự quan trọng lớn lao của sức khỏe trong cuộc đời của chúng ta. Mỗi con người trên thế giới này đều có những thứ quý giá cho riêng mình. Đặc biệt đối với những con người đang trong tình trạng phải đối mặt với tử thần, được sống – đối với họ – đã là điều quý giá nhất. Chắc chắn có rất nhiều người khi được hỏi sẽ nói rằng bạn bè, gia đình, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống ổn định, lương cao… là những thứ quý giá nhất. Nhưng cũng chắc chắn rằng không nhiều người nhận ra được rằng quý giá nhất đối với một người không phải là những thứ ấy, quý giá nhất đối với một người chính là những thứ giúp họ có được bạn bè, gia đình, tình yêu… Đó là sức khỏe.      Sức khỏe là một trạng thái về thể chất của một con người khóe mạnh, không bị đau yếu. Khi có nó, ta không cảm thấy nó là quý giá nhưng khi ta mất nó, tức là khi ta bị bệnh tật dày vò, ta không còn lành mạnh như trước, ta mới nhận thấy một cách thấm thía và đủ đầy rằng sức khỏe còn hơn tiền bạc, danh vọng mà không có thể lực vật chất, tinh thần nào bằng nó được và chỉ khi đó, ta mới hối tiếc rằng tại sao mình lại có thể đánh mất hoặc bằng lí do này, lí do khác một của cái to lớn nhất trên đời. Hãy trông chàng trai trẻ kia bên hàng xóm, thân hình vạm vỡ, thể xác căng tràn nhựa sống, chân tay tưởng chừng như của một lực sĩ sắp ra đấu trường; quả thực là một pho tượng sống. Nhưng sau một thời gian ngắn, mải vui chơi với bạn bè, thức trắng những đêm dài để đắm say theo chén rượu, cuộc bài, chàng trai trở thành một cái xác không hồn, thân hình tiều tụy, mắt hốc hác, chân tay biến đi các bắp thịt tròn mà chỉ còn một lớp da bọc một mớ thịt tong teo. Chàng ta nằm lừ đừ suốt ngày để mà nghiền ngẫm về của cải quý giá của mình vừa đánh mất: sức khỏe. Chàng ta hối tiếc thời kì đẹp đẽ nào mà mình còn là một bức tượng đồng với niềm vui sống lành mạnh vô biên! Và khi ngồi ủ rũ với tâm thần mệt mỏi, với thể xác yếu đuối của minh, chính lúc đó chàng ta mới cảm thấy mình đã quá dại khờ.          Có sức khỏe mới vui sống yêu đời. Có sức khỏe mới có thể náu sử sôi kinh, mới có thể thức khuya dậy sớm, cuốc bẫm cày sâu, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để cày cấy, trồng lúa trồng ngô khoai sắn đậu… mới được ăn no mặc ấm. Những công việc nặng nhọc như đào đất cất gỗ, bơi lội chèo thuyền… đều cần có sức khỏe. Muốn trở thành người lính vận động viên thể thao, muốn trở thành phi công nhà thám hiểm leo núi… thì cần có đầu tiên là sức khỏe.      Sức khỏe thật vô cùng quan trọng. Vì thế có người đã nói:"Sức khỏe là mẹ hạnh phúc","Có sức mạnh như mọc cánh bay xa".tục ngữ có câu:"Chẳng ốm chẳng đau làm giàu mấy chốc".Còn có câu:"Ăn được ngủ được là tiênKhông ăn không ngủ lo phiền quanh năm",                "Ăn được ngủ được là tiên          Không ăn không ngủ vứt tiền đi tong"     Giàu có nhà cao cửa rộng, vàng bạc đầy kho mà ốm đau bệnh tật quanh năm thì làm sao có hạnh phúc? Chức trọng quyền cao có kẻ hầu người hạ, mà ốm đau quoặt quẹo thì cũng không có hạnh phúc!                  "Sức khỏe là của trời choBạc vàng châu báu một kho chất đầy"(Ca dao)Khi đau yếu, cuộc sống sẽ đen tối và buồn nản, một công việc dù nhẹ nhàng đến đâu đối với ta cũng trở nên khó khăn, đầy mệt nhọc. Có điều mỉa mai hơn nữa, là khi mình còn có sức khỏe, mình không cảm thấy nó quý giá và khi đánh mất nó, mới tiếc nhớ nhưng đã muộn màng rồi!

