Những câu hỏi liên quan
Tú Linh
Xem chi tiết
Minh Thư
20 tháng 11 2016 lúc 10:41

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (13)
Phương Thảo
20 tháng 11 2016 lúc 13:43

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3.

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
Bình luận (10)
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:59
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.4. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn
Bình luận (4)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 3 2018 lúc 16:19

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

Bình luận (38)
Edogawa Conan
20 tháng 11 2016 lúc 16:36

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Bình luận (3)
Lương Quang Trung
16 tháng 11 2018 lúc 19:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng. - Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. - Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo). Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. 3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà. 5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt: - Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu. - Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả. - Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. 4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Bình luận (0)
Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 7 2021 lúc 15:47

a, Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

b, Kỉ niệm về khói bếp, về những câu chuyện ngày xưa ở Huế, bà dạy làm, bà chăm cháu học...

c, Vì cháu luôn nhớ đến bà, luôn nhớ đến bếp lửa và những kỉ niệm bên bà. Sống mũi còn cay ở đây còn có thể hiểu là cháu xúc động đến mức khóc

d, Đó là bài thơ ''Khi con tu hú'' của tác giả Tố Hữu. 

Tham khảo nha em:

Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:

    + Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.

    + Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
13 tháng 12 2016 lúc 20:08

1b)

ND:

- Bài thơ thể hiện quan niệm một đàtình bạn đậm đà thắm thiết vượt lên trên những vật chất tầm thường tri âm, tri kỉ tuy một mà hai tuy hai mà một

NT:

- Sáng tạo trong việc xây dựng tình huống

-Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

Bình luận (0)
Musa Fairy Of Music
13 tháng 12 2016 lúc 20:01

1.

Nội dung: Tả cảnh QĐN hoang sơ, thấp thoáng, vắng vẻ thiếu sự sống của con người chỉ có một vài chú tiều lom khom kiếm cúi, mấy ngôi nhà chợ lắc đắc bên sông. Và tâm trạng nhớ quê hương, đất nước da diết, sâu nặng của người lữ khách xa quê cô đơn không ai chia sẻ

Nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện thể thơ Đươmgf

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc dùng từ láy

-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả

Bình luận (2)
Nguyễn Quỳnh Như
22 tháng 12 2016 lúc 19:34

nội dung;-cảnh đèo ngang;đẹp,hoang sơ,gợi buồn

-tâm trạng;hoài cổ nhớ nước ,thương nhà da diết,buồn ,cô đơn

nghệ thuật;-nhân hóa ,đảo ngữ ,điệp ngữ ,chơi chữ

-miêu tả kết hợp biểu cảm

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Dần
Xem chi tiết
thân thị huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 11 2016 lúc 20:09

Xuân Quỳnh không phải là tác giả xa lạ với các bạn đọc. Tuy nhiên, Tiếng gà trưa không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều. Nhưng, với tư cách là đứa con tinh thần của một chủ thể sáng tạo giàu cá tính, Tiếng gà trưa mang chứa những nét riêng đáng yêu.

Tiếng gà trưa là bài thơ lôi cuốn từ khổ đầu, đọc tiếp thấy thú vị và đến đoạn kết thì nhuần thấm vào tâm trí người đọc - nhất là người đọc tuổi hồn nhiên. Phần chủ yếu của bài thơ là dòng hoài niệm. Trong dòng cảm xúc ấy hiện lên hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đẹp người đọc cảm nhận được tình bà cháu gần gũi, yêu thương, ấm áp. Đã có không ít người đọc thể hiện cảm nhận, ấn tượng sâu sắc về những tình cảm thiêng liêng từ dòng hoài niệm đó. Nhưng, Tiếng gà trưa không chỉ là hoài niệm. Trong vẻ hoài niệm hết sức hồn nhiên, Tiếng gà trưa có mạch ngầm suy tưởng.

Tiếng gà trưa là một dòng hoài niệm sâu sắc và chính dòng hoài niệm ấy làm dạt dào thêm cho khát vọng chiến đấu. Vào cách bố cục, cách phân đoạn ta thấy bài thơ được chia làm hai phần rõ rệt. Sáu khổ thơ đầu là dòng hồi tưởng tự nhiên từ hiện tại nhớ về quá khứ. Hai khổ thơ cuối là chiêm nghiệm, suy ngẫm rút ra từ quá khứ sâu sắc thức dậy rất mãnh liệt ở trên. Tiếng gà rộn lên trong nắng trưa được cảm nhận bằng thính giác, bằng thị giác, xúc giác và đến cả linh giác. Kỷ niệm sống dậy, lòng trí lại tưởng nhớ, suy tư. Như vậy, mặc dù cảm xúc bao trùm lên tất cả nhưng suy tưởng vẫn chảy một mạch ngầm, và nếu không có mạch suy tưởng ấy thì dòng hoài niệm kia thật khó có thể hồn nhiên xanh đến thế!

Hai khổ thơ cuối. Sau rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ được gọi về, nhân vật trữ tình chiêm nghiệm:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Hạnh phúc tuổi ấu thơ trong tình thương yêu bao la của người bà gắn với hình ảnh ổ trứng hồng không thể nào kể hết. Tất cả khắc in đậm nét trong lòng cô bé ngay từ tuổi dại thơ hồn nhiên. Hạnh phúc ngập tràn đến mức Giấc ngủ hồng sắc trứng. Không có những niềm hạnh phúc ngập tràn ấy chắc chắn cái âm thanh Cục… cục tác cục ta hết sức bình thường chẳng thể làm xao động tâm hồn người chiến sĩ. Chiêm nghiệm đó thúc đẩy chủ thể trữ tình bộc bạch suy tưởng về mục đích chiến đấu:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Người chiến sĩ xao động vì tiếng gà, nhận ra ý nghĩa lớn lao của âm thanh ấy đối với cuộc đời mình, chợt liên tưởng đến lý tưởng cao cả mà mình đang theo đuổi và nhận ra giữa những điều đó là một mối keo sơn gắn bó. Mục đích chiến đấu được nhấn mạnh nhờ điệp từ vì. Phép liệt kê từ khái quát đến cụ thể giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Những thủ pháp nghệ thuật đó không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước. Khổ thơ này khiến ta nhớ ngay đến mấy câu văn của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nếu thử minh hoạ bằng một hình xoáy trôn ốc dựa trên sự vận động của hệ thống hình ảnh mà hai tác giả sử dụng ta sẽ dễ dàng thấy được trình tự diễn tả của Ê-ren-bua và Xuân Quỳnh ngược nhau. Ê-ren-bua diễn tả từ cụ thể đến khái quát, Xuân Quỳnh bộc lộ từ khái quát đến cụ thể. Nhưng cả hai đều có một điểm xuất phát chung, thể hiện sự gặp gỡ ý tưởng như một quy luật tất yếu muôn đời của lòng yêu nước. Tình yêu ấy là thiêng liêng, cao đẹp nhưng lại xuất phát từ những gì bình dị, nhỏ bé, đời thường. Rõ ràng lý tưởng chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc không phải là một khẩu hiệu chung chung, mòn sáo. Ai cũng có kỷ niệm, có người thân, có quê hương…- những điều tưởng rất riêng tư, bé nhỏ nhưng lại vô cùng gắn bó với đất nước rộng lớn. Chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Rất cụ thể, cảm động! Thể hiện lòng yêu nước, Xuân Quỳnh viết thật tự nhiên. Nhấn mạnh cái bình thường của cuộc sống trong hoàn cảnh chiến đấu, Tiếng gà trưa là hình ảnh của sự sống, một sự sống sâu sắc, bền chắc. Không có đoạn suy tưởng này, mạch cảm xúc của bài thơ không hoàn thiện, cảm hứng yêu nước của bài thơ không được cất cánh. Và nếu thế, nó đã bị lãng quên!
3. Trong dàn đồng ca đầu mùa đánh Mỹ, thơ Xuân Quỳnh nghiêng về khai thác những cảm xúc riêng tư, từ cảm xúc riêng ấy lại cất lên những giai điệu hoà cùng thời đại. Đọc thơ Xuân Quỳnh, không riêng bài Tiếng gà trưa, không nên bỏ qua những hiểu biết về tiểu sử của tác giả. Mồ côi mẹ, sống với bà suốt những năm thơ ấu, chính từ hoàn cảnh riêng tư ấy mà tình bà cháu ở đây chân thực, cảm động đến vậy. Sách Ngữ văn 7 nói Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước (Tập1, trang 151). Rất chính xác. Điều đó được thể hiện trong thơ và cả trong đời.
Sự thống nhất đời và thơ ấy (dĩ nhiên là không đồng nhất) là một cơ sở giúp ta xác định và gọi tên chủ thể trữ tình. Nên chăng ở bài thơ này ta không xác định cụ thể nhân vật trữ tình là nam haynữ chiến sĩ? Nhiều giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, kỷ niệm của anh chiến sĩtrong bài thơ… Như thế có thoả đáng? Tôi nghĩ là không. Xác định nhân vật trữ tình phải căn cứ vào nội dung cảm xúc của bài thơ. Nhân vật trữ tình là Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả. (…) là con người đồng dạng của tác giả (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2004). Nếu xác định, gọi tên hình tượng nhân vật trữ tình ở bài thơ này làanh chiến sĩ, chúng ta sẽ lí giải thế nào về những chi tiết rất nữ tính này: Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng và Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt…?! Còn gọi là nữ chiến sĩ? Có lẽ không cần thiết phải cụ thể quá như thế. Mặc dù, trong thời chiến, ai cũng có thể là chiến sĩ, không phân biệt già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, các lĩnh vực hoạt động… Cảm xúc trong thơ là cảm xúc điển hình. Dù là nỗi lòng riêng tư của ai, nếu tâm trạng ấy gợi được đồng cảm thì đều có giá trị phổ quát. Người chiến sĩ trong Tiếng gà trưalà hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Và, những ai biết trân trọng quá khứ tuổi thơ, mang nặng nghĩa tình với gia đình xóm mạc, mỗi lần hồi nhớ quá khứ lại như được tiếp thêm sức mạnh phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp thì đều có thể gặp hình bóng của mình trong thi phẩm Tiếng gà trưa. Vì thế, tôi nghĩ không nên gọi nhân vật trữ tình ở đây là nữ chiến sĩ hay anh chiến sĩ mà hãy gọi bằng một từ có ý nghĩa khái quát hơn: người chiến sĩ. Kỷ niệm riêng tư của Xuân Quỳnh đã hoà điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ đã thống nhất cùng cái ta dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao. Không nên vì việc xác định, gọi tên nhân vật trữ tình thiếu chính xác mà vô hình trung thu hẹp ý nghĩa của tác phẩm.