Lời nói trên không chút nào văn hoa, bóng bẩy mà chứa đầy một sự thật hiển nhiên.

Đốì với mọi người sống trong xã hội hiện tại, thì giờ là vàng bạc, tốc độ là quyết định, sức mạnh vật chất giúp chúng ta có một cuộc sống sung túc hơn và giúp ta vượt qua những sương gió, nắng mưa, đầy bất trắc của cuộc đời, những tai ương có thể xảy đến bất thình lình cho bất cứ một ai. Sự nghèo khổ do thiên tai, hạn hán, lụt lội là những bất ngờ trong đời sống. Có sức khỏe ta sẽ đối phó đầy hiệu quả với những khó khăn đó.

Ta hãy xem một người luôn luôn vui vẻ, lịch thiệp, ưa kết giao với mọi người dễ gây cảm tình với tất cả chỉ vì họ tràn đầy sức khỏe và tự tin.

Về phương diện tinh thần và đạo đức, người có sức khỏe có thể có nhiều thuận lợi quyết định sự thành công của mọi việc. Trí thông minh của họ dễ dàng phát triển, trí óc sáng suốt thêm, sự suy luận mau lẹ và đúng đắn.

Tây phương có câu: “Khi thận hình ta.yếu đuối, thì nó điều khiển ta nhưng khi ta khỏe mạnh, nó sẵn sàng vâng lời ta”.

Tâm hồn của một con người tráng kiện trở nên cao thượng vì ta sẵn sàng tiêu diệt những tư tưởng đen tối, những ác ý. Lòng yêu thương đồng loại, khả năng lương thiện sẽ phát triển đủ đầy. Bao nhiêu đức tính, tưởng chừng không có gì tương quan với sức lực thể chất của ta nhưng phân tích kĩ, chúng ta thấy kết quả tất nhiên của một sức mạnh tốt đẹp. Chẳng thế mà người ta đã nói: “Một tâm hồn lành mạnh trong một thể chất tráng kiện” đó sao. Sức khỏe làm phát sinh ớ ta chí khí hào hùng, sự tự tin, sự can trường, lòng dũng khí, hăng say làm việc và chiến đấu.

Đúng vậy, lúc ta còn có sức khỏe tràn đầy, ta không thấy rõ tác dụng của nó và ta dễ dàng phung phí, như tiền bạc cầm trên tay. Thức trọn đêm, vui chơi với bạn bè, mải mê ăn nhậu chơi bời từ ngày này sang ngày khác có biết đâu rằng sau cuộc vui chơi vô bổ ấy, là một sự trống rỗng của tâm hồn. Thể xác giày vò, thân hình tiều tụy, đầu óc lừ đừ, tối tăm. Ta vẫn nghe nhiều người than thở: “Nay tôi đau yếu tôi mới biết rằng trước kia, khi mình có đủ sức khỏe là một niềm hạnh phúc vô biên!" Và rồi họ thèm: “Thực không làm sao tìm lại được sự mạnh mẽ vui sống thuở trước!”.

 Thế gian này, quý nhất chính là con người chúng ta. Một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn không bệnh tật chính là chân hạnh phúc, là khởi nguồn của mọi thứ tốt đẹp. Có sức khỏe, bạn sẽ có cả ngàn ước muốn. Không có sức khỏe, bạn sẽ chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là sức khỏe. Khi bạn khỏe mạnh bình thường, cụm từ “quan tâm đến sức khỏe” sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng khi bạn lâm bệnh, lúc này bạn sẽ nhận ra, sức khỏe là quý nhất. Chính vì vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của một con người, là của cải quý nhất trên đời đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta cần coi trọng và giữ gìn nó.