Bình luận (0)
Lê Ánh
17 tháng 11 2016 lúc 18:03

Bức tranh gà được vẽ lên thật sống động với những màu sắc ấm áp, rực rỡ như trắng, vàng, hồng. Em tưởng như mình trôi ngược dòng thời gian, thấy hai bà cháu đang hạnh phúc đếm từng chú gà chạy lon ton trên sân. Tiếng gà trưa cuốn dòng cảm xúc của người chiến sĩ về với người bà thân yêu. Vang vọng trong tâm hồn người lính trẻ là tiếng mắng yêu ăm ắp tình thương của bà khi mình xem trộm gà đẻ trứng. Bà luôn quan tâm, chăm lo cho cháu. Đến cả lời mắng bà cũng chỉ là tiếng yêu thương, là sự lo lắng của bà. Nhưng hơn tất cả, đã in đậm trong lòng người cháu là hình ảnh tay bà khum khum soi trứng. Bà nâng niu, dành dụm từng quả trứng hồng như thứ báu vật cô cùng quan trọng. Những ngày đông giá rét, bà “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối”. Tất cả sự dành dụm, chắt chiu của bà là để cho cháu niêm vui ngày Tết.Thật tự hào và đáng khâm phục làm sao, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay nói chung và nổi bật ở đây là hình ảnh người bà chịu thương, chịu khó, ham công tiếc việc để lo cho hạnh phúc gia đình. Sự mừng vui vỡ òa, sung sướng của người cháu khi được món quà Tết từ tay bà

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.

Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 8 2018 lúc 3:31

- Đúng

- Bà là một phần của tuổi thơ cháu. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những “cái cò” lặn lội trong cuộc đời

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Công Tử
9 tháng 12 2016 lúc 19:51

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

Bình luận (0)
nguyen thuy an
21 tháng 12 2016 lúc 11:38

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

Bình luận (0)
Chu Phương Uyên
23 tháng 12 2016 lúc 19:59

oho

Bình luận (0)